Tôi thường
quen dùng acetaminophen ( thông thường được gọi dưới tên thượng hiệu là
Tylenol) mỗi khi nhức đầu hoặc đau cơ bắp, chủ yếu là vì ở nhà đã quen dùng từ
nhỏ. Tôi đã không nghĩ tới nhiều về việc liệu thuốc này có hiệu nghiệm nhiều
hơn hay ít hơn bất cứ loại thuốc giảm đau bán tự do nào khác hay không, và tôi
cho rằng điều này cũng đúng cho nhiều người. Dù sao acetaminophen cũng là thuốc
giảm đau bán tự do thông dụng nhất
trên toàn cầu
Vì vậy tôi đã rất
ngạc nhiên khi phát hiện là có một khoảng trống lớn giữa những gì các nhà khảo
cứu cũng như công chúng nghĩ vể thuốc này. Nói rõ hơn, mỗi nhà khào cứu mà tôi
tiếp xúc vể thuốc này đều nói tượng tự như điều mà Andrew Moore--môt nhà khảo cứu về đau tại Đai học Oxford-- đã nói
với tôi " Tylenol thật sự không có tốt như vậy cho chứng đau đâu."
Hay đúng hơn ông ta đã nói " Tôi không tưởng tượng nổi tại sao mọi người
đều dùng acetaminophen"
Giáo sư Moore đã thực hiện một số
đánh giá có hệ thống (systematic reviews) về các thuốc giảm đau bán tự do và đã
tìm kiểm tất cả các chứng cớ có thể giúp xác định xem thuốc nào tốt nhất cho những
vấn đề nào. Tôi đã yêu cầu giáo sư Moore
miêu tả tỉ
lệ thành công tổng thể của ba loai thuốc giảm đau thông thường nhất:
acetaminophen (như Tylenol), ibuprofen (như Advil) và aspirin
Giống như tất
cả các nhà tư tưởng y học làm việc trên
bằng chứng (evidence-based medicine thinkr), giáo sư Moore đã cho tôi một lời
giải đáp rất thực tế " Nếu nói về aspirin liều lượng từ 500 tới 1,000mg
hay hai viên thì 30 phần trăm những người sử dụng nó sẽ bớt đau cấp tính (acute
pain). Đối với acetaminophen liểu lượng từ 500 tới 1,000mg thì 40 phần trăm sẽ
bớt đau. Còn về ibuprofen với công thức bình thường khoảng 400mg hoặc hai viên
thì khoảng 50 phần trăm thấy giảm đau
Trên đây, giáo
sư Moore đã đề
cập tới đau cấp tính (acute pain) xẩy ra sau một sự cố cụ thể như giải phẩu, đứt da thịt hoặc phỏng da, nhưng thông điệp của ông rất đơn giản" ibuprofen dường như tốt nhất, kế đến là
acetaminophen và sau cùng là aspirin".
Còn về đau mạn tính (đau liên
tục)--như đau lưng dưới chẳng hạn hoặc viêm khớp
thoái hóa (degenerative arthriris) thông thường xẩy ra cho tuổi già thì
ibuprofen vẫn tốt acetaminophen. Một duyệt xét có hệ thống vào năm 2015 các
bằng chứng có giá trị cao--và đã được đăng tải trên BMJ-- cho thấy là
acetaminophen dường như không giúp được nhiều cho hầu hết những người bị đau
lưng dưới mạn tính (chronic back pain) mà chỉ giảm đau đôi chút cho những người
bị viêm xượng-khớp (osteoarthritis) Các nhà khảo cứu đã viết " Chúng tôi
đã nhận thấy là acetaminophen không hiệu nghiệm cho đau lưng dưới trong tức
thời và trong ngắn hạn và về mặt lâm sàng không hơn gì placebo (thuốc giả) cho
cả đau và hậu quả khuyết tật của viêm xượng-khớp
Một giới hạn
của nghiên cứu này là các bằng chứng về acetaminophen chủ yếu chỉ liên quan tới đau lưng dưới cấp tính, (acute
low back pain) nhưng theo như giáo sư Phillip Conaghan giải thích thì " Có
rất ít dữ liệu dài hạn về đau lưng dưới mạn tính và nếu một thuốc không có tác
dụng cho vấn đề cấp tính thì dường như cũng sẽ không có tác dụng gì với giai đoạn
mạn tính--tuy rằng đau lưng thậm chí còn phức tạp hơn đau viêm xượng-khớp"
Ngoài ra
nghiên cứu trên còn ghi nhận là acetaminophen" gần như có ảnh hưởng bất bình
thường lên chức năng gan gấp bốn lần so với ảnh hưởng lên những người uống
placebo"
Những nghiên
cứu khác về đau đầu gối cũng cho kết luận tượng tự " Acetaminophen không
tốt bằng ibuprofen, và liên kết với suất cao về các vấn đề của gan (nên biết là
ibuprofen cũng có tiềm năng gây tác dụng phụ như nói ở dưới đây)
Thế còn đối
với việc thỉnh thoảng nhức đầu thỉ sao? Thuốc nào
có hiệu nghiệm nhất?
