Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

8 Cách Giữ Cho Thận Được Khỏe Mạnh

 

Dịch từ “8 Ways to Keep Your Kidneys Healthy- Teresa Bergen-3/15/2023”

 8 Ways to Keep Your Kidneys Healthy. - YouTube

Duy trì lối sống năng động và chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận hoặc gây tổn thương cho thận.

Thận là cơ quan có kích thước bằng nắm tay nằm ở dưới cùng của khung xương sườn, ở cả hai bên cột sống. 

Vị Trí Của Thận Nằm Ở Đâu Trên Cơ Thể ? Chức Năng Của Thận Là Gì ...

Thận thực hiện một số chức năng.Quan trọng nhất, thận lọc các chất thải, nước dư thừa và các tạp chất khác từ máu của bạn. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.

Ngoài ra, thận còn điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Thận cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.

Thận cũng còn chịu trách nhiệm kích hoạt một dạng vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để tạo xương và điều chỉnh chức năng cơ bắp.

Duy trì sức khỏe thận rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và sức khỏe nói chung của bạn. Bằng cách giữ cho thận khỏe mạnh, cơ thể bạn sẽ lọc và thải chất thải đúng cách, đồng thời sản xuất hormone để giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giữ thận khỏe mạnh.

1. Luôn năng động và khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo của bạn. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, cả hai đều quan trọng cho viêc ngăn ngừa tổn thương thận.

Bạn không cần phải chạy marathon mới có được lợi ích từ việc tập thể dục. Đi bộ, chạy, đạp xe và thậm chí khiêu vũ đều rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn hãy tìm một hoạt động khiến bạn bận rộn và vui vẻ vì như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng giữ được thói quen và đạt được kết quả tốt đẹp.

2. Quản lý lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tình trạng gây ra lượng đường trong máu cao có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng glucose (đường) trong máu, thận của bạn buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Qua nhiều năm nỗ lực, điều này có thể dẫn đến tổn thương thận, đe dọa tính mạng.

Chỉ số đường huyết và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết

Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị tổn thương. Ngoài ra, nếu tổn thương được phát hiện sớm, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp để giảm bớt hoặc ngăn ngừa tổn thương nặng thêm.

3. Theo dõi huyết áp

Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận. Nếu huyết áp cao xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh tim hoặc cholesterol cao, thì tác động lên cơ thể bạn có thể rất đáng ngại

Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là 120/80. Tiền tăng huyết áp nằm trong khoảng từ điểm đó lên đến 139/89. Vào thời điểm này cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để có thể giúp giảm huyết áp .

Nếu chỉ số huyết áp của bạn luôn ở mức trên 140/90, bạn có thể đã bị bệnh huyết áp cao. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ để được chĩ dẩn về cách theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và nếu cần được kê toa thuốc .

4. Theo dõi cân nặng và ăn uống cân bằng

Chỉ số BMI là gì ? Cách tính và công cụ tính BMI tự động

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe có thể gây tổn thương thận-- bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận.

Một chế độ ăn uống cân bằng ít natri, thịt chế biến sẵn và các thực phẩm gây hại cho thận khác, có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương thận. Tập trung vào việc ăn các nguyên liệu tươi có hàm lượng natri thấp tự nhiên, chẳng hạn như súp lơ, quả việt quất, cá, ngũ cốc nguyên hạt, v.v.

5. Uống nhiều nước

Không có pháp thuật nào đằng sau lời khuyên uống 8 ly nước mỗi ngày, vì đó chính xác chỉ là có mục đích khuyến khích bạn giữ đủ nước cho cơ thể .

Thật vậy uống nước thường xuyên và đều đặn sẽ tốt cho thận của bạn. Nước giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận. Nước cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.

Bạn hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Chính xác lượng nước bạn cần phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe và lối sống của bạn. Các yếu tố như khí hậu, tập thể dục, giới tính, sức khỏe tổng thể và việc bạn đang mang thai hay cho con bú đều quan trọng trong việc lập kế hoạch uống nước hàng ngày của bạn. Nếu trước đây bạn đã từng bị sỏi thận tì bạn nên uống thêm một chút nước nữa để giúp ngăn ngừa sự tích tụ sỏi trong tương lai.

6. Không hút thuốc

Hút thuốc gây tổn thương cho mạch máu trong cơ thể và điều này làm chậm  dòng máu chảy đi khắp cơ thể và đến thận

Hút thuốc cũng khiến thận của bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. Nếu bạn hút thuốc và ngừng hút thuốc, nguy cơ này sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều năm để mức độ rủi ro giảm xuống bằng rủi ro của một người chưa bao giờ hút thuốc.

7. Cẩn thận trong việc uống thuốc không cần toa (OTC)

Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau không cần toa (OTC), bạn có thể gây tổn cho thương thận. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu bạn dùng thường xuyên để điều trị chứng đau mãn tính, đau đầu hoặc viêm khớp. Theo Tổ chức Thận Quốc gia, bạn không nên dùng những loại thuốc này quá 10 ngày khi bị đau hoặc quá ba ngày khi bị sốt.

Thường xuyên dùng hơn 8 viên aspirin mỗi ngày có thể làm giảm chức năng thận của bạn tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những người không có vấn đề về thận mà thỉnh thoảng dùng thuốc OTC có thể không sợ thận bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu sử dụng những loại thuốc này hàng ngày, thì điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thận.

