Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Chăm sóc sức khỏe "Người cao tuổi"

Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi – bTaskee

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của các thế hệ trong gia đình, của cộng đồng và toàn thể xã hội. Để người cao tuổi được sống khỏe, sống vui, hạn chế bệnh tật là điều mong muốn không chỉ của người cao tuổi, mà còn là mong muốn của cả gia đình và xã hội.


Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên
"người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội".

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

1. Quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa xảy ra từ từ trong toàn bộ cơ thể, thể hiện bằng sự suy giảm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Tiến độ lão hóa không giống nhau giữa các bộ máy và người này với người khác.

Một số biện pháp hạn chế lão hóa:

- Không sống bừa bãi và thiếu trách nhiệm lúc còn trẻ.

- Tránh thói quen xấu: nghiện thuốc lá, rượu, cờ bạc, lười vận động…

- Phát hiện bệnh sớm và chữa bệnh kịp thời, đúng đắn.

- Ăn uống hợp lý phù hợp sức khỏe và điều kiện.

2. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi thường coi trọng giá trị tinh thần hơn vật chất do vậy phải quan tâm, chú ý giữ tinh thần luôn khỏe, sức khỏe tinh thần tốt. Tinh thần vốn là phần thăng hoa, tinh tế của mối người nên vai trò tự chăm sóc sức khỏe tinh thần càng quan trọng.

Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần rất khó nhưng cũng rất dễ nếu biết sử dụng kinh nghiệm sống với tự nâng cao nhận thức. Khi xuất hiện những biểu hiện sức khỏe tinh thần sa sút, cần tự tìm hiểu, suy nghĩ, lý giải sâu sắc nguyên cớ, suy nghĩ theo phương châm “tiên trách kỷ”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, đề cao chữ “Nhẫn”,chắc chắn phần lớn sẽ tự giải quyết được, bệnh sẽ dần tiêu tan và trở thành người khỏe mạnh.

3. Tổ chức đời sống gia đình và chăm sóc sức khỏe tinh thần

Gia đình có ảnh hưởng lớn đối với đời sống mối cá nhân đặc biệt với người cao tuổi. Gia đình là chỗ dựa vữngchắc cả về vật chất và tinh thần cho người cao tuổi: “già cậy con”.

Tuy nhiên cần phải tổ chức đời sống gia đình có 2,3 thế hệ sao cho hợp tình, hợp lý. Như:

- Có nơi sinh hoạt riêng cho người già: thoáng mát, rộng rãi, gần gũi với con cháu.

- Bữa ăn cần mang nhiều ý nghĩa về tinh thần hơn vật chất.

- Trong sinh hoạt: không quá gò bó cần tôn trọng sở thích của người già.

- Không ngăn cản người gia “đi bước nữa”, tuy nhiên người cao tuổi cần cân nhắc kỹ càng.

4. Những điều cần biết trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi

Để có thể sống được khỏe mạnh lâu hơn, người cao tuổi cần phải nắm được những điều đơn giản sau đây:

- Về ngủ và nghỉ: Ngủ sớm và dạy sớm tốt hơn, trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm, xoa bóp các đầu ngón tay, ngón chân; không tắm trước khi đi ngủ. Nằm ngủ không gối đầu cao, không thay đổi đột ngột tư thế nằm.
Khi ngủ dậy nên xoa bóp các khớp, nếu thấy khác thường như tê nửa người, bại một bên tay, chân nên nằm nghỉ và mời bác sỹ đến khám.

- Về tắm rửa: Cần làm quen với sự thay đổi nhiệt độ. Tuyệt đối không dội ngay nước vào gáy và cột sống. Khôngnằm, ngồi dưới quạt, sàn nhà khi vừa tắm xong. Không tắm khi mồi hôi còn ướt…

- Về đại tiện: Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày. Có thể gây phản xạ bằng cách xoa bụng từ phải sang trái, uống 1 cốc nước hoặc 1 ly sữa. Có thể thay đổi tư thế ngồi để cơ trơn hậu môn dễ mở hơn. Đứng lên từ từ, không đứng dậy ngay, nếu chóng mặt phải vịn vào chỗ nào đó chờ hết chóng mặt mới đứng lên.
+ Nếu hay bị chóng mặt thì đi tiểu tiện cũng phải vị vào chỗ nào đó. Đi tiểu đêm dễ xảy ra tai biến mạch máu não.
Tốt nhất nên có bô để cạnh giường tiện tay với.
+ Nếu đại tiểu tiện có vấn đề cần phải đi khám ngay (nam giới hay bị phì đại tuyến tiền liệt).

