Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

10 nhầm lẩn vể thuốc men có thể nguy hại tới tính mạng



Mỗi năm có tới 1.5 triệu người bị đau ốm hoặc bị  thương tật nghiêm trọng do lầm lẫn về thuốc men,và 100,000 người bị chết cũng vì lý do này. Thế nhưng tất cả các ca tử vong này đều có thề tránh được. Muốn vậy chúng ta phải biết tự bảo vệ lấy mình. Dưới đây là mười lầm lẫn vể thuốc men mà theo các chuyên gia có thể gây chết người hoặc gây hại nghiêm trọng 




1- Nhầm lẫn hai thuốc có tên tương tự


Điều này có thể xẩy ra ở bất cứ đoạn  nào trên dây chuyền cấp thuốc: có thể là chữ viết của bác sĩ không đọc được, hoặc là tên thuốc bị sai khi đánh vào máy điện toán, hoặc là lầm lẫn khi nhân viên tiệm thuốc lấy thuốc trên kệ. Theo ông Michael Negrete--CEO của tổ chức bất vụ lợi Pharmacy Foundation tại California--thì " Phần lớn các tiệm thuốc đều xắp xếp thuốc trên kệ  theo thứ tứ ABC , vì vậy những thuốc có tên tương tự được để gần nhau làm cho việc lấy lộn thuốc dễ dàng xầy ra hơn.


Chương trình Báo cáo vể Nhầm lẫn Thuốc men (National Medication Error Reporting Proram) cho biết trong tổng số các ca nhầm lẫn được báo cáo thì 25 phần trăm là do tên thuốc tương tự. Những thí dụ vể nhầm lẫn thường xẩy ra gồm có Adderall ( chất kích thích ADHD) nhầm với Inderal ( beta- blocker trị cao huyết áp) và Praxil (thuốc chống trầm cảm) nhầm với Taxol (thuốc trị ung thư) có tên hạp vận (rhyming) và  Plavix (thuốc chống máu đóng cục) có tên phát âm tương tự. Bạn nào muốn tham khảo danh sách các cặp thuốc thường hay nhầm với nhau do Safe Medication Prctices thiết lập xin hãy bấm vào link  "list of these oft-confused pairs"


Làm sao tránh?  Khi được kê thuốc mới, bạn hãy yêu cầu bác sĩ ghi rõ trên toa thuốc công dụng cũa thuốc, tên thuốc và liều lượng. Khi lấy thuốc  bạn hãy so sánh xem tên thuốc, liều lượng và chỉ dẩn sử dụng ghi trên nhãn dán có phủ hợp với nhựng gì ghi trên toa thuốc hay không (nếu bác sĩ gởi thẳng toa thuốc  tới tiệm thuốc thỉ bạn có thể nhờ dược sĩ kiểm tra dùm)


2- Uống hai hay nhiều thuốc làm tăng tiềm năng tác dụng phụ cùa nhau


Bất cứ thuốc nào cũng có tiềm năng gây tác dụng phụ. Nhưng thật ra các vấn đề có thể 
chồng chất lên nhau bất cứ khi nào bạn uống hai hay nhiều thuốc cùng một lúc bởi vì chúng có thể tương tác với nhau theo quá nhiều cách. Bác sĩ Anne Meneghetti, giám đốc Clinical Communication for Epocrates, cho biết " Các thuốc có thể tương tác với nhau, và đó là điều mà chúng ta có nhiều khả năng nghe nói tới. Thế nhưng chúng cũng còn có thể tăng cường sức mạnh cho nhau (magnify each other) hoặc một thuốc có thễ tăng cường thêm tác dụng phụ của một thuốc khác"


Trong số các tương tác tăng cường sức mạnh (magnification interaction) có hai tương tác tác thông thường nhất--và nguy hiễm nhất--- đó là các tương tác có liên hệ tới huyết áp (blood pressure)  và choáng váng (dizziness). Nếu bạn đang uống một thuốc có tiềm năng gây tác dụng  phụlà  tăng huyết áp và bạn lại bắt đầu uống thêm một thuốc nữa củng có khả năng gây cùng tác dụng thỉ huyết áp của bạn sẽ tăng vọt do sự phối hợp của hai thuốc. Một thuốc gây choáng váng đã đủ ngại rồi, nếu dùng hai thuốc cũng có cùng tác dụng phụ như vậy thì bạn có thể có nhiều rủi ro té ngã, gẫy.xượng và tệ hơn nữa.