Nếu bạn phải đối mặt với cơn đau thì tốt nhất bạn hãy tham khảo với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn không gây hại cho thận

8. Kiểm tra chức năng thận nếu bạn có nguy cơ cao

Nếu bạn có nguy cơ cao bị tổn thương thận hoặc bệnh thận, bạn nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Những người sau đây có thể được hưởng lợi từ việc sàng lọc thường xuyên này:

-những người trên 60 tuổi

-những người không đủ cân nặng lúc sanh ra

-những người mắc bệnh tim mạch hoặc có thành viên gia đình mắc bệnh này

-những người bản thân có hoặc gia đình có tiền sử huyết áp cao

-người bị béo phì

-những người nghĩ rằng họ có thể bị tổn thương thận

Kiểm tra chức năng thận thường xuyên là một cách tốt nhất để biết sức khỏe thận của bạn và kiểm tra những thay đổi có thể xảy ra chức năng thận. Việc xử lý sớm mọi tổn  thương của thận có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa thiệt hại trong tương lai.

Khi mọi việc không như mong muốn

Hơn 1 trong 7 người lớn trong nhóm Trusted Source tại  Hoa Kỳ có bằng chứng mắc bệnh thận mãn tính, một số thuôc dạng bệnh thận tiến triển, tức là là bệnh nặng dần theo thời gian. Tới lúc thận bị suy thì sẽ không còn có thể loại bỏ chất thải từ máu nữa ..

Khi thận suy chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Để khắc phục điều này, máu của bạn sẽ phải được lọc nhân tạo thông qua lọc máu, nếu không đươc thì bạn sẽ cần ghép thận.

Các loại bệnh thận

Bệnh thận mãn tính

Dạng bệnh thận phổ biến nhất là bệnh thận mãn tính. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính là huyết áp cao.

5 giai đoạn suy thận mạn: Dấu hiệu, phương pháp điều trị cho bệnh nhân ...

Thận của bạn liên tục xử lý máu trong cơ thể để loại bỏ độc tố, chất thải và nước thừa vào khoảng khoảng nửa cốc máu mỗi phút.

Huyết áp cao rất nguy hiểm cho thận vì nó có thể dẫn đến tăng áp lực lên cầu thận (glomeruli), đơn vị chức năng của thận. Theo thời gian, áp suất cao này sẽ làm tổn hại đến bộ máy lọc của thận và chức năng của thận sẽ suy giảm. Cuối cùng, thận sẽ suy đến mức không thể thực hiện đúng chức năng của thận nữa và bạn sẽ phải chạy thận nhân tạo.

Chạy thận nhân tạo: Quy trình, lợi ích, các biến chứng có thể gặp

Thận nhân tạo sẽ lọc chất lỏng và chất thải ra khỏi máu của bạn. Tùy theo tình hình, lọc máu, đặc biệt là lọc màng bụng, có thể có hiệu quả lâu dài. Mặc dù tuổi thọ trung bình của những người chạy thận nhân tạo là từ 5 đến 10 năm nhưng nhiều người đã sống được từ 20 đến 30 năm.

Cuối cùng, bạn có thể cần ghép thận, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn.

Ca ghép thận thứ 20 thực hiện thành công tại bệnh viện Nhi Đồng 2 ...

Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân chính khác gây ra bệnh thận mãn tính. Theo thời gian, lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ làm tổn thương các đơn vị chức năng của thận, dẫn đến suy thận.

Sỏi thận

Một vấn đề về thận phổ biến khác là sỏi thận. Khoáng chất và các chất khác trong máu có thể kết tinh trong thận, tạo thành các hạt rắn hoặc sỏi thường thoát ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận - Dược Phẩm 365

Việc thải sỏi thận có thể cực kỳ đau đớn nhưng hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Sỏi thận là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thận mãn tính ở mức thấp nhưng lại thường xuyên dẫn đến chấn thương thận cấp tính-- còn được gọi là suy thận cấp ((acute kidney failure)--, đặc biệt nếu sỏi thận có kèm theo mất nước hoặc nhiễm trùng.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần biết

Viêm cầu thận (Glomerulonephritis) là tình trạng viêm của cấu trúc cực nhỏ bên trong thận giúp thực hiện quá trình lọc máu. Viêm cầu thận có thể do nhiễm trùng, thuốc, dị tật bẩm sinh và các bệnh tự miễn.

Tình trạng này có thể tự thuyên giảm hoặc cần dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh thận đa nang(Polycystic kidney disease)

U nang thận (kidney cysts )riêng lẻ khá phổ biến và thường vô hại, nhưng bệnh thận đa nang là một tình trạng riêng biệt, nghiêm trọng hơn.

Bệnh thận đa nang – ihope

Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền khiến nhiều u nang –tức những túi tròn chứa dịch-- phát triển bên trong và trên bề mặt thận gây cản trở cho chức năng thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu ( UTI) là nhiễm trùng do vi khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu của bạn. Nhiễm trùng ở bàng quang và niệu đạo là phổ biến nhất. Nhìn chung, chúng có thể được điều trị dễ dàng và có rất ít hậu quả lâu dài, nếu có.

Nhận biết các triệu chứng viêm đường tiết niệu chính xác nhất

Tuy nhiên, nếu không được điều trị, những bệnh nhiễm trùng này có thể lan đến thận và dẫn đến suy thận.

Bạn có thể làm gì để cải thiện sức khỏe thận

Thận rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Cơ quan này chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng, từ xử lý chất thải cơ thể đến tạo ra hormone. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc thận phải là ưu tiên hàng đầu về sức khỏe.

Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận của bạn luôn khỏe mạnh.

Nếu chẳng may bạn mắc một tình trạng sức khỏe mãn tính nào làm tăng nguy cơ tổn thương thận hoặc dẫn đếnbệnh thận thì bạn cũng nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu mất chức năng thận

NBNtintuccaonien