Dịch từ "This Is the Difference Between Dementia and Alzheimer’s- Jessica Migala -3/16/2023"
Sa sút trí tuệ vs. Alzheimer's
Đây là điều đầu tiên bạn cần biết: làm thế nào để phân biệt được sự khác biệt giữa chứng sa sút trí tuệ (dementia) và bệnh Alzheimer.
Sa sút trí tuệ là thuật ngữ chung để chỉ các triệu chứng như suy giảm trí nhớ và suy nghĩ gây cản trở cuộc sống hàng ngày còn bệnh Alzheimer là một loại sa sút trí tuệ đặc biệt . Các dạng sa sút trí tuệ khác bao gồm sa sút trí tuệ mạch máu (vascular dementia), sa sút trí tuệ thể Lewy (dementia with Lewy bodies) , sa sút trí tuệ vùng trán-thái dương (frontotemporal dementia), bệnh Parkinson (Parkinson’s disease) và bệnh Huntington (Hungkington’s disease)
Bác sĩ Richard Isaacson-- giám đốc khoa khám phòng chống Alzheimer tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell ---cho biết: “Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất - khoảng 60 đến 70% trường hợp bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer”. Theo bác sĩ Isaacson lý do bạn nghe nói về bệnh Alzheimer thường xuyên nhất không chỉ vì đây là loại bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất mà còn là vì khoa học đằng sau bệnh Alzheimer tiến bộ nhất trong tất cả các bệnh sa sút trí tuệ
Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ rất khác nhau
Bệnh nội khoa, vấn đề trao đổi chất (như vấn đề về dinh dưỡng hoặc tuyến giáp), bệnh mạch máu (như đột quỵ) hoặc đôi khi bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến tế bào não, gây ra chứng sa sút trí tuệ. Bác sĩ Isaacson cho biết ngay cả bệnh bò điên (mad cow), một căn bệnh rất hiếm gặp, cũng có thể góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ. Một tình trạng gọi là chứng mất trí nhớ "giả"(“pseudo” dementia) do trầm cảm cũng có thể là một nguyên nhân khác. Theo như bác sĩ Isaacson giải thích thì khi mà mức độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin xuống thấp bạn có thể gặp khó khăn trong việc chú ý , và khi bạn bị phân tâm thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ, điều này có thể biểu hiện giống như là chứng sa sút trí tuệ.
Mặt khác, bệnh Alzheimer có nguồn gốc riêng của nó. Đó là một bệnh về não được biểu hiện bằng sự lắng đọng các mảng beta-amyloid và protein gọi là tau, gây tổn thương cho các tế bào ở vùng não kiểm soát các chức năng như suy nghĩ, trí nhớ và lý luận.
Nhiều yếu tố có thể kế hợp với nhau
Ngoài ra còn có chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp (mixed dementia), nghĩa là có nhiều tình trạng có thể kết hợp với nhau gây ra chứng sa sút trí tuệ. Bác sĩ Isaacson cho biết: “30% bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cũng mắc bệnh mạch máu khiến các triệu chứng nhận thức trở nên tồi tệ hơn”. Bệnh Alzheimer và bệnh mất trí nhớ thể Lewy (trong bệnh này, các khối protein alpha-synuclein phát triển trong não) cũng được phát hiện xảy ra cùng nhau.
