Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Tài liệu về bệnh tiểu đường qúi vị cao niên nên đọc



 

Bệnh tiểu đường chủ yếu là bệnh của tuổi trung niên và tuổi già. Tại Hoa kỳ, cứ mỗi bốn người tuổi trên 65 lại có khoảng một người bị bệnh tiểu đường tức là hiện có khoảng 11.8  triệu người Mỹ cao niên mắc bệnh này (đã được chẩn đoán hoặc chưa được chẩn đoán)


Thường ra các người cao niên không có nhận được những thông tin vể bệnh tiểu đường và điều này ảnh hưởng tới khả năng cũng như sự sốt sắng của họ trong việc nghe  theo các chỉ dẫn về ăn uống, thể dục và thuốc men. Ngoài ra các bác sĩ thường cũng không có đủ thởi giờ để tư vấn đầy đủ cho họ.

Các thông tin dưới đây về bệnh tiểu đường được soạn thảo dưới dạng hỏi - đáp với những câu hỏi bao quát và thường hay được đặt ra. Chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ giúp bạn và  các người thân lớn tuỗi của bạn hiểu thêm về bệnh tiểu đường và biết làm sao đối phó với bệnh này một cách tự tin và thành công nếu chẳng may mắc phải

Bệnh tiểu đường là gì?

Đây là một bệnh trong đó lượng đường ( glucoz) trong dòng máu tăng cao. Điếu này xẩy ra vì tuyến tụy (pancreas)  không sản xuất đủ insulin hoặc vì các mô trong cơ thể chống lại tác dụng của insulin



Insulin có trách nhiệm chuyển glucoz từ máu vào trong các tế bào của cơ thể đặc biệt là sau các bữa ăn. Như vậy insulin cũng giống như cái chìa khóa mở cửa để cho glucoz vào trong tế bào. Vì vậy khi không có insulin  hoặc khi cơ thể chống lại tác động của insulin thì glucoz sẽ không xâm nhập vào trong các tế bào đươc và sẽ dồn lại ở trong máu. Sư gia tăng glucoz trong máu (glucoz-huyết) này theo thời gian sẽ lảm tổn thương dần dần các mạch máu và các dây thần kinh

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì và xẩy ra như thế nào?


Nhiều người bị bệnh tiểu đường có thể không có bất cứ triệu chứng gì.


Mệt mỏi (fatigue) thường ra là triệu chứng đầu tiên. Vỉ glucoz không thể vào trong các tế bào được nên các cơ bắp dễ bị mệt mỏi vì chúng không có nhiên liệu cơ bản để sản xuất năng lượng

Trong khi đó, glucoz không vào được trong các tế bào của cơ thể sẽ dồn lại ở trong máu. Thận có khả năng tái hấp thụ tất cả glucoz -huyết cho tới khi mức glucoz trong máu lên tới 180 mg/dl. Một khi mức glucoz trong máu (glucoz-huyết)  vượt quá 180mg/dl thì glucoz sẽ lọt qua thận vào trong nước tiểu và kéo theo nước. Chính vì cơ thể mất thêm nước cho nước tiểu mà  bạn cảm thấy khát và phải uống thêm nước. Do đó mệt mỏi, tiểu tiện nhiều hơn và khát nước gia tăng là tất cả những triệu chứng xẩy ta do glucoz không vào được trong các tế bào

 Ngoài ra bạn có thễ bị sụt cân mặc dầu vẫn ăn uống đầy đủ bởi vì các chất dinh dưỡng không vào được bên trong các tế bào của cơ thể


Bệnh tiểu đưởng được chẩn đoán ra sao?



 Mức glucoz trong máu (glucoz- huyết) bình thường phải dưới 100mg/dl sau khi nhịn ăn 8 tiếng và dưới 140 mg/dl sau thử nghiệm dung nạp glucoz gọi là  "two-hour glucose  tolerance test". Trong thử nghiệm này bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, sau đó uống  75-gram glucoz  rồi chờ thêm 2 tiếng nữa mới đươc lấy máu để đo.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường (diabetes)  nếu:

- glucoz-huyết là 126mg/dl (7.0 nmol/l) hoặc  cao hơn sau khi nhịn ăn 8 tiếng
- glucoz-huyết là  200mg/dl hoặc cao hơn, hai tiếng sau bữa ăn
- glucoz-huyết là  200mg/dl hai tiếng sau khi uống 75 gram glucoz (glucose tolerance test)

Bệnh tiền tiểu đường tức là bệnh suy giảm dung nạp glucoz (Prediabetes- impaired tolerance of glucose) là biểu hiện của rủi ro gia tăng phát triển bệnh tiểu đường trong tượng lai. Bệnh tiền tiểu đường đươc chẩn đoán nếu

-glucoz- huyết ở trong khoảng từ 100 tới 126mg/dl sau khi nhịn ăn 8 tiếng
-glucoz- huyết ỡ trong khoảng từ 140 tới 200 mg/dl hai tiếng sau khi uống 75 gram glucoz

Có bao nhiêu loại bệnh tiểu đường khác nhau?

- Bệnh tiểu đường loai 1 được gây ra bởi thiếu insulin và thưởng xẫy ra cho các trẻ em

- Bệnh tiểu đường loại 2 chính nhất là do  các mô trong cơ thể chống lại insulin và xẩy ra vào tuổi trung niên, Chín mươi phần trăm các ca tiểu đường trên toàn cầu thuộc loại 2

- Bệnh tiểu đường do thai nghén ( gestational diabetes) xẫy ra cho các phụ nữ mang thai. Mặc dầu bệnh biến mất sau khi sanh; nhưng đây là dấu hiệu của sự đề kháng insulin và người phụ nữ có rủi ro cao hơn bị bệnh tiểu đường trong tượng lai


Các biến chứng của bệnh tiều đường là gì?

Nếu không đươc kiểm soát, mức đường -huyết tăng cao có thể làm tổn thương dần dần tất cả các mao mạch tinh tế ( delicate capillaries) cũng như các mạch máu lớn và các dây thẩn kinh trong tất cả các mô



Những biến chứng thông thường nhất của bệnh tiểu đường là:

- bệnh tim
- suy thận
- đột quỵ
- mù
- loét bàn chân và cuối cùng phải cưa chân
- suy giảm miễn nhiễm tổng quát dẫn đến rủi ro gia tăng bị nhiễm khuẩn

Các nguyên tắc chữa trị bệnh tiểu đường ra sao?

Bệnh tiểu đường thường ra không thể chửa khỏi hoặc hồi biến (reversed)

Các nguyên tắc chữa trị gồm có:

- giữ mức glucoz-huyết trong giới hạn bỉnh thường
- ngăn ngừa các biến chứng dài hạn của bệnh tiêu đưởng qua tư vấn, chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thích ứng, và thuốc men thích hợp
- kiểm soát các yêu tố rủi ro liên quan như hút thuốc, mập phì, huyết áp gia tăng, cholesterol trong máu cao, và thiếu tập thể dục
- không ngưng hoat động thể chất kéo dài ( prolonged physical inactivities )vì đó là một yếu tố rủi ro độc lập gây bệnh tim



Kiểm tra bệnh tiểu đưởng ra sao?



- Glucoz-huyết cẩn được kiểm tra thường xuyên theo như bác sĩ chỉ định. Mỗi khi có thay đổi về chế độ ăn uống, thuốc men, thói quen tập thễ dục và tình trạng sức khỏe thi glucoz-huyết có thể phải đươc theo dõi thường xuyên hơn



- Số đo Hemoglobin A1C cho biết glucoz-huyết đã được kiểm soát ra sao trong khoảng thời gian ba tháng trước. Nếu chỉ số mà dưới 6.5 thì rủi ro bị biến chứng giảm





Làm sao kiểm tra các biến chứng của bệnh tiễu đưỡng



- Xem xét bàn chân mỗi ngày xem có bị loét không

- Đi khám bệnh đều đặn và tuân theo chỉ dẩn của bác sĩ

- Kiễm tra

         thân trọng và vòng eo

          huyết áp

          cholesterol trong máu

          chức năng thận ( protein trong nước tiểu và creatinine trong                                                   huyết thanh)

          chức năng tim (EKG, stress test, echocardiography,coronary

                                                angiography)

          thị giác ( khám mắt mỗi 3-4 tháng)






Chữa trị bệnh tiểu đưởng ra sao?



