Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

20 triệu chứng khi có bạn nên đi gặp bác sĩ

Dịch từ “20 symptoms that mean you should see your doctor- Marijke Vroomen Durning -1/20/2023"

How is PDD diagnosed?

Tất cả chúng ta đều có những cơn đau nhức và thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp phải những tai nạn. Nhiều vấn đề sức khỏe của chúng ta có thể được giải quyết tại nhà và nguyên tắc chung là khi có nghi ngờ, hãy kiểm tra nó. Nhưng có những triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe chúng ta cần phải tìm sự trợ giúp y tế  và dưới đây là 20 lý do phổ biến nhất để gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu

1-Khó thở

Shortness of breath

Khó thở đột ngột kết hợp với đau ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, tắc mạch phổi (cục máu đông) hoặc xẹp phổi. Những triệu chứng này có thể gây tử vong vì vậy nếu có những triệu chứng này bạn hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. 

Tuy vậy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu chỉ thấy khó thở không thôi vì đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, nhiễm trùng như viêm phổi hoặc các tình trạng như ung thư phổi.

2-Đau ngực

Chest pain

Có nhiều vấn đề y tế có thể gây đau ngực, phần lớn trong số đó không nghiêm trọng, chẳng hạn như căng cơ hoặc thỉnh thoảng bị ợ nóng.

Nhưng đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như cơn đau tim. Hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị đau ngực lan xuống hàm, tràn xuống cánh tay trái hay vào lưng, hoặc nếu có kèm theo áp lực trên ngực, đổ mồ hôi và buồn nôn.

3-Phản ứng dị ứng

Allergic reactions

Phản ứng dị ứng có thể từ khó chịu nhẹ (ví dụ như phát ban ngứa) đến đe dọa tính mạng, gọi là sốc phản vệ (anaphylaxis) .

Nếu bạn bị sưng môi và lưỡi, ngứa cổ họng, thở khò khè, ho, khó nuốt, nhịp tim nhanh, buồn nôn và nôn hoặc ngất xỉu, hãy gọi cấp cứu (9-1-1 tại Hoa kỳ) ngay lập tức và nếu bạn có mang theo epinephrine dành cho những trường hợp khẩn cấp này thì  hãy sử dụng tức thời.

Nếu bạn chỉ có các triệu chứng dị ứng nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ để thảo luận về nguyên nhân gây ra chúng và biết cách chăm sóc bản thân hoặc chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.

4-Cơn đau đầu dữ dội đột ngộ

New onset of severe headache

Chúng ta thỉnh thoảng đều bị đau đầu và một số người trong chúng ta thường xuyên bị đau đầu. 

Thế nhưng nếu bạn bị đau đầu dữ dội không giống như cơn đau đầu bạn từng có thì tốt nhất bạn nên đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt vì đau đầu có thể là dấu hiệu của đột quỵ, chứng phình động mạch não (brain aneurysm), nhiễm trùng (như viêm màng não) hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Các dấu hiệu cảnh báo khác cần chú ý khi bị đau đầu bao gồm sốt, thay đổi thị lực, mất thăng bằng và lú lẫn.

5-Ho ra máu

Coughing blood

Đờm (đờm) có máu gọi là ho ra máu (hemoptysis) . Ho ra máu đột ngột kèm theo đau ngực có thể là do tắc mạch phổi (pulmonary embolism). Đây là trường hợp cấp cứu y tế và bệnh nhân cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Nếu chỉ có máu trong đờm không thôi, bệnh nhân vẫn cần đi khám bác sĩ , đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sụt cân và mệt mỏi. Đó có thể liên quan đến các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, bệnh lao hoặc HIV.

6-Chứng lũ lẫn đột ngột xuất hiện

New, sudden onset of confusion

Sự lú lẫn (confusion)đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ, nhiễm trùng hoặc có khối u đè lên mô não (bao gồm cả ung thư não). Những trường hợp này đòi hỏi phải được chăm sóc y tế cấp thời.

