Mùa đông, nhất là những đợt gió lạnh đầu tiên, mọi người cần chú ý giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để tránh các bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng... do thời tiết lạnh. Cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm nào để có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu?
1. Các loại rau củ tốt cho sức khỏe khi trời lạnh
Một số loại củ như cà rốt, khoai lang, củ cải, củ dền, những loại rau củ này đòi hỏi nhiều năng lượng hơn trong quá trình tiêu hóa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Hơn nữa, chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.
2. Rau lá xanh có sẵn trong mùa đông
Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa mạn tính, cải thiện lưu thông máu, có đặc tính chống viêm và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, hãy thử với số lượng lớn hơn, có ít nhất 4-5 phần, tức là 500g rau (rau và củ) mỗi ngày trong bữa ăn của bạn (nấu chín hoặc tươi).
3. Các loại thảo mộc và gia vị
Hạt tiêu đen, gừng, tỏi, thì là giúp chống ho và cảm cúm, kích thích ăn ngon, tiêu hóa và tăng tuần hoàn máu.
Húng quế (tulsi) giúp cơ thể chống lại tất cả các rối loạn hô hấp và cũng là một chất khử trùng và kháng khuẩn.
Tương tự như vậy, curcumin, một hợp chất tích cực được tìm thấy trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp chống lại các tổn thương oxy hóa và tăng cường chức năng miễn dịch của chúng ta.
Gừng là một chất "tạo mồ hôi" tự nhiên và giữ cho cơ thể bạn ấm áp bên trong. Nó làm tăng lưu thông máu và có thể kích thích sinh nhiệt. Tỏi chứa Allicin (hợp chất chứa lưu huỳnh) có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn và kháng virus.
Lương y Bàng Cầm cho biết, theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
4. Ăn ít nhất hai loại trái cây mỗi ngày
Có một lầm tưởng phổ biến xung quanh việc tránh các loại trái cây có múi như cam, chanh và ổi trong mùa đông vì chúng được coi là thực phẩm lạnh và có thể gây ho và cảm lạnh. Thực tế, đây là những loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp điều trị ho và cảm lạnh. Chuối cũng được coi là một loại thực phẩm "nóng" rất giàu vitamin B và magiê giúp các tuyến điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Do đó, đừng tránh ăn chuối trong mùa đông.
5. Các loại thực phẩm làm từ đậu
Đây là những món ngon mùa đông giàu protein, chất xơ và khoáng chất. Những thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như tăng huyết áp và đau tim thường xảy ra nhiều hơn trong mùa đông. Protein mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, do đó làm tăng sinh nhiệt.
Các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành… giàu tinh bột kháng, chống lại quá trình tiêu hóa và được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tinh bột kháng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nồng độ triglycerid, cholesterol trong máu, giảm huyết áp, giảm viêm.
6. Các loại hạt và hạt có dầu
Vừng, lạc, hạnh nhân, chà là, hạt cỏ cà ri rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt và chất xơ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường trao đổi chất. Ăn một ít hạt mỗi ngày (khoảng 20g làm bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng).
7. Uống cà phê
Đây cũng là một lựa chọn cho nhiều người vì caffein làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn bằng cách kích thích quá trình trao đổi chất.
8. Giữ nước để giữ ấm
Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong của bạn trong khi rượu làm suy yếu khả năng tăng nhiệt độ cơ thể trong thời tiết lạnh. Do đó, hãy tránh uống rượu và uống nhiều nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
(the suckhoe doisong)