- Chế độ ăn uống  quan trọng nhất. Đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ cần kiểm soát chế độ ăn uống và giảm cân là đủ rối. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tiểu đường giảm cân dần dần khoảng một pound mỗi tuần.Muốn thực hiện điếu này thì bệnh nhân phải theo một chế độ ăn uống giầu chất dinh dưỡng và chất sơ nhưng ít chất béo và carbohidrat tinh chế. Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích ăn nhiều rau đậu, trái cây và  ngũ cốc nguyên hạt

- Tập thể dục cải thiện việc kiểm soát bệnh tiễu đường vì giúp giảm glucoz-huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Quan trọng hơn nữa, thễ dục là một phượng cách chống trẩm cảm tự nhiện và giúp cải thiện sức khỏe tâm thần cũng như giấc ngủ

- Thuốc men: Nếu chế độ ăn uống và thễ dục không kiễm soát đươc bệnh tiểu đưởng thì bác sĩ có thễ sẽ phải kê toa thuốc chống tiểu đường hoặc insulin

Bệnh giảm glucoz-huyết là gì?




Bệnh giảm glucoz-huyết (hypoglycemia) xẩy ra khi mức glucoz trong máu thấp (dưới 70 mg/dl) và thuờng xuất hiện  ở những bệnh nhân đươc  trị liệu bằng insulin hoăc bẳng những thuốc chống tiểu đường như Glimepiride (Amaryl), Nateglinide (Starlix), Glipizide (Glucotrol), Repaglinide (Prandin), and Glyburide (Glynase). Bệnh này được gây ra bởi thể dục, chậm trễ trong bữa ăn hoặc liểu lượng thuốc chống tiểu đường tăng. Các dấu hiệu báo sớm gồm có run rẩy, đổ mồ hôi, đói bụng, lo âu, đuối sức, choáng váng, tim đập nhanh, đầu óc quay cuồng, buồn ngủ, lẫn trí và nói khó khăn. Giải pháp tức thời là cho bệnh nhân ăn khoảng 2-3 muỗng đường hoặc 4-6 miếng bánh qui glucoz. Nếu sau 15 phút mức đường vẫn thấp thì hãy làm lại như trên một lần nữa. Bác sĩ cần được thông báo vỉ có thể phải giảm thuốc chống tiểu đường.


Bệnh giảm glucoz-huyết thông thường hơn ở ngưởi cao niên và nguy hiễm hơn nên người cao niên cẩn phài



- tránh đừng để các bữa ăn cách xa nhau quá, đặc biệt là sau khi tập thễ dục hoặc chích insulin

- luôn luôn mang theo bên mình đường hoặc bánh quy glucoz và ăn ngay những thứ này khi bắt đầu có dấu hiệu thiếu glucoz huyết

- mang vòng đeo tay nhận dạng có ghi là bị bệnh tiểu đường để nhỡ khi bất tỉnh hay lẫn trí ngưởi ta biết mà cho ăn đường và đưa đi bác sĩ gần nhất



Cẩn trọng đối với thuốc men ra sao?



Thường ra các cao niên đều có hơn một thứ bệnh nên họ phải uống nhiều thuốc vào nhiều lần trong ngày.Hãy giúp đỡ họ bằng cách dán nhãn dán trên các thuốc một cách rõ ràng. Nếu họ có khả năng quên uống thuốc hoặc uống quá liều lượng thì các thuốc phải được để trong những hộp riêng có dán nhãn ghi rõ ngày giờ họ phải uống thuốc





Tóm lại



Các cao niên bị tiểu đường có thể bị tật nguyền do thiếu hiểu biết vể cách làm sao đối phó với bệnh này. Cách tốt nhất đễ giúp các bệnh nhân lớn tuổi này là cung cấp cho họ những thông tin thích ứng vể bệnh tiểu đường. Như vậy họ sẽ có cơ hỗi hiểu biết thêm vể cách kiễm soát bệnh này và ngăn ngừa những biến chứng có thể xẩy ra. Hơn nữa nhờ vậy họ sẽ trở thành có trách nhiệm nhiều hơn cho sức khỏe của bản thân

Diabetes in the Elderly: The Best Way to Help Your Diabetic Parent- Roh Shetty - 8/6/2016