Chuột rút là tình trạng cơ co thắt đột ngột, gây cảm giác đau mạnh và thường kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Chuột rút khi ngủ thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và chu kỳ giấc ngủ. Hay bị chuột rút khi ngủ cũng có nhiều nguyên nhân và cần có những phương pháp để phòng ngừa hiện tượng khó chịu này.
Chuột rút là tình trạng cơ co thắt đột ngột, gây cảm giác đau mạnh và thường kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chuột rút ở chân khi ngủ không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt là ở người già, thường xảy ra ở bắp chân, đôi khi cũng xảy ra ở đùi hoặc cơ bàn chân.
Hiện tượng chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người khỏe mạnh, nhưng phổ biến hơn là ở người già. Một báo cáo trên American Family Physician cho biết có đến 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút về đêm.
Chuột rút có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong đó chuột rút khi ngủ là một triệu chứng điển hình và “nhức nhối” vì nó phá hỏng giấc ngủ của chúng ta. Chuột rút khi ngủ vào ban đêm nhiều lần sẽ khiến cơ thể thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi thức dậy, và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể khi hiện tượng này kéo dài.
Tuy chuột rút là hiện tượng phổ biến, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân gây chuột rút
Cơ chế gây ra chuột rút vẫn còn là một ẩn đó. Tuy nhiên hầu hết trường hợp chuột rút khi đang ngủ do vận động quá mức, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, hoặc đang mang thai.
1. Vận động quá mức và mất cân bằng điện giải
Vận động mạnh kèm theo đó là uống quá ít nước, có thể dẫn đến tình trạng căng cơ, mỏi cơ, mất nước và mất cân bằng chất điện giải. Đây là những yếu tố phổ biến dẫn đến rối loạn cơ và co rút không báo trước.
Với các bệnh lý về thận, do không thể chuyển hóa chất thải hiệu quả nên chất điện giải trong cơ thể thay đổi liên tục. Những người mắc các bệnh này thường hay bị chuột rút khi ngủ.
2 .Dây thần kinh bị chèn ép
Sai tư thế ngồi, nằm khiến dây thần kinh bị chèn ép và cản trở máu không lưu thông đến chân. Khi ngồi và nằm ở tư thế sai trong một thời gian lâu, cơ bị căng ra và khi cử động, dây thần kinh bị chèn ép khiến cơ co lại đột ngột và gây chuột rút ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
Những bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm khớp, hẹp cột sống thắt lưng, v.v. đều có thể gây ra chuột rút. Ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khả năng bị chuột rút cao tới 70%. Nguyên nhân do cột sống bị biến dạng, khiến các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như chuột rút ở chân.
3 .Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai sẽ phải cung cấp canxi cho thai nhi, và sự thay đổi hormon cũng khiến canxi trong máu giảm. Thiếu canxi, magie và kali khiến mất cân bằng điện giải và dẫn đến chuột rút.
Ngoài ra do sức nặng của thai nhi, các dây thần kinh dưới chân cũng bị chèn ép đến các dây thần kinh chi dưới, tăng nguy cơ chuột rút.
Chuột rút ở phụ nữ mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé.
4 .Xơ vữa động mạch chi dưới
Người bị chuột rút chân thường xuyên và nặng về đêm phải cảnh giác nguyên nhân do xơ vữa động mạch chi dưới. Có đến 70% các trường hợp chuột rút xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.
Xử lý khi bị chuột rút chân như thế nào
Cơn đau do chuột rút có thể sẽ khá dữ dội, vậy nên điều đầu tiên cần làm khi bị chuột rút là bình tĩnh lại và nén đau.
Bước tiếp theo là duỗi thẳng chân bị chuột rút, duỗi thẳng đầu gối, dùng hai tay nắm lấy ngón chân và kéo lên trên trong một hoặc hai phút. Nếu có thêm một người khác hỗ trợ, thao tác này sẽ dễ dàng hơn.
Bước thứ ba là từ từ xoa bóp phần bị chuột rút để thư giãn các cơ, phối hợp hoạt động chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, đến khi các triệu chứng gần như thuyên giảm thì đứng dậy vận động nhẹ nhàng. Đây cũng là phương pháp mà các vận động viên chuyên nghiệp thường sử dụng khi bị chuột rút.
Các cách phòng ngừa chuột rút chân
Để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra ban đêm, trước khi ngủ có thể thực hiện các bước trên và massage chân để giãn cơ trong vài phút.
Ngoài ra, chúng ta nên có một phương pháp luyện tập phù hợp với thể trạng. Không nên vận động quá nặng và cũng cần duy trì tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu cho chân.
Uống đủ nước. Thông thường người khỏe mạnh thường uống từ 1,5 – 2l nước trong ngày.
Đồng thời bổ sung đầy đủ chất điện giải như canxi, magie hay kali thông qua ăn uống: ăn nhiều rau, trái cây, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất.
Trên đây là một số cách để hạn chế và phòng ngừa chuột rút khi ngủ.
Quang Minh/tiếng lòng ta