Lưỡi của bạn làm nhiều việc hơn là chỉ nếm thức ăn và phát âm từ ngữ. Theo Y học truyền thống Trung Hoa, nó cũng là một công cụ chuẩn đoán tiện lợi.

Trước khi có tia X, MRI, và quét CT, các bác sĩ thời xưa đã có các phương pháp khác để kiểm tra sức khỏe bên trong các bệnh nhân của họ. Chẩn đoán lưỡi là một trong những cách vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay. Với những người biết cách đọc các bí mật của lưỡi, nó có thể bộc lộ các dấu hiệu của bệnh tật và sự mất cân bằng mà bệnh nhân không thể chia sẻ hoặc thậm chí không biết.


Trong y học Trung Hoa, lưỡi đóng vai trò như một bản đồ của các cơ quan nội tạng. Đầu lưỡi phản ánh các cơ quan ở bên trên nơi lồng ngực: các lá phổi và trái tim.
Phần giữa của lưỡi đại diện cho các cơ quan ở phần giữa của thân người: gan và túi mật ở hai bên và dạ dày ở trung tâm. Phần cuống lưỡi phản ánh các cơ quan sâu hơn trong thân người, như ruột, bàng quang và thận.

Những sự bất thường tìm thấy trên bản đồ lưỡi có thể đưa ra các manh mối cho một chuyên gia châm cứu về những nơi mà bệnh nhân bị mất cân bằng và cách tốt nhất mà họ có thể được điều trị.

Ảnh: Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration

Theo Eric Baker, một chuyên gia châm cứu tại Chicago đồng thời là Giáo sư tại Pacific College of Oriental Medicine, khái niệm chuẩn đoán lưỡi xuất phát từ một góc nhìn ba chiều vốn đã thấm nhuần sâu trong văn hóa Trung Hoa cổ xưa.

“Trong một bức ảnh ba chiều, mọi phần của bức tranh đều là sự phản chiếu của toàn bộ [bức tranh]”, Baker cho biết. “Trong y học Trung Hoa, mọi phần của cơ thể giống như một bức tranh thu nhỏ của toàn bộ cơ thể. Trong văn hóa khoa học phương Tây, bạn có thể gọi đây là sự tự tương đồng (self-similarity). Đó là một cách nhìn phân dạng (fractal) đối với sự vật”. (theo wikipedia, fractal là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn)

Ngoài tính chất ba chiều của nó, lưỡi là một cơ quan độc nhất vô nhị vì nó tồn tại trong hai địa hạt. Nó không hoàn toàn là một cơ quan bên trong, nhưng nó cũng không hoàn toàn là một cơ quan bên ngoài. Bạn phải mở rộng miệng của mình và thè lưỡi ra để nhìn nó được rõ.

Thông thường các dấu hiệu của bản đồ lưỡi rất tinh tế và có thể dễ dàng thoát khỏi đôi mắt chưa qua tôi luyện. Nhưng các trường hợp vô cùng rõ nét có thể đưa ra các ví dụ không thể chối cãi.
Baker đề cập đến một bệnh nhân cũ của mình, một phụ nữ ở cuối độ tuổi 40 đến đầu tuổi 50 bị viêm gan C mà không thể kiểm soát được bằng y học hiện đại phương Tây. Cô than phiền về đau đớn ở phần bên phải, nơi lá gan của cô nằm đó.
Đáng chú ý, lưỡi của cô cũng đã chỉ ra để vấn đề về gan rõ ràng. Baker thấy một đốm đen trên phần gờ bên phải, chính xác nơi lá gan được đặt trên bản đồ lưỡi.
“Tôi nói với sinh viên, hãy tiếp cận với một tâm trí cởi mở, nhưng bạn cũng muốn nhận xét đánh giá cẩn thận. Bạn không muốn tin răm rắp vào bất cứ thứ gì được nói trong sách giáo khoa. Nhưng rồi bạn bắt gặp các tình huống như thế này, một tình huống quá hoàn hảo”, Baker cho biết.
“Đây là một người phụ nữ với một vấn đề về gan, và cô ấy có dấu hiệu cho thấy chính xác điều mà bạn mong chờ – một đốm đen cho thấy sự tổn hại sâu hơn ở gan từ sự lây nhiễm không được kiểm soát. Đó là y học Trung Hoa đang làm chính xác những gì nó phải làm.”