Bạn hãy đăc biệt cẩn trọng khi được kê toa thuốc loãng máu Coumadin (warfarin), một "ông vua vể tương tác thuốc men".  Theo bác sĩ Michael Negrete " Nếu cơ thể bạn có đúng lượng Coumadin cần thiết thì mọi sự sẽ tốt đẹp, nhưng nếu cơ thể bạn có quá nhiều hoặc quá ít Coumadin thì bạn có thễ sẽ có những vấn đề nghiêm trọng về tim như  loạn nhip tim (arrhythmia) hay đột quỵ. Nhưng cũng còn có quá nhiều thuốc khác can thiệp vào tác dụng của Coumadin nên bạn phải hết sức cẩn trọng"


Làm sao tránh?  Khi được kê thuốc mới bạn hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ vể những tác dụng phụ có khả năng xẩy ra, và bạn hãy yêu cẩu tiệm thuốc đưa cho bạn các tài liệu hường dẫn vể thuốc này đễ tham khào thêm. Sau khi coi, bạn hãy giữ các tài liệu này lại để về sau này mỗi khi được cấp thêm thuốc mới bạn có thễ đem ra đối chiếu. Nếu thấy thuốc mới có cùng một tác dụng phụ với các thuốc đang uống  thì bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem có gì đáng ngại không.


3- Liều lượng quá mức vì sự kết hợp của hơn một thuốc có những tính chất tương tự


Như trong trường hợp hội chứng Heath Ledger ( Heath Ledger là một tài tử phim ảnh Úc nổi tiếng đã bị chết đột ngột do ngộ độc vì lạm dụng thuốc) , nhiều thuốc khác nhau có những tác dụng tương tự nhưng có những công dụng trị bệnh khác nhau đã được kê toa cùng một lúc cho bệnh nhân. Bác sỉ Negrete giải thích " bạn có thể dùng cùng một lúc  một thuốc kê toa để trị đau, một thuốc khác để trị lo lắng, và một thuốc khác nữa để trị mất ngủ-- thế nhưng cả ba thuốc này đều là những chất an thẩn (sedatives)và tác dụng kết hợp của chúng có tính độc hại"


Rủi ro của loại liều lượng quá mức (overdose) này cao nhất với những thuốc mà công dụng là làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. Đây là những thuốc ngủ giảm đau (narcotic painkillers) như codeine; những benzodiazepine như Ativan, Halcion, Xanax, và Valium; những barbiturate an thần  (tranquilizer)như Seconal; một số thuốc mới như BuSpar để trị lo âu (anxiety) ; và thuốc ngủ thông dụng Ambien.


Nhưng tác dụng an thần quá mức (oversedation) củng còn có thễ gây ra bởi những thuốc bán tự do có vẻ vô hại như các thuốc kháng histamin ( diphenhydramine quen gọi là Benadryl là một trong những " tội phạm" tồi tệ nhất ), các thuốc ho và cảm lạnh, và các thuốc ngủ bán tự do (OTC sleeping pills). Sự trộn lẫn các loại thuốc này với nhau chịu trách nhiệm vễ nhiểu ca tử vong gây ra bởi thuốc, đặc biệt là ở những thành niên trẻ tuổi


Làm sao tránh?  Bạn cần đề ý tới các cảnh báo ghi trên bao bì của các thuốc bán tự do và các rủi ro ghi trên tài liệu chỉ dẫn  kèm theo các thuốc kê toa. Các từ then chốt là buồn ngủ (sleepy), ngủ gà ngủ gật(drowsy),choáng váng (dizzy), an thần (sedation) và những từ tương đương. Nếu trong các loại thuốc kê toa hay bán tư do mà bạn đang uống có hơn một loại có ghi cảnh báo cấm dùng  khi lái xe hoặc làm cho ngủ gà ngủ gật (drowsy) thì bạn phải coi chừng  Điều này có nghĩa la thuốc này có tác dụng an thần (sedative effect) lên hệ thần kinh trung ương và không được dùng phối hợp với những thuốc khác (bao gồm cả rượu) có cùng tác dụng


