Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Vì sao không nên ăn quá nhiều đường?

Ăn bao nhiêu đường là quá nhiều?

Theo hướng dẫn mới của Tỗ chức Y tế Quốc tế (WHO) thì chỉ cần ăn một gói kẹo M & M cũng có thể là đã vượt quá lượng đường đươc ăn trong một ngày



Trước đây Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) thường khuyên chúng ta trong một ngày không nên nhận quá 10 phẩn trăm calori từ đường, nhưng bậy giờ họ đã giảm mức này xuống chỉ còn 5 phần trăm. Như vậy có nghĩa là trung bình một thành niên khỏe mạnh chỉ được tiêu thụ 25 gram đường hoặc khoảng sáu muỗng nhỏ đường trong một ngày (   để có một ý niệm: một lon Coke chứa 39 gram đường)

Một muỗng nhỏ đường trong cà -phê hay một nửa “cup” kem không đáng ngại, nhưng tại  Hoa kỳ mức dung nạp trung bình lên tới 22 muỗng nhỏ đường cho mỗi người trong một ngày. Như thế là gần gấp bốn lần mức đường khuyến  cáo trong hướng dẫn mới của WHO

Dân chúng đã được cảnh báo về sự nguy hại của việc tiêu thụ quá nhiều đuờng từ lâu. Ngay từ năm 1957, giáo sư dinh dưỡng John Yudkin thuộc Đại học Queen Elizabeth( London) đã cho rẳng  không phải  chất béo mà đường mới chính là thủ phạm gây ra bệnh tim và nhửng bệnh mạn tính khác..

Như vậy điều gỉ xẩy ra nếu chúng ta ăn quá nhiều đường?  Dưới đây là bản lược kê khá dài

1. Sâu răng

Đường quả thật là kẻ thù đáng sợ của răng . Sự liên hệ giữa đường và sâu răng là điều quá  rõ ràng “ Sâu răng xẩy ra khi các vi khuẫn bám trên răng ăn đường đơn tạo ra acid làm hủy hoại men răng”. Vì acid là thủ phạm chính nên các kẹo chua đặc biệt “ không tốt”

2. Đói vô độ

Leptin là một hormon báo cho cơ thể  biết khi nào ăn đã đủ no. Đối với những người đề kháng với leptin thì cơ  thể  không bao giờ  bắt được tín hiệu “ đủ no rồi”  nên đây là trở ngại lớn cho việc kiểm soát trọng lượng.

Thật vậy nghiên cứu trên chuột gợi ý là sự tiêu thụ fuctose quá mức có thễ dẫn trực tiếp tới những mức leptin cao hơn bình thường , điều này có thễ giảm sự nhạy cảm của cơ thể đối với hormon này, dẫn đến gia tăng rủi ro bị mập phì (obese)

3. Lên cân

Ngoài lối sống ít vận động, không có gì làm bạn tăng ký nhanh bằng cách thêm nhiều đường vào chế độ ăn uống của bạn. Các thực phẩm có đường chứa đầy calori nhưng ít thỏa mãn cơn đói của bạn. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã  đưa ra bằng chứng vững chắc là tăng hoặc giảm đường trong chế độ ăn uống có liên quan  tới sự thay đổi trọng lượng của các thành niên

 4. Đề kháng insulin

Khi bạn ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường--chẳng hạn như đô-nớt vào bữa điểm tâm--thì điều này có thể làm tăng nhu cầu của cơ thễ về insulin, một hormon giúp cơ thể chuyển hóa thực phẩm ra thành năng lượng khả dụng. Khi mức insulin nhất quán tăng, sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin sẽ giảm và glucoz sẽ tích tụ trong máu. Các triệu chứng của đề kháng với insulin (insulin resistance) bao gồm mệt mỏi, đói, trí óc mơ hồ, và cao huyết áp. Ngoài ra phần giữa cơ thể nặng ký thêm. Thế nhưng phẩn đông chỉ biết mình bị đề kháng với insulin khi mà bệnh tiểu đường bộc phát mạnh

 
5. Bệnh tiểu đường

 Trong khoảng thời gian từ 1988 tới 2008 bệnh tiểu đường tại Hoa kỷ đã tăng 128 phần trăm, và hiện nay khoảng 25 triệu người dân Mỹ bị bệnh này--tức 8.3 phần trăm dân số,

