1.- Dấu hiệu đầu tiên khó tiêu, khó nuốt, thay đổi khẩu vị ăn:
Đây là dấu hiệu sớm nhất của ung thư đường tiêu hóa, gan mật, dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng ở phụ nữ cũng có mối liên quan đến triệu chứng khó tiêu, khó nuốt, thay đổi khẩu vị ăn. Bệnh kéo dài lâu rất nguy hiểm.
Các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần cần kiểm tra sức khỏe, nên siêu âm ổ bụng, nội soi đại trực tràng, phụ nữ khám sản phụ khoa và khám sàng lọc buồng trứng.
Ung thư xương cũng làm thay đổi chế độ ăn do thay đổi canxi máu trong xương. Ung thư xương chẩn đoán kèm theo các dấu hiệu đau xương đau về đêm, sáng, làm các xét nghiệm sớm chụp Xquang thường xuyên, xạ hình xương.
2.- Khó thở và tức ngực thường xuyên,
Đầu tiên là ung thư phổi. Dấu hiệu khó thở đã là ở giai đoạn tương đối muộn có khối u ở lồng ngực, tràn dịch phổi gây chèn ép phế nang, khó thở. Ung thư buồng trứng cũng gây khó thở tức ngực ở nữ giới. Trên 30 – 35 tuổi có dấu hiệu này cần kiểm tra.
3.- Ho kéo dài.
Với dấu hiệu này đầu tiên ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh hay gặp đó là lao phổi, ho kéo dài, ho có đờm, sốt về chiều, sốt nhẹ khoảng 37,8 38,2 độ. Người gầy, mệt mỏi thường xuyên nên chụp Xquang phổi vì có thể ho kéo dài còn là ung thư phổi.
4. Dấu hiệu thay đổi đi tiểu, đại tiện không có nguyên nhân.
Khi ngộ độc thực phẩm, dạ dày thay đổi nhưng không có dấu hiệu ngộ độc mà đi ngoài thường xuyên.
Cảm giác mót rặn, đi tiểu nhiều hơn, đi tiểu không thoải mái, đi ngoài phân khác màu, phân thay đổi khuôn phân, màu đen, tiểu buốt, tiểu máu đó là biểu hiện điển hình của bệnh lý đường tiêu hóa, tiểu tiện bệnh của niệu quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, thận, niệu đạo.
Đặc biệt những người đi ngoài phân đen thường xuyên, có máu thường nghĩ đến bệnh ác tính. Trong trường hợp này chỉ cần nội soi đường tiêu hóa, thăm dò siêu âm ổ bụng. Còn rối loạn tiểu tiện có thể nghĩ đến ung thư tiết niệu siêu âm tiền liệt uyến, bàng quang, niệu đạo khi nghi ngờ cần chụp cắt lớp.
5. Trên da xuất hiện vết loét lâu liền ở lưỡi, miệng
Cần nghĩ đến ung thư da, bác sĩ sẽ lấy tế bào xét nghiệm tế bào học để xem ác tính hay lành tính.
6. Ù tai, mờ mắt, nghẹt mũi một bên
Triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng. Khi có dấu hiệu đó cần đi khám ngay. Các tổn thương khối u ở vùng mặt cổ thì phải đi khám hàm mặt.
7. Người ướt mồ hôi về đêm.
Cơ thể khi có mồ hôi về đêm chưa rõ ràng nhưng có hai ý tuyết khi bị ung thư có quá tình chiến đấu của cơ thể với khối u làm cho cơ thể mình mất nước.
Thay đổi hooc môn làm bệnh nhân hay vã mồ hôi về đêm, kéo dài hai tuần cần khám tổng thể có thể đó là ung thư hệ bạch huyết, ung thư xương, ung thư máu, ung thư gan
8. Hạch nổi ở thượng đòn, hạch ở dưới hàm, hạch bẹn.
Hầu như các loại ung thư ở giai đoạn muộn đều có tổn thương hạch nhất là ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết. Khi xuất hiện hạch to bất thường, đau cần đi khám ngay. Có thể sinh thiết, phẫu thuật xem có phải hạch lai, viêm nhiễm, ung thư không. Từ 10 ngày trở lên cần kiểm tra ngay.
9. Các móng tay, móng chân thay đổi hình dạng màu sắc.
Móng tay chuyển sang màu trắng có thể là ung thư hạch, móng tay màu nâu xám nghĩ đến ung thư vú, móng tay chuyển sang màu đen nghĩ đến ung thư vú, móng tay thay đổi, biến dạng có thể là ung thư phổi.
