Thứ Hai, 5 tháng 2, 2024

Phân Biệt giữa Đau Lưng Do Xương Khớp và Đau Lưng Do Thận

 


Tình trạng đau lưng do thận và cơ xương khớp thường bị nhầm với nhau bởi có cùng vị trí xảy ra, đồng thời cường độ đau nhức cũng có phần tương đồng. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn giải pháp điều trị, kéo theo nhiều hệ lụy xảy ra.

Phần lớn trường hợp, các cơn đau nhức xảy ra ở lưng chủ yếu liên quan đến những vấn đề về cơ xương khớp – cột sống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đôi khi triệu chứng đau lưng còn cảnh báo về sự thương tổn ở thận đang dần phát triển theo thời gian.

Vậy, làm thế nào để phân biệt triệu chứng đau lưng do thận và đau lưng do cơ xương khớp? Đâu là giải pháp tối ưu cho việc điều trị các vấn đề sức khỏe này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

1. Vì sao bệnh thận có thể gây đau lưng?

Theo cấu tạo sinh học, thận gồm hai cơ quan nằm bên dưới xương sườn (khoảng từ đốt sống ngực T11 đến đốt sống thắt lưng L3), đối xứng nhau qua cột sống và tựa vào cơ lưng. Do đó, bất kỳ thương tổn nào xảy ra ở một trong hai cơ quan đều có thể dẫn đến triệu chứng đau nhức ảnh hưởng đến khu vực lưng.

 

 Tắc nghẽn sỏi thận có thể khiến người bệnh cảm thấy đau vùng thắt lưng

Mặt khác, theo nhiều chuyên gia, dù triệu chứng đau lưng do những tổn thương ở cơ xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên lưng nhưng thực tế, vùng thắt lưng là khu vực thường xuyên bị đau nhất. Do đó, không ít người nhầm lẫn cơn đau lưng do thận gây ra với triệu chứng đau lưng do bệnh cơ xương khớp, từ đó dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc chữa đau.

2. Cách phân biệt đau lưng và đau thận

Tuy có cùng triệu chứng đau nhưng đau lưng do thận và đau lưng do tổn thương cơ xương khớp sẽ có một số đặc điểm riêng. Quan sát và nhận biết những đặc điểm này có thể giúp người bệnh xác định đúng nguồn gốc cơn đau ở lưng của mình đến từ đâu, bao gồm:

2.1-Vị trí đau

Đau lưng trên, đau vùng lưng giữa, đau một bên cột sống… là những dạng đau lưng thường gặp. Tuy vậy, theo các bác sĩ, đau nhức ở vùng thắt lưng phổ biến nhất

Đau lưng do thận thường xảy ra ở gần vùng thắt lưng. Tùy vào vị trí tổn thương mà người bệnh có thể bị đau một hoặc cả hai bên lưng. Ngoài ra, đôi khi phạm vi đau lưng thận còn có khả năng lan qua các khu vực lân cận, ví dụ như bụng, hai bên sườn, háng…

2.2-Cường độ đau

Đau lưng do bệnh cơ xương thường diễn ra dưới dạng âm ỉ và nhức mỏi. Cường độ đau có thể tăng lên ở mỗi cử động của cơ thể người bệnh. Không kiểm soát và điều trị tốt triệu chứng đau lưng cũng góp phần khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng. Nếu nguyên nhân gây đau lưng liên quan đến nứt, gãy đốt sống hoặc thay đổi đường cong sinh lý, triệu chứng đau nhức có nhiều khả năng sẽ đột ngột xuất hiện với cường độ không nhẹ. Ngoài ra, đối với trường hợp đau lưng do chèn ép dây thần kinh (chẳng hạn như đau thần kinh tọa), người bệnh sẽ cảm thấy đau châm chích, nóng rát không chỉ ở lưng mà cả những bộ phận xung quanh.

2b--.Hầu hết bệnh thận đều phát triển thầm lặng trong nhiều năm nên người bệnh thường chỉ cảm thấy đau nhức âm ỉ ở một hoặc hai bên thắt lưng. Tuy nhiên, một số vấn đề như sỏi thận có thể gây đau từng cơn và dữ dội, đặc biệt nếu sỏi hình thành với đường kính lớn hơn 5 mm. Bên cạnh đó, triệu chứng đau lưng thận có thể lan xuống bụng và bẹn theo thời gian.