Một nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 51,603 phụ nữ trong khoảng thời gian 1991-1999 đã phát hiệnlà  có sự gia tăng rủi ro bị tiểu đường loại 2 ở những người tiêu thụ nhiều đồ uống có đường--như soda, trà đá có đường, đồ uống năng lượng....Ngoài ra một công trình duyệt xét các nghiên cứu thực hiện trước đây có liên hệ tới 310,819 người cũng đã đưa ra kết luận là uống nhiều soda không những làm tăng cân mà còn dẫn đến bệnh tiểu đường. Nghiên cứu vào năm 2013 về sự liên hệ giữa thói quen ăn uống và bênh tiểu đường tại 175 quốc gia cũng đã xác nhận là mức tiêu thụ đường giảm kéo theo sự hạ giảm đáng kể về tỉ lệ bệnh tiểu đường

6. Bệnh mập phì

Bệnh mập phì  (obesity)là một trong những rủi ro được nói tới nhiều nhất có liên quan tới việc tiêu thụ quá nhiều đường. Bạn chỉ cần uống một lon soda mỗi ngày là cũng có thể lên  thêm 15 pound trong một năm và mỗi lon soda đều tăng thêm nguy cơ bị mập phì
 
BMI Chart (Body Mass Index)

Đường có thể làm tăng trực tiếp rủi ro bị mập phì, nhưng cũng có thể qua trung gian của bệnh tiễu đường, hội chứng chuyển hóa, hoặc chế độ ăn uống khác và các thói quen thể dục có liên hệ với những chế độ ăn uống nhiều đường. Và có thể soda là đồ uống độc đáo nguy hiễm nhất so với tất cả các thực phẩm có đường khác

7. Suy gan         

Vì đây là cách duy nhất cơ thể chúng ta chuyển hóa fructose, nên gan chiụ nhiều stress dẫn đến viêm trầm trọng.  Những lượng lớn đường làm cho gan bị quá tải. Đây là một lý do giải thích  tại sao quá nhiều fructose đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển bệnh gan mỡ không phải do nghiện  rượu( nonalcoholic fatty liver disease)

Được biết những người được chẩn đoán mằc bệnh gan mỡ tiêu thụ soda gấp hai lần một người trung bình. Phần lớn nhũng người này không có biến chứng gì và không biết mình bị bệnh. Nhưng đối với môt số người khác mỡ tích tụ có thễ gây sẹo cho  gan v à cuối cùng dẫn tới  suy gan

 8. Ung thư tuyến tụy

 Một số ít nghiên cứu đã phát hiện sự liên quan giữa các chế đô ăn uống nhiều đường với sự gia tăng nhẹ về rủi ro bi ung thư tuyến tuy, một loại ung thư nguy hiểm nhất. Sự liên quan này có đươc là do các chể đô ăn uống nhiểu đường liên đới với các  bệnh mập phì  và tiểu đường, cả hai bệnh này đều gia tăng khả năng bị ung thư tuyến tụy của một người nào đó. Tuy nhiên mối liên quan này còn cần được nghiên cứu thêm

 9. Bệnh thận
Ý kiến cho rằng chế độ ăn uống nhiều đường-- đặc biệt là quá nhiều soda---có thễ là một yếu tố rủi ro bị bệnh thận hãy còn mới chỉ là một giả thuyết. Tuy nhiên có một vài lý do gây quan tâm. Một nghiên cứu trên 9,358 thành niên đã gợi ý là việc tiêu thụ soda có đường ( hai lon soda hoặc hơn mổi ngày ) có thễ làm tổn thương thận . Chuột được nuôi theo một chế độ nhiều đường --chứa khoảng 12 lần lượng đường khuyến cáo bởi hướng dẫn mới của WHO--  có thận bị to ra và có nhiều vấn đề  liên quan tới chức năng bình thường của thận