- Nằm và ngồi:
+ Tránh ngồi nơi gió lùa, nếu có gió thì nên để thổi sau lưng. Khi lên xuống cầu thang thấy khó thở so với hôm trước cần đi khám bệnh. Bị ho kéo dài quá 15 hôm phải đi khám bệnh.
+ Khi đi lại, làm việc chú ý giữ cho lưng thẳng.

- Khi đi ngoài trời: Không để đầu trần, không để vấp ngã, nên ngậm một ít gừng giữ ấm cổ (lúc trời lạnh). Khi có người gọi không quay người ngay và mạnh dễ bị chóng mặt và ngã.

- Luyện tập: tạo cho cơ thể bền bỉ dẻo dai, tuy nhiên cần phải phù hợp với người cao tuổi. Nên đi bộ, tập thái cực quyền… hoạt động thể lực và trí lực cần vừa đủ, đều đặn, không quá sức.

5. Dinh dưỡng cho người cao tuổi

- Hạn chế ăn nhiều đường, muối, chất béo có hại, giảm ăn thịt, nội tạng động vật, không ăn quá no, uống quá nhiều bia rượu.

- Tăng ăn rau, hoa quả tươi chín, cá tươi, đạm thực vật: đậu, lạc, vừng (bổ sung dinh dưỡng, chống lão hóa có chọn lọc).

- Năng vận động

- Chú ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Người cao tuổi với việc sử dụng thuốc

- Thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng loại thuốc cho từng loại bệnh.

- Dùng đúng liều lượng, đúng thời gian (theo hướng dẫn của bác sỹ)

- Thực hiện đúng cách dùng để tránh tác dụng phụ (ăn gì, kiêng gì, uống trước hay sau bữa ăn).

- Không tự ý uống thuốc không theo đơn hoặc liều thuốc. Không cả tin nghe theo mách bảo của người khác mà phải theo lời dặn của thày thuốc hoặc kinh nghiệm dùng thuốc của bản thân.

7. Tự theo dõi sức khỏe ở người cao tuổi

- Cần theo dõi: Cân nặng, huyết áp động mạch, mạch. Nên có sổ tự theo dõi sức khỏe nếu có bệnh mãn tính,

- Những dấu hiệu chủ quan cần quan tâm, nếu có phải đi khám ngay:

+ Triệu chứng đau.

+ Mệt mỏi kéo dài, vô cớ, không muốn hoạt động.

+ Ăn ngủ thất thường (chán ăn, ngủ ít hoặc ngủ li bì)

+ Lên hoặc sút cân nhanh chóng.

+ Rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái khó, bí đái).

+ Xuất hiện u cục ở bụng, hạch bên cổ, vú, bẹn…

+ Khó thở (lúc đi lại, lên cầu thang, khi nằm nghỉ)

+ Thay đổi mầu sắc da (Vàng, xám).

+ Xuất huyết (ho ra máu, nôn ra máu, phân đen…).

8. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

- Trạng thái tâm lý vui vẻ.

- Kinh tế ổn định.

- Ăn uống hợp lý.

- Duy trì hoạt động thể chất- tâm trí: nên thực hiện 3 nửa phút và 3 nửa giờ:

+ Ba nửa phút: Nửa phút nằm trên giường cho tinh thần tỉnh hẳn, nên kết hợp thổ sâu, chậm, xo bóp mặt, đầu…Nửa phút từ từ ngồi dậy, kết hợp thở sâu, vươn vai. Nửa phút chạm 2 chân tới sàn nhà rồi mới đứng dậy đi lại.

+ Ba nửa giờ: Nửa giờ vận động buổi sáng, đi bộ nhanh hoặc tập thể dục đều. Nửa giờ ngủ trưa. Nửa giờ đi bộ buổi tối.

- Giữ vệ sinh

- Thuật dưỡng sinh trong hoạt động tình dục: Không quá đam mê, khi quan hệ tình dục phải biết cách kiềm chế xuất tinh sớm bằng các bài tập thở, rèn luyện tâm trí và biết thư giãn…
- Cuộc sống gia đình ấm cúng.

- Lối sống lành mạnh.

- Phát hiện sớm bệnh mạn tính ở người cao tuổi.

- Một số xét nghiệm chính người cao tuổi nên thực hiện hàng năm:

+ Xác định chức năng thận, bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh gan, bệnh xơ vữa động mạch.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt: Chụp Xquang: bệnh loãng xương, lao. Siêu âm Doppler: bệnh van tim, xơvữa động mạch phổi, động mạch cảnh. Điện tâm dồ: bệnh tim. Đo huyết áp theo định kỳ ở người bị cao huyết áp.