Các triệu chứng có thể rất giống nhau
Mất chìa khóa và quên nơi đậu xe là những vấn đề cơ bản về trí nhớ, vậy làm sao bạn biết khi nào điều đó có thể liên quan đến chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer? Theo Hiệp hội Alzheimer, để một người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ thì hai trong số những điều sau đây phải "suy giảm đáng kể": trí nhớ, giao tiếp và ngôn ngữ, khả năng tập trung và chú ý, lý luận và phán đoán cũng như nhận thức thị giác. Khi nói đến bệnh Alzheimer, bạn có thể quên thông tin mới hoặc bạn phải yêu cầu các thành viên trong gia đình ghi nhớ những thông tin quan trọng mà bạn có thể tự theo dõi được. (đây không phải là vấn đề nhỏ của não như là khi bạn không thể nhớ được tên của người anh họ của mình nhưng rồi sau đó lại nhớ ra - điều đó là bình thường). Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Bệnh Alzheimer năm 2016 cũng chỉ ra rằng khó khăn khi sử dụng bản đồ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất về bệnh Alzheime
Bệnh Alzheimern có thể ngăn ngừa được
Bác sĩ Isaacson cho biết: “Chúng tôi có Phòng khám Phòng chống bệnh Alzheimer để tư vấn bạn về vấn đề này “. Chúng tôi nghiên cứu về cách lựa chọn lối sống: một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, các hoạt động xã hội và kích thích tinh thần, cũng như các thói quen hàng ngày và ngủ đủ giấc có thể làm giảm rõ rệt nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Trên thực tế, trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Lancet Neurology, việc giảm một số yếu tố nguy cơ có thể làm giảm 33% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Những cách quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh Alzheimer là kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp, giảm cân nếu béo phì, duy trì hoạt động, điều trị trầm cảm, không hút thuốc và duy trì việc đi học. Một bài báo dăng trên tap chí The Lancet vào năm 2017 cũng lưu ý rằng việc giao tiếp xã hội (dành thời gian với bạn bè và các thành viên trong gia đình) và kiểm soát tình trạng mất thính lực đã được chứng minh là một trong những yếu tố có thể kiểm soát được và có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại sa sút trí tuệ
Theo bác sĩ Isaacson, hầu như không có phương pháp điều trị nào được FDA phê chuẩn cho chứng sa sút trí tuệ (chỉ có một loại thuốc được phê duyệt cho chứng sa sút trí tuệ Parkinson), nhưng có bốn loại thuốc cho bệnh Alzheimer. Và mặc dù những loại thuốc này không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh (hoặc chữa khỏi bệnh), nhưng chúng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Các bệnh nhân của bác sĩ Isaacson cho biết những loại thuốc này có thể giúp ích từ sáu đến chín tháng, nhưng nhiều người vẫn sử dụng chúng trong thời gian dài vì chúng giúp giải quyết các triệu chứng hành vi như kích động và hung hăng. Ông nói: “Khi bạn ngừng dùng thuốc, các triệu chứng tâm lý sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Đối với các loại bệnh sa sút trí tuệ khác, thay đổi lối sống có thể là lựa chọn tốt nhất. Điều trị chứng sa sút trí tuệ do mạch máu dựa vào việc thực hiện những việc lành mạnh cho động mạch và tim của bạn: giảm huyết áp và cholesterol cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Isaacson cho biết: “Việc quản lý các tình trạng mãn tính khác rất là quan trọng. "Đó là một cách tốt nhất để ngăn chặn sự tăng nhanh của chứng sa sút trí tuệ."
Bạn có thể biết mình có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer hay không
Nếu cần đánh giá nguy cơ mắc bệnh Alzheimer của bạn , bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, tiền sử lâm sàng và xét nghiệm y tế (để loại trừ các nguyên nhân như vấn đề về tuyến giáp hoặc thiếu hụt dinh dưỡng). Các xét nghiệm hình ảnh não như cat scan hoặc MRI scan có thể tìm kiếm các mảng beta amylase bám vào các vùng não.
Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể đang phát triển bệnh Alzheimer, bác sĩ Isaacson và các đồng nghiệp của ông đã phát triển một bài kiểm tra ngắn miễn phí dựa trên nhận dạng tên, khuôn mặt và nghề nghiệp để giup xác định xem có cần đánh giá thêm để chẩn đoán bạn có bệnh Alzheimer hay không. Theo bác sĩ Isaacson kết quả này tương quan với mức độ beta-amyloid trong não và nhờ đó c ác nhà khoa học có thể tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và cách đảo ngược nó.
Bạn không cần phải lo sợ
Việc quên cách vận hành máy điều nhiệt trong nhà, sợ phải rời khỏi khu vực lân cận vì sợ quên đường không trở về nhà được hoặc để quên đồ đạc thường xuyên đến mức khiến bạn không thể ra khỏi cửa đều có thể đáng lo ngại—đặc biệt nếu một người thân bày tỏ sự quan tâm. Bác sĩ Issacson khuyên nếu bạn lo lắng thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được giáo dục, được cung cấp thông tin và được đánh giá. Chẩn đoán càng sớm thì bạn càng có thể được điều trị sớm. Và bạn càng được điều trị sớm thì kết quả sẽ càng tốt. Bạn cũng có thể tự giúp mình bằng cách tránh những thói quen ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn
NBN tintuccaonien