Đây lại là một
lãnh vực nghiên cứu hấp dẩn khác. Giáo sư Moore
đã tìm kiếm tất cả các bẳng chứng liên quan tới "nhức đầu căng thẳng không
thường xuyên" (infrequent tension headache) và thấy rẳng "nghiên cứu
rất ít ỏi và không cho kết quả gì đáng kể". Sỡ dĩ các kết quả nghiên cứu
không được khả quan, một phần là vì có quá ít người tham gia và phần khác là
nhiều người tham gia thật ra bị nhức đầu mạn tính (chứ không phải loại nhức đầu đươc nghiên cứu)
Giáo sư Moore nhận xét là nếu nhìn
vào các dữ liệu thì hảy uống một viên ibuprofen. Acetaminophen không
phải là một thuốc giảm đau cực tốt, mà chỉ là thường được nghĩ tới vì được cho
là an toàn
Và đây chính
là lúc mà mọi sự trở thành lý thú hơn: Liệu acetaminophen thật sự có an toàn như chúng ta tưởng
hay không?
Giáo sư Conaghan --người đã chuyên tâm nghiên
cứu về các sự bất lợi liên quan tới thuốc thông dụng này -- giải thích như
sau:' Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng acetaminophen là an toàn, nhưng ngày càng có
nhiều chỉ dấu về nhựng tai nạn quá liều lượng xẩy ra cho những người sữ dụng
đều đăn thuốc này để trị đau mạn tính cũng như về môt số ngộ độc gan"
Trong thời
gian từ 1998 tới 2003, acetaminophen là nguyên
nhân hàng đầu cũa suy gan cấp tính tại
Hoa kỳ. Cũng có cả trăm ca tử vong
mỗi năm liên quan tới thuốc này--tuy nhiên cần ghi nhận là có cả nhiều triệu
người người uống acetaminophen nên có thể nói những tác dụng phụ chết người như
vậy là hiếm ( đặc biệt nếu thỉnh thoảng bạn chĩ uống một liều lượng nhỏ). Mặc
dầu vậy, vì lợi ích giảm đau không nhiều của thuốc nên không đáng cho bạn phải chấp
nhận rủi ro này
Giáo sư
Conaghan cho biết thêm " Bạn đừng cho là chỉ vì thuốc được bán tư do là an
toàn đâu." (Và ông khuyên mọi ngưởi
hãy gặp bác sĩ nếu dự tính uống bất cứ thuốc giảm đau nào quá một vài
ngày--nhất là khi đang uống những thuốc khác)
Giáo sư Kay Brune --chuyên về dược học và độc học tại Đai học Friedrich-Alexander University, Đức-- còn phát biểu rỏ ràng ý kiến của mình hơn về acetaminophen " Đây là một thuốc cổ xưa, lỗi thời và cuối cùng cần phải loại bỏ"
Giáo sư Kay Brune --chuyên về dược học và độc học tại Đai học Friedrich-Alexander University, Đức-- còn phát biểu rỏ ràng ý kiến của mình hơn về acetaminophen " Đây là một thuốc cổ xưa, lỗi thời và cuối cùng cần phải loại bỏ"
Theo giáo sư
Brune thì aspirin an toàn hơn acetaminophen, mặc dầu muốn dùng đễ giảm đau phải
uống những liều lượng cao hơn--điều này có thễ gây tác dụng phụ như làm cồn cào
dạ dày (stomach upset). Aspirin cũng can thiệp vào sự đông máu nhiều ngày sau
khi uống. Giáo sư Brune giải thích " Nếu ban uống một gram aspirin thỉ bạn sẽ có rủi ro bị chảy máu
trong vòng bốn ngày sau đó". Chính vì vậy mà aspirin được dùng làm tác nhân
bảo vệ chống đột quỵ và nhồi máu cơ tim cho những người có rủi ro cao
Ibuprofen
