Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Bệnh tiểu đường: một dịch bệnh "thầm lặng"

 
Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) số người  bị bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên tới 422 triệu vào năm 2014. Tổ chức này ước lượng rằng 90 phần trăm số người bị tiểu đường trên thế giới mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes)
Những người bị tiểu đường đều hoặc thiếu hoàn toàn insulin ( bệnh tiểu đường loại 1) hoặc có  quá ít insulin hay không thể sử dụng insulin một cách hữu hiệu ( bệnh tiểu đường loại 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 là gì?
Tuyến tụy (pancreas) sản xuất ra một hormon gọi là insulin, homon này giúp các tế bào biển đổi glucoz trong các thực phẩm bạn ăn ra thành năng lượng.Những người bị tiểu đường loại 2 có sản xuất ra insulin nhưng các tế bào của họ không có khả năng sử dụng insulin một cách hữu hiệu. Điều này gọi là đề kháng insulin (insulin resistance) tức là các tế bào trở thành đề kháng với tác động của insulin. Lúc đầu tuyến tụy còn sản xuất thêm insulin nhưng với thời gian  số insulin sản xuất thêm cũng không đủ đề khắc phục sự đề kháng. Do đó đường sẽ tích lũy trong dòng máu thay vì giúp các tế bào sử dụng  đường để tạo năng lượng
Trong bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể rán sức chuyển hóa carbohidrat trong thực phẩm ra thành năng lượng trong khi ở những người khỏe mạnh insulin giúp chuyển thực phẩm ra thành năng lượng. Với thời gian người bị tiểu đường có thễ có rủi  ro bị các bệnh nghiêm trọng như  bệnh tim mạch, mù mắt và tổn thương thần kinh và các bộ phận trong người.
Các triệu chứng
Bệnh tiều đường loại 2 có thể tấn công con người ở bất cứ tuổi nào, nhưng rủi ro càng cao nếu càng lớn tuổi. Một phần ba những người bị tiểu đưởng không biết mình bị  bệnh này vì bệnh tiểu đường không có triệu chứng gì hoặc các triệu chứng rất nhẹ không thể nhận ra được. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường gồm có:
Khát nước (Increased thirst)
Mồm khô (Dry mouth)
Đi tiểu thường xuyên (Frequent urination)
Nước tiểu có Ketone (Presence of ketones in the urine)
Mệt mỏi (Fatigue)
Cáu gắt (Irritability)
Nhức đầu (Headaches)
Chóng đói (Increased hunger)
Mắt mờ (Blurred vision)
Vết thượng chậm lành (Slow-healing sores)
Nhiễm khuẩn thường xuyên(Frequent infections)
Nhiểm trùng nấm men thường xuyên (Frequent yeast infections).
Nhiểm trùng đưởng tiết niệu tái phát (Recurring urinary tract infections)
Ngứa da (Itchy skin)
Giảm cân bất thường (Unusual weight loss)
Liệt dương (Impotency)
Ai có rủi ro bị tiểu đường?
Đôi khi khó có thể giải thích tại sao một số người bị bệnh tiểu đường mặc dầu họ không có những yếu tố rủi ro điển hình. Tuy nhiên, có một số những bệnh hoặc thói quen liên hệ tới lối sống có thể có trách nhiệm bao gồm:
Hút huốc (Smoking)
Quá mập, nhất là ở vùng thắt lưng (Being overweight, more so at the waist)
Lối sống ít vận động (Sedentary lifestyle)
Ăn quá nhiều đường/đồ ngọt, thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa nhiếu chất béo (Eating excessive sugars/sweets,red meat and high-fat dairy products)
Mức cholesterol và triglyceride không lành mạnh (Unhealthy cholesterol and triglyceride levels)  
Các yếu tố trên chủ yếu nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng có một số yếu tố ở ngoài sự kiểm soát của chúng ta như sắc tốc ( Người Mỹ bản xứ, người Á châu, người Mễ và người Mỹ gốc Phi châu dễ bị bệnh này hơn) 
Nếu bệnh tiểu đường có trong gen của bạn và bạn có bố mẹ hoặc anh em bị tiểu đường thì bạn có rủi ro cao cũng bị tiểu đường. Các phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa u nang hoặc sanh con nặng hơn 9 pound và các phụ nữ mang thai  có bệnh tiểu đường do thai nghén thì  sẽ sanh ra con có rủi ro cao bi mập phì và bị tiểu đường loại 2 vể sau này. Rủi ro bị tiễu đường loại 2 tăng theo tuổi
Chẩn đoán ra sao?
Thử máu cho biết mức đường-huyết ; cũng có những thử nghiệm xác định mức đường-huyết trung bình trong vòng vài tháng gần nhất
Làm sao quản lý bệnh?
Nếu bạn quá mập thì mục tiêu trước tiên là phải giảm cân nặng dư thừa qua thể dục và qua  sự thay đổi chế độ ăn uống. Theo dõi số lượng chất béo, carbs và protein dung nạp
Tập thể dục đều đăn và đi bộ đường trường . Tránh lối sống ít vận động(sedentary life)
Tâp yoga và thiền. Giải tỏa stress
Uống /chích thuốc theo đúng giờ như chỉ dịnh
Theo dõi mức đường huyết đều đặn. Hiện nay có nhiều dụng cụ đo đường huyết tại nhà rất đơn giản
Biến chứng
Với thời gian, nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát thì có rủi ro sinh ra những biến chứng quan trọng như
Bệnh tim mạch (Cardiovascular disease)
Bệnh thận mạn tính (Chronic kidney disease)
Mù (Blindness)
Đau thần kinh (Nerve pain )
Nhồi máu cơ tim (Heart Attack)
Chấn thương/Vết thương ở bàn chân không lành có thễ dẫn đến việc cưa cắt bàn chân (Injuries/ wounds on the foot which do not heal may in extreme cases require amputation of the foot).
Bệnh nướu và các vấn đề về răng (Gum Disease and tooth problems due to excess plaque build up)
Phòng ngừa hơn chữa bệnh
Phòng ngừa bệnh tiểu đường loai 2 tùy thuộc hoàn toàn vào cuộc sống lành mạnh. Khác với bệnh tiểu đưởng loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 có thể ngăn ngừa được nhở vào những thay đổi về lối sống. Bạn hãy thực hiện các điều sau đây
-Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tham gia các hoạt động thể lực trong ngày. Nói tóm lại tránh lối sống ít vận động. Theo WHO thì Chương trình Phòng ngừa Bệnh Tiểu đường đã phát hiện là giảm cân và gia tăng hoat đông thễ lực giảm được 58 phẩn trăm sự phát triển của bệnh tiễu đường loại 2 trong một thởi gian nghiên cứu 3 năm. Độ giảm này lên tới 71 phần trăm ở những người lớn tuổi  ( 60 tuối hay hơn)
- Theo dõi chế độ ăn uống và thân trọng. Ăn uống lành mạnh
- Bỏ hút thuốc
Theo ước tính tới năm 2035 có thể sẽ có hơn 600 triệu người phải sống chung với bệnh tiểu đường loại 2. Tới lúc đó bệnh tiểu đường sẽ trở thành một  dịch bệnh "thầm lặng" (silent epidemic). Đứng trước nguy cơ này chắc chắn  im lặng không phải là vàng!
Type 2 Diabetes - The Rising Silent Epidemic.-Anjana Rajguru- 9/20/2016
--------------------------------------------------
Các tài liệu tham khảo thêm
Tổng quát
Triệu chúng
Chữa trị
Quản lý
Biến chứng
Phòng chống