Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Khi cơn đau tim xẩy ra....có thể làm gì khi mà cấp cứu chưa tới?



1- Làm gì để sống sót nếu cơn đau tim đến khi bạn chỉ có một mình? 


Nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch vẫn xếp hàng đầu. Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy 80% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim đều là khi người bệnh đang ở một mình. Thông tin sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết được dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và những gì CẦN PHẢI làm để sống sót qua giây phút nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim

Phân biệt giữa nhồi máu cơ tim, ngừng tim và rối loạn nhịp tim là điều quan trọng. Trong ngừng tim, có sự ngừng tuần hoàn đột ngột do tim không thể co bóp. Ngừng tim là khác với (nhưng có thể là do) nhồi máu cơ tim. Đó là tình trạng thiếu máu tới cơ tim. Rối loạn nhịp tim chủ yếu là do vấn đề điện tim, đôi khi có thể được điều trị bằng điện giải.


Cơn nhồi máu cơ tim (cơn đau tim) xảy ra khi động mạch tim bị tắc dần dần dẫn đến hoại tử mô tim. Điều này dẫn đến cơn đau thắt ngực và lan ra cánh tay, lên hàm, và cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để giải quyết sự bít tắc bằng cách phẫu thuật cấp cứu hoặc thuốc tiêu cục máu đông. Một số triệu chứng có thể khởi phát chậm, cho phép bạn có thời gian gọi người giúp đỡ. Tuy nhiên có không ít trường hợp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, việc kịp thời phản ứng để vượt qua giây phút nguy hiểm đó vô cùng quan trọng.

Kỹ thuật giúp bệnh nhân sống sót qua cơn đau tim

Lưu ý: Chỉ áp dụng cách sau đây khi chắc chắn không có sự giúp đỡ nào khác.
  • Bắt đầu ho mạnh ngay lập tức,
  • Hít sâu và ho mạnh mỗi hai giây,
  • Ho liên tục và mạnh,
  • Hít thở sâu trước mỗi lần ho,
  • Ho phải sâu và dài,
Tạo áp lực lên tim bằng cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường. Thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn.
Trong lúc ấy, hãy gọi giúp đỡ.
Tiếp tục ho trong lúc gọi điện thoại.

Tất nhiên, cách tốt nhất để tăng khả năng sống sót trước cơn nhồi máu cơ tim là phòng tránh ngay từ ban đầu. Việc đạt được và duy trì sức khỏe tim mạch là điều cần thiết, bằng cách tích cực vận động, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol, cân nặng tốt, và không hút thuốc.


2- Cứu bệnh nhân đau tim ...bẳng cách vỗ mạnh mặt trong khuỷu tay

Tại một tiệc cưới năm 2011, một cụ ông đang ngồi bỗng nhiên thở ngắt quãng và ngất xỉu. Nhìn ông có vẻ bị lên cơn đau tim. Có ai đó đã gọi xe cứu thương. Bỗng nhiên có một người tới xắn tay áo ông cụ lên và bắt đầu vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay của cụ (khoảng hõm dưới bắp tay). Người đó cũng yêu cầu người thân của ông cụ vỗ mạnh vào khuỷu của cánh tay còn lại. Sau vài lần vỗ mạnh, cụ ông đã bắt đầu có phản ứng. Ông đã thoát khỏi cơn nguy kịch.


Y học cổ truyền tin rằng “Khí hàn gây huyết ứ, máu lưu thông kém”. Sự hình thành và loại bỏ cục máu đông diễn ra giống như của dầu đậu phộng: dầu kết lại khi nhiệt độ thấp và tan chảy trở lại khi nhiệt độ tăng. Các dòng năng lượng của tim và màng tim (Kinh Thủ Thiếu Âm) tại khuỷu tay nối thẳng đến tim. Khi bạn vỗ mạnh hai đường kinh này ở hai bên cánh tay, “sự lưu thông của khí (năng lượng)” được thúc đẩy, vậy là máu được lưu thông. Điều này giúp người bệnh ấm lên và đổ mồ hôi. “Khí dương” gia tăng giúp loại bỏ huyết khối và thông thoáng các mạch máu.
KinhTambao [1]
Hàng ngày vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm huyết áp.

Những vết thâm trên cánh tay sau khi bị vỗ mạnh lại có thể giúp chẩn đoán xem người đó có vấn đề về tim không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn việc dùng thiết bị y học hiện đại. Sau khi vỗ, nếu có vết thâm tím xuất hiện trên ở khuỷu tay, bạn nên tiếp tục vỗ cho tới khi vết bầm chuyển sang màu đỏ. Bất kỳ một vấn đề tim mạch nào cũng sẽ thuyên giảm, thậm chí là loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “trị tận gốc”.

(theo dai ky nguyen)