4- Dùng thuốc không đúng liều lượng


Các thuốc được kê toa với những đơn vi đo lường khác nhau, các đơn vị này thường được viết tắt (abbreviations) hoặc viết theo kỳ hiệu (symbols)---có thể gây nhiều lầm lẩn tai hại. Chĩ cần đặt nhâm dấu thập phân thì 1.0 mg sẽ trở thành 10mg, tăng liều lượng lên mười lẩn dẫn đến một liều lượng quá mức gây chết người


Một số những nhầm lẫn về liều lượng lớn nhất là đọc nhầm liều lượng microgram thành liều lượng milligram dẫn đến một liều lượng cao hơn gấp 1000 lần. Điều này phần lớn xẩy ra trong bệnh viện với những thuốc chích IV , nhưng cũng đã có xẩy ra cho các thuốc dành cho bệnh nhân ngoại chẩn. Insulin, thuốc trị bệnh tiểu đường, gây ra nhầm lẫn tồi tệ nhất vì ký hiệu đơn vi đo lường của nó trông giống như số 0,  số 4 hoặc bất cứ con số nào khi viết nguyệch ngoạc,


Một vấn đề thông thường khác là nhầm lẫn về số lần uống trong ngày, chẵng hạn như một thuốc đáng lẽ uống một lần mỗi ngày thỉ lại đọc là uống bốn lẩn một ngày


Làm sao tránh? Bạn hãy đễ ý xem chữ viết của bác sĩ trên toa thuốc có rõ ràng không, nều bạn không đọc đươc rõ liều lượng chỉ đinh thì có nhiều khả năng là y tá hay dược sĩ cũng sẽ gặp cùng khó khăn . Khi lấy thuốc bạn hãy yêu cầu dược sĩ kiễm tra xem liều lượng có nằm trong khoảng giới hạn của thuốc hay không. Trong bệnh viện y tá thường hay cho bạn uông thuốc mới nên bạn hãy hỏi y tá xem thuốc ấy là thuốc gì và soát lại xem thuốc có thực sự  dành cho bạn và liều lượng thuốc có ghi rõ ràng hay không. Bạn hãy mạnh  dạn nói lên sự lo ngại uống nhầm thuốc hoặc   không đúng liều lượng



5. Uống rượu cùng với thuốc



Rất nhiều thuốc có mang nhãn dán mầu vàng tươi cảnh báo không được uống rượu khi dùng thuốc. Tuy nhiên nhãn dán này có thể bong ra, hoặc đã không đươc dán vào bì  thuốc hoặc vì quá thèm rượu bạn đã tự nhủ uống liều một lẩn chắc không sao. Thế nhưng khi kết hợp với nhiều loại thuốc giảm đau, an thần và những thuốc khác, rượu sẽ trở thành một thuốc độc chết người trong các trường hợp này. Trong thực tế nhiều chuyên gia cho biết bạn không nên uống rượu khi đang dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.


Rượu cũng còn có thể có tương tác nguy hiểm với những thuốc bán tự do (OTC drugs) như diphenhydramine (Benadryl) và các thuốc ho và cảm lạnh---và nếu các thuốc ho hay cảm lạnh này cũng chứa rượu thì rốt cuộc bạn có thễ sẽ  bị nhiễm độc rượu (alcohol poisoning).


 Rượu còn có thễ cạnh trạnh với một vài thuốc trong sự hấp thụ, dẫn đến những tương tác nguy hiểm. Chẳng hạn như rượu khi uống cùng với một vài thuốc chống trầm cảm có khả năng làm tăng huyết áp một cách nguy hiễm, trong khi rượu kết hợp với một số thuốc an thần như Ativan hay Valium có thể hạ giảm nhip tim đủ nhiều để làm bạn  hôn mê

  
Làm sao tránh? Khi được kê toa thuốc mới , bạn hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ xem uống thuốc này khi uống rượu có an toàn không.  Nếu bạn nghiện rượu và  khó tránh không uống trong khi dùng thuốc thì bạn hãy cho bác sĩ hay; bác sĩ có thễ cần phải kê một thuốc khác cho bạn. Ngoài ra bạn cũng nên đọc các tài liệu chỉ dẫn kèm theo thuốc để xem trên đó có ghi rượu là một nhân tố rủi ro hay không. Bạn cũng còn phải đọc cẩn thận các nhãn dán trên tất cả các thuốc bán tự do để xem có ghi rượu là nhân tố rủi ro hay không và cũng để xem rượu có là một thành phẩn của thuốc hay không