Màu sắc, lớp màng, các vết nứt và sự rung

Các chuyên gia châm cứu yêu cầu bạn đưa lưỡi ra trước, và màu sắc của nó sẽ là điều đầu tiên họ chú ý.

Một chiếc lưỡi khỏe mạnh trông hơi hồng-đỏ – một dấu hiệu của sự tuần hoàn tốt. Nếu sự tuần hoàn bị hạn chế – trong các trường hợp bị đau bụng kinh là ví dụ – lưỡi sẽ trông tía hơn.

Một chiếc lưỡi nhợt nhạt là một dấu hiệu của thiếu máu, như là bệnh thiếu máu. Nếu một chiếc lưỡi trông quá đỏ, nó có thể chỉ ra một cơn sốt hoặc là huyết áp cao.

Nếu lưỡi trông đỏ hơn ở một khu vực riêng biệt của bản đồ lưỡi, điều đó chứng tỏ tình trạng nóng bên trong của một cơ quan tương ứng. Ví dụ, đầu lưỡi màu đỏ có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm bệnh ở phổi hoặc là điều y học Trung Hoa gọi là “nhiệt tâm”, một tình trạng đặc trưng bởi lo lắng và chứng mất ngủ.
Một đặc điểm phải xem xét khác của lưỡi là lớp màng. Nhìn vào lưỡi của bạn ở trong gương, bạn có thể nhận thấy nó mang một lớp màng trên bề mặt. Nó được gọi là “màng lưỡi” hoặc “tưa lưỡi.”
Bạn có thể cố gắng chải đi lớp màng với một chiếc bàn chải đánh răng, nhưng nó sẽ sớm sinh ra một cái mới. Một lớp màng trắng mỏng được coi là khỏe mạnh – là dấu hiệu của sự tiêu hóa tốt. Một lớp màng dày, nhờn, hoặc màu vàng có thể cho thấy dấu hiệu của sự mất cân bằng.
“Nếu ai đó có rất nhiều đờm với nghẹt mũi hoặc ho, khi bạn nhìn vào lớp màng lưỡi của những người này, nó trông dày hơn và nặng nề hơn. Hoặc nó có thể bắt đầu trông bầy nhầy, cho thấy rằng có những chất lỏng dư thừa tắc nghẽn trong cơ thể”, Baker cho biết.

Một kiểm tra lưỡi yêu cầu ánh sáng tốt và một chiếc lưỡi sạch sẽ. Ví dụ, bạn sẽ không có một kết quả đọc chính xác tức thì sau khi ai đó ăn một nắm kẹo viên Skittles hoặc một cây kem vị nho.
Cà phê vốn khét tiếng làm vàng màng lưỡi. Những thức ăn khác hoặc thuốc cũng có thể tạm thời làm mờ đi màu sắc thật sự của lưỡi.

Ngoại trừ màu sắc và lớp màng, lưỡi cũng nắm giữ các manh mối khác để xem xét, như các vết nứt, sưng, các vết đốm, và cử động. Một chiếc lưỡi vỏ sò (với những lằn sóng trên gờ phía ngoài) cho biết tình trạng trữ nước. Những lằn sóng này xuất hiện bởi vì lưỡi sưng lên và ấn vào răng.

Một số người cũng có một chiếc lưỡi run rẩy. Dù họ cố gắng kìm lại, nhưng lưỡi vẫn không chịu yên. Đó là một dấu hiệu của điều y học Trung Hoa gọi là nội phong.
“Nếu bạn có một căn bệnh như MS hoặc Parkinson, với những cơn rùng mình, bạn sẽ thấy chiếc lưỡi tự nó sẽ run rẩy và rúng động. Đó là một dấu hiệu cho thấy có những điều  xảy ra với thần kinh và một sự thiếu kiểm soát vận động thích hợp”, Baker cho biết.
“Đôi khi bạn thậm chí thấy điều đó xảy ra trước những thứ nhất định. Ví dụ, một chiếc lưỡi run rẩy có thể xuất hiện trước khi có một cơn đột quỵ, từ đó có thể bị tổn thương thần kinh về sau. Bạn có thể thấy sự run rẩy sau khi đã mắc một vài bệnh trầm trọng hơn, nhưng bạn có thể thấy nó trong những trường hợp nhất định như một yếu tố dự báo”

Tác giả: Conan Milner, Epoch Times | Dịch giả: Nguyễn Huy-15 Tháng Bảy , 2016 (daikynguyen)
.