không có hai vấn đề nói trên đây--nó kém độc hại hơn các thuốc giảm đau khác
với liều lượng dùng để giảm đau. Nhưng ibuprofen lai có những tác dụng phụ
khác. Theo giáo sư Brune, ibuprofen gây rủi ro chảy máu cho đường tiêu hóa
(gastrointestinal tract) và làm tổn thương thận. Ngoài ra với liều lượng cao
ibuprofen dường như làm tăng huyết áp và gia tăng rủi ro bị đột quy và nhồi máu
cơ tim-- đây là một lý do mà Cơ quan Quàn lý Thực phẫm và Dược phẩm (FDA) cảnh
báo dân chúng chỉ nên dùng ibuprofen ( và các thuốc giảm viêm không steroid-
NSAIDS như naproxen) trong những khoảng
thời gian ngắn và với số lượng nhỏ
Tôi có hỏi ý
kiến giáo sư Brune vể việc thỉnh thoảng
nhức đầu hay đau cơ bắp thì ông cho biết " Uống 400mg ibuprofen không có
hại gì đáng kể. Trong tất các thuốc hiện sẵn có, thì trong hầu hết trường hợp,
bất cứ thứ nào củng hiệu nghiệm cả"
Như vậy thì acetaminophen có lợi gì không?
Như vậy thì acetaminophen có lợi gì không?
Có
vẻ như cả cộng đồng khảo cứu đều đứng về phía ibuprofen vể việc trị đau, vậy
thì acetaminophen có lợi ích gì không?
Các bệnh nhân có những
vấn để về thận và tim mạch có thễ cần phải
tránh các thuốc NSAIDS như ibuprofen,vì vậy bác sĩ có thể gợi ý bệnh nhân dùng
Tylenol trong những trường hợp này. Cũng có bẳng chứng cho thấy là các NSAIDS
có thể gia tăng rủi ro bị loạn tâm thần (psychosis) và suy thoái nhận thức ở
các người cao niên, do đó bác sĩ có thể phải tránh kê toa các thuốc này cho
người cao niên
Giáo sư Moore cho biết sốt cũng là một lãnh vực khác mà acetaminophen có thể giúp ích. Theo một duyệt xét có hệ thống thỉ dường như acetaminophen an toản trong việc trị sốt cho các trẻ em,và bạn có thể cho các trẻ nhỏ 3 tháng tuổi uống actaminophen trong khi đó bạn phải chờ tới khi các trẻ nhỏ được ít nhất 6 tháng tuổi bạn mới có thể cho uống ibuprofen được. Điếu này giải thích tại sao Tylenol thông dụng cho trẻ nhỏ
Nhưng có một cảnh báo cuối cùng: Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi thì không có hoàn toàn rõ là acetaminophen có tốt hơn ibuprofen trong việc giảm sốt hay không, và điều này cũng đúng cho các thành niên (adults).Bạn hãy lưu ý điều này.
Giáo sư Moore cho biết sốt cũng là một lãnh vực khác mà acetaminophen có thể giúp ích. Theo một duyệt xét có hệ thống thỉ dường như acetaminophen an toản trong việc trị sốt cho các trẻ em,và bạn có thể cho các trẻ nhỏ 3 tháng tuổi uống actaminophen trong khi đó bạn phải chờ tới khi các trẻ nhỏ được ít nhất 6 tháng tuổi bạn mới có thể cho uống ibuprofen được. Điếu này giải thích tại sao Tylenol thông dụng cho trẻ nhỏ
Nhưng có một cảnh báo cuối cùng: Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi thì không có hoàn toàn rõ là acetaminophen có tốt hơn ibuprofen trong việc giảm sốt hay không, và điều này cũng đúng cho các thành niên (adults).Bạn hãy lưu ý điều này.