6. Uống gấp đôi liều lượng vỉ dùng một lúc cả thuốc thương hiệu (brand name) và thuốc đồng chủng (generic)



Theo quyết đinh của các công ty bảo hiểm, mỗi khi có thể, thuốc đồng chủng phải được cấp cho bệnh nhân. Vì vậy thông thường các bệnh nhân dễ bị lầm lẫn và rốt cuộc họ có trong tay cả thuốc thương hiệu lẩn thuốc đồng chủng mà không hay. Bác sĩ Bruce Mann nêu thí dụ như sau " Thuốc lợi tiểu thông thường là furosemide và tên thương hiệu là Lasix.  Một bệnh nhân có thể có thể có một lọ thuốc furosemide và một lọ thuốc Lasix mà không biết chúng là cùng một thứ. Do đó bệnh nhân này sẽ uống gấp đôi liều lượng thuốc lợi tiểu.



Vì các thuốc đồng chủng không có ghi tên thuốc thương hiệu tương ứng trên nhãn dán nên bạn khó mà nhận ra sự trùng hợp , trừ phi trên thuốc thương hiệu có gi thêm tên thuốc đồng chủng với hàng chữ nhỏ,



Làm sao tránh?  Khi được kê thuốc mới, bạn nên tìm cơ hội có tất cả các chi tiết mà bạn có thể cần tới vể sau. Bạn hãy yêu cầu bác sị viết xuống tên thuốc (tên thương hiệu và tên đồng chủng nếu có), công dụng của thuốc, liều lượng, số lần uống mỗi ngày và uống vào lúc nào. Bạn hãy chịu khó nhớ cả tên thương hiệu và tên đồng chủng của thuốc. Trên mỗi lọ thuốc đồng chủng bạn hảy tìm đoc tên thương hiệu tương ứng và ngược lại, để xem có sự trùng hợp nào không.





7. Uống các thuốc kê toa và các thuốc bán tư do hoặc các thuốc thay thế mà không biết chúng tương tác với nhau ra sao


Chúng ta thường nghĩ rằng những gì lượm mua trên kệ các cửa hàng tạp hóa hay các tiệm thuốc đều an toàn, nhưng thật ra một số những thuốc bán tự do thông thường nhất có thễ gây những phản ứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như loại thuốc mới và thông dụng Maalox Total Relief, một phiến bản của thuốc Maalox làm dịu  sự khó chịu về tiêu hóa. Phiến bản mới của thuốc Maalox này chứa một thành phần gọi là bismuth subsalicylate, chất này có thể có phản ứng nguy hiểm với các thuốc chống máu đóng cục, các thuốc trị giảm glucoz-huyết, và các thuốc chống viêm đặc biệt là ibuprofen và các thuốc NSAIDs ( nonsteroidal anti inflammatories)


Một thuốc khác cần để ý là aspirin , một thuốc làm loãng máu. Nếu bạn quên không ngưng uống thuốc aspirin trước khi làm thủ tục phẫu thuật thì hậu quả có thễ là  xuất huyết đe dọa tới tính mạng


Lại còn thảo dược Saint-John's-wort mà nhiều người uống để trị trầm cảm. Việc thảo mộc này can dự vào tác dụng của các thuốc kê toa chống trầm cảm đã nhận được khá nhiều sự quan tâm. Thế nhưng còn ít người biết tới là thảo mộc này cũng còn can thiệp vào tiến trình xử lý của gan đối với các thuốc làm loãng máu như Coumadin (warfarin) và các thuốc về tim như Digoxin


Làm sao tránh? Khi bác sĩ viết toa thuốc bạn hãy cho bác sĩ biết tất cà các thuốc bán tự do hay các thuốc bổ sung bạn đang uống. Bạn đừng bao giờ uống một thuốc mới mà không thảo luận với bác sĩ vể tượng tác của thuốc này với các thuốc bạn đang dùng