 10. Cao huyết áp

 Cao huyết áp thông thường được liên kết với những thực phẩm nhiều muối--nhưng thực ra nhiều đường quá cũng làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu trên 4,528 thành niên không có tiểu sử bị cao huyết áp, cho thấy huyết áp các người này tăng nếu họ tiêu thụ 74 gram đường hay hơn mỗi ngày. Một nghiên cứu khác qui mô nhỏ hơn cho biết là nếu uống 60 gram fructose huyết áp sẽ tăng vọt sau hai tiếng. Phản ứng này xẩy ra có thể là vì sư tiêu hoá  fructose sản xuất ra uric acid (xem đoạn 15), tuy nhiên còn cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn

11.    Bệnh tim

Bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Hoa kỳ. Hút thuốc và lối sống ít hoạt động đã được thừa nhận từ lâu là những yếu tố rũi ro chính. Những tình trạng liên hợp với việc tiêu thụ quá nhiều đường, như bệnh tiễu đường và chứng quá mập cũng đã được biết là những yếu tố rủi ro cũa bệnh tim, và nghiên cứu gần đây gợi ý là ăn quá nhiều đường có thễ gây hại cho sức khoẻ tim--nhất là đối với phụ nữ

Một nghiên cứu với chuột bị cao huyết áp cho thấy bệnh suy tim xẫy ra nhanh hơn đối với chuột được nuôi theo chế độ nhiều đường. Ngoài ra một nghiên cứu cũa Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC)  thực hiện với sự tham gia của 11,733 thành niên đã đưa ra kết luận là có sự liên hệ đáng kể giữa việc tiêu thụ nhiều đường với sự gia tăng rủi ro bị tử vong vì bệnh tim mạch (CVD)

12. Nghiện đường

 Có bằng chứng là chuột có thễ trở thành lệ thuộc vào đường, và một vài nghiên cứu chỉ ra rằng  điều này cũng có thể xẩy ra cho người

13. Suy thoái nhận thức

 Bệnh mập phì và bệnh tiểu đường cả hai đều là những yếu tố rủi ro làm suy thoái nhận thức và gây bệnh Alzheimer, nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu đã phát hiện sự liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều đường và các bệnh vể nhận thức. Những nguyên nhân của sự liên hệ này chưa được biết rõ

 14. Thiếu dinh dưỡng

 Nếu bạn ham ăn quá nhiều đưòng thì có thể bạn sẽ quên ăn những thứ khác mà đáng lẽ bạn cần  phải ăn . Hội Tim Hoa kỳ đưa ra thí dụ là các thực phẩm nhiều đường lấn chỗ của các thực phẩm nguyên vẹn (whole foods) chưa chế biến ( chẳng hạn nước ngọt lấn lướt sữa và nước trái cây) và dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Một nghiên cứu thực hiện trên 568 trẻ em 10 tuổi cho thấy là vì việc tiêu thụ đường gia tăng nên sự dung nạp những chất dinh dưỡng thiết yếu giảm. Trong một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp các nhà khảo cứu phát hiện là khi người ta dung nạp 18 phần trăm hay hơn calori từ đường thì các chất dinh dưởng như folate, calcium, sắt, vitamin A và vitamin C trong cơ thể ở mức thấp nhất


15. Bệnh gút (thống phong)
 
Trước đây bệnh gút được coi  là bệnh của người giàu, nhưng ngày nay vì các chế độ ăn uống đã thay đổi nên dạng viêm khớp đau đớn này trở thành thông thường trong mọi tầng lớp xã hội. Một vài thực phẩm như thịt nội tạng và cá cơm (anchovies) có liên quan với bệnh gút đều chứa một một chất gọi là purin ở mức độ cao. Khi cơ thể phá vỡ các phân tử chất này thì uric acid sẽ được sản xuất, và chính sự tích tụ uric acid  thường dẫn tới bệnh gút.

Thế nhưng uric acid còn là sản phẩm phụ của sự chuyển hoá fructose và các nghiên cứu mới đây gợi ý là tiêu thụ quá nhiều đường cũng là một yếu tố rủi ro của bệnh gút. Một nghiên cứu vào năm 2008 đã đưa ra kết luận là việc tiêu thụ các nước giải khác (soft drink) có đường và fructose có liên quan mật thiết với sự gia tăng rủi ro bị gút của đàn ông

 15 Terrible Things That Happen When You Eat Too Much Sugar- Lauren F Friedman- Dec 2014