II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

1. Bệnh về xương khớp

Ở người cao tuổi luôn xảy ra quá trình lão hóa, khi đó, các chứng năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi.

Xương, khớp kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị mỏng dần và rách, gân, dây chằng cũng bị phân đoạn, đóng vôi, kém co giãn, kém bền bỉ. Sụn đục màu, hóa xơ, không bảo vệ được các đầu xương khiến xương cọ xát vào nhau gây đau. Bên cạnh đó, xương dễ bị rạn nứt với nhiều tinh thể canxi làm khớp đau.

* Nguyên nhân

- Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều dạng bệnh lí trong đó có bệnh viêm xương khớp.

- Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh.

- Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.

- Các bệnh khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống, ung thư cột sống…

- Người thừa cân, béo phì dẫn đến trọng lượng đè lên khớp xương nhiều; lúc trẻ tuổi liên tục bị chấn thương ở khớp (Chơi thể thao quá sức), mang vác nặng dẫn đến gây đau xương khớp ở người cao tuổi.

- Nghề nghiệp phải ngồi lâu, đứng lâu hay sai tư thế, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe đường dài… dẫn đến thiếu máu nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp do bị chèn ép cũng mắc bệnh xương khớp lúc về già.

* Cách phòng bệnh đau xương khớp

- Có chế độ ăn uống, chế độ tập luyện hợp lý.

- Ăn bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3 (có trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu… và các loại hạt đậu, lạc, vừng), các loại hoa quả giàu vitamin D như cam, bưởi, ớt đỏ… để ngăn chặn sự mất sụn. Ngoài ra,cần bổ sung canxi, vitamin D, B, E hỗ trợ xương khớp không bị suy thoái.

- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ … Những người thừa cân, béo phì thì nên giảm trọng lượng.

2. Bệnh về tim mạch

Bệnh về tim mạch là một trong những căn bệnh thường gặp và gây nguy hiểm tới tính mạng người cao tuổi.

Một số căn bệnh phổ biến về tim mạch người cao tuổi hay mắc phải như:

- Huyết áp cao

- Nhồi máu cơ tim

- Xơ vữa động mạch vành

- Tai biến mạch máu não…

* Nguyên nhân

- Do chế độ ăn uống không hợp lí khi bạn ăn quá nhiều các đồ ăn với hàm lượng chất béo cao.

- Chưa có một chế độ luyện tập thể dục hợp lí;

- Hút nhiều thuốc lá;

- Bệnh béo phì: béo phì dẫn đến mỡ thừa, cholesterol tăng cao trong máu;

- Tiểu đường: bệnh tim có thể là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường.

* Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nếu biết cách phòng tránh thì có thể đảm bảo được sức khỏe cho bản thân, không để xảy ra biến chứng xấu. 

Dưới đây là cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

- Chế độ ăn uống: Người cao tuổi nên ăn nhiều đó là các loại rau, mè, đậu phộng, đậu nành, uống thêm sữa đểphòng chống bệnh loãng xương. Người cao tuổi nên ăn ít cơm, ít tinh bột, ăn nhiều cá thay cho thịt.
Trong ngày nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa và lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu.

- Luyện tập thể dục: Bên cạnh chế độ ăn uống, người cao tuổi nên thường xuyên luyện tập thể dục, cách luyện tập tốt nhất là nên đi bộ 30 phút mỗi ngày. Việc tập thể dục đều đặn và vận động một cách hợp lý sẽ giúp hệ tim mạch hoạt động tốt, ổn định huyết áp, cải thiện chức năng hô hấp, giảm lượng mỡ thừa. Người cao tuổi có thể tạo thành một nhóm tập các động tác dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng sớm.

- Khám sức khỏe định kỳ: Bệnh tim mạch dễ dẫn tới đột tử, do đó người cao tuổi nên khám sức khỏe theo định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục, thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời khi tình trạng bệnh chưa nặng.

- Nên kiêng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những thứ người già cần phải kiêng tuyệt đối. Đặc biệt là thuốc lá bởi vì trong khói thuốc có chứa chất nicotin làm cho các mạch máu co lại, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt trong cơ thể, nghiên cứu đã cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2-4 lần những người không hút thuốc lá.

- Đi khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bất thường: Người cao tuổi phát hiện mình mắc một trong số những triệu chứng dưới đây thì cần phải đi khám bác sĩ ngay:

+ Triệu chứng của suy tim: Thấy mệt mỏi khi vận động, khó thở khi gắng sức, đau ở sườn bên phải, xưng phù mu bàn chân.