Sự xuất hiện đột ngôt lú lẫn cũng có thể là dấu hiệu của sự tụt giảm lượng đường trong máu (thường là biến chứng đối với những người dùng insulin hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường) hoặc là do tình trạng thiếu oxy đối với những người mắc bệnh phổi hay là do  tác dụng phụ của thuốc, v.v.

7-Đau bụng dữ dội

Severe abdominal pain

Đau bụng nhẹ thường qua đi, nhưng nếu bạn bị đau bụng sau chấn thương hoặc bị đau bụng có kèm theo tiêu ra máu, sốt, sưng bụng, buồn nôn và nôn kéo dài và/hoặc đau dữ dội khi ấn vào bụng thì bạn hãy tìm trợ giúp y tế khẩn cấp sớm nhất có thể.

Các tình trạng có thể gây đau bụng dữ dội bao gồm viêm ruột thừa(appendicitis) , chửa ngoài tử cung, cơn đau tim và thủng ruột, cùng nhiều tình trạng khác.Sự trợ giúp y tế nhanh chóng có thể cứu mạng sống của bạn

8- Thị lực thay đổi đột ngột

Sudden changes in vision

Mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt, đột ngột đau dữ dội ở mắt và đột ngột cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng là những dấu hiệu bạn nên đến phòng cấp cứu. Đây có thể là do một số vấn đề, bao gồm bong võng mạc, tăng nhãn áp cấp tính hoặc nhiễm trùng.

Điều trị ngay lập tức có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng mất thị lực.

9-Một bên cơ thể bi suy yếu

Weakness on one side of your body

Điểm yếu đột ngột ở một bên cơ thể -- ngay cả khi đó chỉ là ở một bộ phận như khuôn mặt hay cánh tay hoặc chân-- có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc một số vấn đề khác liên quan tới  não.Trong trường hợp này bạn cấn đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương. 

Nếu bạn nghi ngờ bị đột quỵ, hãy nghĩ ngay đến FAST  tức là kiểm tra xem – một bên mặt của bạn có bị xệ xuống không (F), bạn có thể nhấc cả hai tay lên không (A), bạn có thể nói rõ ràng không (S) – và thời gian là vàng ( T ).

3 hiểu lầm thường gặp về đột quỵ | Gia An 115

10-Đau lưng dưới dữ dội

Severe lower back pain

Đau lưng có thể do các hoạt động hàng ngày, hoạt động thể chất quá sức hoặc không vận động đủ. Nếu bị đau lưng liên tục thì bạn nên đi gặp bác sĩ .

Nếu bạn đột ngột bị đau lưng dữ dội kèm theo đau dạ dày, sốt, không thể cử động một hoặc cả hai chân, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, yếu đột ngột, buồn nôn và nôn hoặc mất ý thức thì đây là trường hợp cấp cứu y tế có thể dẫn đến tử vong.

11-Đi tiểu trở nên thường xuyên

New onset of frequent urination

Đi tiểu thường xuyên, kèm theo cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), cần được điều trị càng nhanh càng tốt.

UTI không được điều trị có thể lan đến thận hoặc gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng.

12-Sốt cao hoặc dai dẳng

High or persistent fever

Cơ thể bạn sử dụng cơn sốt để cố gắng chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, có một số tình huống khi sốt ở người lớn là trường hợp cấp cứu y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp. Đó là sốt không đổ mồ hôi, cổ cứng và đau, co giật, nhức đầu dữ dội, lú lẫn cũng như cảm giác chung rất khó chịu.

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài sốt nhưng cơn sốt kéo dài, thỉ bạn hãy kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo bạn không bị nhiễm trùng chưa được phát hiện và không tự khỏi.

13-Máu trong phân 

Blood in your stool

Phân đen như hắc ín có thể là do máu đang chảy ở phần cao  của  ruột , trong khi máu đỏ (tươi) là từ khu vực gần trực tràng hơn.

Nếu bạn thấy máu trong phân, hãy kiểm tra với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân có thể xảy ra, chẳng hạn như ung thư ruột kết hoặc thậm chí là bệnh trĩ.