8. Các thực phẩm có thễ có những tương tác nguy hiễm với các thuốc bạn đang uống


Thủ phạm đáng sợ nhất là nước bưởi (grapefruit juice), loại đổ uống này có tính chất độc đáo là làm các thuốc mất hoạt tính hoặc có hoạt tính quá mức (inactivating or overactivating medications). Nước bưởi cản trở một enzim quan trọng có chức năng bình thường là bẻ gãy (break down) và chuyển hóa (metabolize) nhiều thuốc, chẳng hạn như các thuốc chống động kinh và các thuốc statin hạ giảm cholesterol. Hậu quả là gan quá tải không thể chuyễn hóa các thuốc, dẩn đến tình trạng liều lượng quá mức (overdose) có thể gây chết người


Những tương tác khác ít nghiêm trong hơn liên quan tới cà-phê và sắt. Cà-phê ức chế sự hấp thu. Theo nhận xét của các bác sĩ thì thường ra những người nghiện cà-phê hay uống sắt (iron) vào buổi sáng lúc dùng bữa điễm tâm. Làm như vậy bệnh thiếu máu của họ sẽ không giảm được vỉ chất sắt không được hấp thu.


Các tượng tác của bưởi đủ nghiêm trọng để được ghi trên các tài liệu chỉ dẩn vể thuốc, nhưng còn nhiều tương tác khác cũa thực phẫm và đồ uống  đã không được ghi nhận


Làm sao tránh? Khi được kê toa thuốc mới, bạn hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ xem liệu thuốc có cần uống cùng với thực phẫm hay không và có những vấn đề gì vể ăn uống cẩn để ý tới



9. Không điều chỉnh liều lượng của thuốc khi bệnh nhân mất chức năng của gan hay thận



Khi mất chức năng gan hay thận thì khả năng loại bỏ các độc tố hay các chất lạ của cơ thể sẽ suy giảm, do đó các thuốc sẽ tích tụ trong cơ thể với những liều lượng cao hơn dự liệu. Theo hội American Society of Health-System Phamacists thì một sai lầm thông thường--và thường ra nghiêm trọng hoặc gây chết người-- là các bác sĩ không có giảm liều lượng thuốc khi mà các chức năng gan hay thận của bệnh nhân bắt đầu suy yếu. 

Có nhiều thuốc mà các bác sĩ không nên kê toa cho bệnh nhân trước khi cho làm thử nghiệm về chức năng gan và thận.


Làm sao tránh?  Sau khi lãnh thuốc khi vể nhà bạn hãy đọc các tài liệu chĩ dẫn xem có nói về các chức năng gan hay thận không. Nếu có , bạn hãy hỏi bác sĩ xem đã cho kiểm tra chức năng gan và thận của bạn chưa.



10. Uống thuốc không an toàn cho tuổi tác của bạn



Khi chúng ta già đi, cơ thể xử lý các thuốc men một cách khác. Ngoài ra lão hóa mang lại rủi ro gia tăng bị nhiểu vấn đề như sa sút trí tuệ, choáng váng và té ngã, cũng như cao huyết áp; do đó những thuốc có thễ gây những tác dụng phụ này sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn cho những người trên 65 tuổi.


Từ đầu những năm 1990, một nhóm khảo cứu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Mark Beer đả thu thập các tiêu chuẩn làm cho thuốc không còn được coi như an toàn cho những người trên 65 tuổi. Bảng liệt kê  những "Thuốc không thích ứng cho Người Già" (Inappropriate Medications for the Elderly) --thường được biết dưới tên Beers List-- là một nguồn tham khảo qúy giá cho những ai trên 65 tuổi.


Làm sao tránh?  Ban hãy mang bảng Beers List tới bac sĩ  để nhờ kiểm tra lại tất cả các thuốc đã đươc kê toa cho bạn. Đáng tiếc là theo cuộc thăm dò của Beers thỉ trong số những người trên 65 tuổi, có hơn 16 phần trăm đả nhận lãnh từ hai thuốc thuốc kê toa trỡ lên nằm trong bảng liệt kê Beers, điểu này gơi ý là nhiều bác sĩ  vẫn còn chưa biết về rủi ro của các thuốc nảy. Nếu bạn phát hiện là chính bản thân bạn hay các người thân trong gia đình trên 65 tuổi đang dùng những thuốc được coi như không an toàn thỉ bạn cần phải chủ động yêu cầu bác sĩ tìm thuốc thay thế

Medication Mistakes:10 Common Medication Mistakes That Can Kill Melanie Haiken- , Caring.com senior editor - July 2016