+ Dấu hiệu của loạn nhịp tim: Nhịp tim đập lúc nhanh, lúc chậm, nhịp tim không đều ….

+ Dấu hiệu đau thắt ngực: Người bệnh sẽ có cảm giác như bị bóp nghẹt giữa ngực khi xúc động mạnh hoặc gắng sức, có thể bị tê tay trái kèm theo khó thở, vã mồ hôi (Đây thường là biểu hiện của thiếu máu và nhồi máu cơ tim). Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh cần vào viện khám và nhập viện càng sớm càng tốt mới có thể điều trị kịp thời và thành công.
 

Bệnh tim mạch nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Vì thế,người cao tuổi hãy luôn sát sao với sức khỏe của bản thân, đi thăm khám và điều trị kịp thời khi phát hiện ra triệu chứng khác thường.

3. Bệnh về đường tiêu hóa ở người cao tuổi

Người cao tuổi chức năng hệ tiêu hóa và men tiêu hóa của hệ đường ruột bị suy giảm đáng kể gây ra tình trạng sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài ra phân lỏng hoặc táo bón …..

* Nguyên nhân

- Tuổi cao là nguyên nhân khiến chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu, khiến răng yếu không nhai được thức ăn, thực quản yếu khiến người già hay bị nghẹn, chức năng của ruột và dạ dày bị suy giảm khiến việc tiêu hóa và vận chuyển thức ăn bị chậm.

- Chức năng tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ở người già bị suy giảm đáng kể khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm và kém đi.

- Tuổi già cũng khiến các lớp niêm mạc đường tiêu hóa bị suy yếu dẫn đến tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém.

*Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa

Để phòng tránh mắc chứng rối loạn tiêu hóa, mọi người cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

+ Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong nấu ăn.

+ Không ăn nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt cừu, thịt trâu, thịt bò…

+ Bổ sung thêm chất đạm bằng cách ăn tôm, cá, thịt lợn và các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành.

+ Ăn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi chứ không được ăn gỏi sống và thức ăn tái vì chúng dễ gây đầy hơi và chướng bụng.

+ Không ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa, nếu thấy đói có thể ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Tập trung vào việc ăn, không được vừa ăn vừa xem tivi, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện để tránh bị nghẹn, bị sặc khi ăn.

+ Không uống rượu bia, cà phê vì những loại đồ uống này dễ gây chướng bụng, đầy hơi và ợ hơi.

+ Duy trì thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày, lựa chọn hình thức tập phù hợp với thể chất để giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giúp người già có cảm giác thèm ăn.

4. Bệnh viêm đường hô hấp

Lúc thời tiết chuyển mùa người cao tuổi rất hay mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.

*Nguyên nhân

- Nghiện hút thuốc lá, thuốc lào: Thuốc lá, thuốc lào khi hút vào đường hô hấp sẽ gây tổn thương các nhu mô phổi, do đó, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Người cao tuổi dễ mắc bệnh đường hô hấp Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi (NCT) dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm, các loại bệnh cũ...

- Môi trường ô nhiễm: Nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng …làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là vào mùa lạnh.

- Một số bệnh mạn tính: Huyết áp, tiểu đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

Cảnh giác với các bệnh hô hấp trong mùa đông
Các bệnh đường hô hấp thường phát triển mạnh vào mùa đông và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 

* Phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Để phòng tránh các loại bệnh về đường hô hấp, người cao tuổi cần chú ý mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khinhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Tuy nhiên, vẫn có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Khi cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ cần có khăn và đầu cần có mũ, tốt nhất là dùng loại mũ bịt cả hai tai.
Người cao tuổi nên định kỳ đi khám bệnh để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe.

- Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hàng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; Súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả, cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.

- Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Thuốc lá, thuốc lào ngoài gây các bệnh về đường hô hấp còn có khả năng làm nặng thêm nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...) cho nên không nên hút và nếu bỏ được thì rất tốt cho sức khỏe.

- Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm rửa hàng ngày hoặc một tuần vài lần. Tốt nhất là tắm nước ấm nhưng cũng cần tắm nhanh, lau khô người mới mặc quần áo sạch. Trước lúc tắm, nên chuẩn bị sẵn các loại quần áo sạch, khăn lau người để nhanh chóng mặc ấm sau tắm. Nếu không tự chuẩn bị được thì cần nhờ người nhà hoặc người giúp việc hỗ trợ.


+ Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não, người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

 (theo bất khuất)