2.3- Dấu hiệu kèm theo

    2.3.1 Người bị đau lưng do bệnh cơ xương khớp có thể có một số biểu hiện bất thường khác như:

● Tê cứng cột sống

● Đau nhói và châm chích ở cổ

● Đau nhức khó chịu mỗi khi đứng hoặc ngồi thẳng lưng

● Đi lại khó khănTìm gặp bác sĩ ngay khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

● Triệu chứng đau nhức dai dẳng, kéo dài không dứt và không có biểu hiện cải thiện dù đã nghỉ ngơi

● Cường độ đau ở lưng tăng dần theo thời gian

● Cảm giác đau nhức, ngứa ran từ lưng lan rộng đến tứ chi

● Khó đứng vững, di chuyển gặp nhiều khó khăn

    2.3.2- Biểu hiện đau lưng do thận thường xảy ra chung với những dấu hiệu cảnh báo cơ quan bài tiết đang bị suy giảm chức năng, ví dụ như:

● Tiểu ra máu

● Nước tiểu đục hoặc có màu sắc hoặc tình trạng bất thường, chẳng hạn như vàng đậm, sủi bọt, lượng nước tiểu ít…

● Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu

● Cảm giác rát buốt khi đi tiểu

● Buồn nôn và nôn

● Chóng mặt

● Thân nhiệt tăng nhẹ

● Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược

3. Đâu là giải pháp điều trị lý tưởng cho đau lưng do thận và đau lưng do cơ xương khớp?

Tùy theo nguyên nhân gây đau, nhức mỏi ở lưng, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ đề xuất hướng điều trị khác nhau với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

3.1. Điều trị đau lưng do thận

Mỗi căn bệnh về thận có phác đồ điều trị riêng. Vì vậy, để chữa đau lưng do thận hiệu quả, điều đầu tiên là phải xác định đúng nguyên nhân gây tổn hại thận. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài thủ thuật chẩn đoán như xét nghiệm nước tiểu, chụp CT… nhằm tìm hiểu về tình trạng của cơ quan bài tiết này, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.


              Cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng

Các phương pháp chữa trị thường gặp gồm dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật loại bỏ sỏi thận… Nếu thận chịu tổn thương quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cần chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc thậm chí là ghép thận.

3.2. Chữa đau lưng do bệnh cơ xương khớp

Tương tự tình trạng đau lưng do thận, triệu chứng đau lưng do cơ xương khớp cũng chỉ có thể chấm dứt hoàn toàn khi nguyên nhân gốc rễ được điều trị hiệu quả. Nhìn chung, tình trạng đau nhức ở lưng trong trường hợp này thường liên quan vấn đề sai lệch trong cấu trúc xương khớp – cột sống, đồng thời còn có thương tổn ở mô mềm như các nhóm cơ và dây thần kinh xung quanh do bị chèn ép từ các cấu trúc sai lệch.

Trong những năm gần đây, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là một trong các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trên. Khác với thuốc giảm đau chỉ có tác dụng xoa dịu tạm thời, liệu pháp Chiropractic có khả năng khắc phục triệt để tình trạng cấu trúc xương khớp – cột sống sai lệch bằng cách sử dụng lực tay trực tiếp nắn chỉnh chúng trở về vị trí ban đầu.

Thông qua đó, áp lực chèn ép rễ thần kinh gây đau được giải phóng, đồng thời cơ chế tự làm lành tổn thương của cơ thể cũng được kích hoạt. Nhờ vậy, dấu hiệu đau lưng có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn mà không cần thuốc hay phẫu thuật can thiệp.

Không những vậy, Trị liệu Thần kinh Cột sống còn được chứng minh an toàn hơn so với hai lựa chọn điều trị trên vì liệu pháp không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác như:

-  Thuốc giảm đau: gây loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, tổn thương thận…

- Phẫu thuật: nhiều rủi ro dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết, tê liệt tứ chi…

Lối sống thiếu vận động, làm việc sai tư thế đã khiến không ít người phải gánh chịu cơn đau cột sống lưng dai dẳng. Áp dụng một vài bài tập chữa đau cột sống lưng theo bộ môn yoga, nhiều người đã cải thiện được tình trạng sức khỏe…

 

Người bệnh sẽ cần phân biệt rõ triệu chứng đau lưng do thận và cơ xương khớp ngay từ đầu để có thể sớm tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp. Trong khi đau lưng thận có thể được chữa trị hiệu quả với thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật, tình trạng đau nhức ở lưng do bệnh cơ xương khớp nên được điều trị bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống, do các chuyên gia uy tín thực hiện, nhằm đảm bảo hiệu quả chữa đau và an toàn cho người bệnh.

Theo Phong Khám ACC//nguoiphuongnam