10. Chảy máu.
Dấu hiệu này là dấu hiệu hay gặp nhưng không phải sớm nữa đó là chảy máu bất thường như đi ngoài phân đen có thể ung thư đường tiêu hóa, đi tiểu ra máu ung thư bàng quang, ung thư thận.
Rong huyết, rong kinh, chảy máu bất thường giưa kỳ kinhm chảy máu chân răng, chảy máu miệng ung thư miệng, lưỡi, vòm. Chảy máu ở núm vú thì đã là dấu hiệu muộn, biểu hiện này tương đối muộn của bệnh ung thư.
11. Dấu hiệu đau nhức như đau bụng âm ỉ, đau về đêm gần sáng.
Trên 40 – 50 đau nhiều, đau nửa đêm về sáng thì đó là dấu hiệu gợi ý ung thư. Đến giai đoạn nhất định nó gây ra triệu chứng đau như đau đầu, đau lưng, ung thư tụy, thận, ung thư di căn cột sống.
Đau từ dưới trở xuống ung thư cổ tư cung, buồng trứng, ung thư bàng quang. Nếu đau khi quan hệ tình dục thì có thể là ung thư cổ tử cung.
12. Sốt kéo dài, cảm cúm thường xuyên kéo dài liên tục:
Sốt kéo dài có thể bệnh lao, các bệnh miễn dịch như HIV, ung thư vì ung thư khi đó ung thư đã di chuyển di căn sang nơi khác. Ung thư gây sốt giai đoạn sớm, giảm bạch cầu gây sốt. Ung thư di căn từ nguyên phát gây sốt.
13. Gầy và sụt cân.
Đây là giai đoạn muộn nhưng ở Việt Nam bệnh nhân gầy sụt cân cũng không đi khám khi suy kiệt, da bọc xương mới đi khám. Vì thế, bác sĩ khuyên nếu tự nhiên giảm 10 % trọng lượng cơ thể trong 3 tháng thì cần đi khám ngay nếu không có bệnh, không có tai biến gì.
14. Xuất hiện u trên da.
U trên da như ung thư vú sờ thấy khối u ở vú, ung thư dương vật, ung thư hạch sờ tháy hạch, ung thư phần mềm cũng sờ thấy u. U cứng chắc, độ di động kém, các u lành tính u bã đậu, u mỡ mềm, không đau tức tức và có di động, phát triển chậm.
Ung thư tinh hoàn bên to hơn, ấn đau, chắc cần đi khám
15. Thay đổi bất thường của nốt ruồi.
Nốt ruồi chảy dịch nhất là nốt ruồi vùng mặt, vùng tiếp xúc với ánh sáng của cơ thể. Nốt ruồi to, đau. chảy dịch, có màu săc thay đổi cần đi khám ngay.
16. Các tổn thương ở vú
Căng tức, có khối bất thường chảy dịch, quầng đỏ cần đi khám ngay vì đó là một trong những dấu hiệu của ung thư vú vì đây là bệnh hàng đầu của nữ giới. Nhất là nhiều người trẻ bị bệnh ung thư vú.
Những gia đình có mẹ, chị em bị ung thư vú thì sắc xuất người đó bị ung thư vú cao. Cần khám các chuyên khoa sản khoa, xét nghiệm gen để phát hiện sớm ung thư vú.
17. Thiếu máu.
Da xanh, hoa mắt chóng mặt, đau đầu cần xét nghiệm vì có thể là báo hiệu các bệnh ung thư về hệ tạo máu.
18. Viêm loét miệng lâu liền
Có thể là ung thư khoang miệng cần khám sớm, nội soi để xác định, vết loét kéo dài trên 2 tuần cần đi khám.
19. Nuốt khó.
Biểu hiện của ung thư thực quản. Bất thường về nuốt, bệnh nhân đến đã quá muộn nhất ơ ở bệnh nhân nam giới thuongf xuyên uống rượu mạnh, làm bỏng niêm mạc là tiền đề để gây ra ung thư khoang miệng.
20. Dấu hiệu vàng da
Các tổn thương ở gan, đường mật, u tụy làm ứ mật gây vàng da, phân bạc màu cần đi khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan, tụy nội soi đường tiêu hóa để sàng lọc ung thư gan, tuỵ…
Bác sĩ Trần Quốc Khánh/tienglongta