Máu trong phân là một trường hợp cấp cứu y tế nếu có kèm theo chóng mặt hoặc ngất xỉu, thở nhanh và nông, lú lẫn, buồn nôn, da lạnh và ẩm ướt, đồng thời lượng nước tiểu giảm đi .

14-Ngất xỉu

Fainting

Người ta ngất xỉu vì nhiều lý do. Đó có thể là do quá nóng, sợ hãi hoặc cũng có thể là do mức  đường huyết tụt giảm vì bỏ bữa ăn – và nhiều nguyên nhân khác  nữa

Nếu ngất xĩu xảy ra nhiều hơn một hoặc hai lần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, ngất xỉu có thể là một trường hợp cấp cứu y tế nếu có kèm theo đau đầu dữ dội, đau ngực, đau lưng, yếu một bên cơ thể hoặc là do hậu quả của chấn thương thực thể.

15-Dấu hiệu nhiễm trùng ở vết cắt

Signs of infection in a cut

Vết cắt, vết xước hoặc vết hở trên da có thể bị nhiễm trùng. Đỏ xung quanh vết thương, sưng tấy, đau nhiều , tiết dịch (như mủ) và sốt đều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh bôi  hoặc uống để loại bỏ nhiễm trùng trước khi bệnh nặng hơn

16-Bỏng

Burns

Bỏng cấp độ một (đỏ và đau, giống như cháy nắng) và hầu hết các vết bỏng cấp độ hai (mụn nước) có thể được xử lý tại nhà, nhưng bạn nên tìm tư vấn y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Bỏng cấp độ hai ở những vùng nhạy cảm, như háng, mặt hoặc khớp xương lớn và bỏng cấp độ ba (bỏng xuyên qua tất cả các lớp da) là trường hợp cấp cứu y tế và phải được điều trị tại phòng cấp cứu.

17-Gãy xương

Fractures

Bác sĩ phải đánh giá xương bị gãy hoặc chỗ xương gãy để đảm bảo xương ở đúng vị trí và lành lại đúng cách.

Việc nắn chỉnh xương gãy không đúng cách có thể dẫn đến việc vết thương lành không hoàn toàn, đau do áp lực lên dây thần kinh và mô xung quanh cũng như các biến chứng khác.

Xương gãy xuyên qua da --được gọi là gãy xương kép -- phải được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng.

18-Chảy máu mũi

20 symptoms that mean you should see your doctor

Không khí khô, xì mũi quá mạnh hoặc chấn thương có thể gây chảy máu mũi. Nghiêng đầu về phía trước và thường xuyên nhéo sống mũi sẽ khiến máu ngừng chảy.

Khi nào bạn nên đi cấp cứu? Nếu máu chảy  nhiều đến mức bạn khó thở, nếu máu vẫn chảy sau 10-20 phút mặc dù bạn đã cố gắng cầm máu, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) hoặc nếu máu chảy sau một cú đánh vào mặt hoặc đầu.

19-Buồn nôn và nôn

Nausea and vomiting

Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu chất nôn có máu hoặc “bã cà phê” có màu sẫm hoặc nếu nôn là do chất độc hoặc chất độc hại thì đây là trường hợp cấp cứu y tế và bạn cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Nếu bạn bị nôn mửa hơn một ngày và/hoặc không đi tiểu được , bạn có nguy cơ bị mất nước nên cần đi gặp bác sĩ.

20-Đau ở bất cứ đâu

Pain anywhere

Cơn đau là dấu hiệu cảnh báo rẳng cơ thể bạn có điều gì đó không ổn và đó không phải là điều bạn có thể coi thường. Việc bỏ qua cơn đau có thể dẫn đến tổn thương nặng thêm, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nếu bạn đang bị bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng thì bạn hãy liên lạc với bác sĩ để có thể thảo luận về vấn đề cũng như nguyên nhân và cách điều trị nếu cần. Thận trọng như vậy sẽ tốt hơn nhiều cho việc  giữ sức khỏe tốt nhất cho bạn

NBNtintuccaonien