Người cao tuổi thường dễ bị gãy xương, chủ yếu ở cổ tay, mắt cá chân, và hông do té ngã vì loãng xương. Trong số hơn 300,000 người lcao tuổi nhập viện vì gãy xương hông mỗi năm, hơn 95% trường hợp là do té ngã, thường là ngã sang một bên.
Khi té ngã, người cao tuổi thường không thể kịp thời điều chỉnh thăng bằng của cơ thể nên có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Một trong những bệnh nhân của tôi không có triệu chứng gì sau khi ngã. Tuy nhiên sau vài ngày, ý thức của ông ngày càng trở nên mơ hồ. Cuối cùng, ông được đưa đến bệnh viện và phát hiện bị xuất huyết não ngoài màng cứng.
Vì vậy, nếu bạn ngã và va đập đầu, đừng lơ là, ngay cả khi không có triệu chứng lúc đó. Hãy cảnh giác. Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, bất tỉnh, hôn mê thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có xuất huyết não ngoài màng cứng hay không.
Một nguy cơ khác đối với người cao tuổi là nằm liệt giường sau khi té ngã. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi, cục máu đông và loét tỳ đè, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp nặng.
Trượt chân và té ngã cũng có thể gây chấn thương cho người cao tuổi, dẫn đến tâm lý đau buồn và lo lắng. Nếu điều này xảy ra, họ có thể sẽ ít hoạt động thể chất hơn và tránh giao tiếp xã hội do sợ bị ngã lần nữa, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.
4 yếu tố góp phần gây té ngã ở người cao tuổiNgười lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ gây té ngã, bao gồm:
1. Giảm khả năng giữ thăng bằng: Sự thoái hóa của xương và cơ do lão hóa làm giảm đi sự nhanh nhẹn [trong khi vận động]. Người cao tuổi thường có sải chân ngắn hơn, bước đi giật cục, chân tay cứng, không thể nhấc chân lên độ cao thích hợp, v.v… Những yếu tố này sẽ dẫn đến việc đi không vững và làm tăng nguy cơ té ngã. Thoái hóa hệ thần kinh trung ương ở người lớn tuổi cũng có thể dẫn đến chậm phản ứng. Trong trường hợp nặng, các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson cũng sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.
2. Nhìn mờ: Nhiều người cao tuổi bị các bệnh khác nhau về mắt như lão thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc và thoái hóa điểm vàng. Một số người còn bị các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh xơ cứng rải rác, có thể gây giảm thị lực. Trong những tình huống này, [người cao tuổi] rất khó nhìn thấy những thứ ở dưới chân.
3. Bệnh tim mạch và mạch máu não: Bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não mạn tính có thể mất phối hợp động tác, mất thị lực một phần và yếu cơ. Nguy hiểm nhất là té ngã sau khi bệnh đột ngột khởi phát. Một người bạn cùng lớp của tôi đang đứng trên thang để sửa nhà thì một cơn đau tim bất ngờ ập đến. Hai vấn đề xảy ra liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của anh ấy.
4. Thuốc: Một số người cao tuổi đang dùng thuốc theo toa. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp, trạng thái tinh thần, khả năng thăng bằng, huyết áp hoặc thị lực, từ đó làm tăng nguy cơ té ngã.
Trong bốn yếu tố nguy cơ này, ảnh hưởng của thuốc là đáng quan tâm nhất. Khi tôi còn là bác sĩ nội trú ở Hoa Kỳ, một trong những thầy hướng dẫn đã nói với tôi rằng, “Nếu một người xuất hiện triệu chứng mới, điều đầu tiên nên nghĩ đến là tác dụng phụ của thuốc.” Câu nói này đã gây ấn tượng sâu sắc với tôi trong nhiều năm vì theo kinh nghiệm lâm sàng của mình thì điều đó hoàn toàn đúng.
7 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã- Thuốc an thần và thuốc ngủ: Những loại thuốc này có thể gây buồn ngủ vào ban đêm và ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phản ứng vào ban ngày.
- Thuốc giải lo âu: Loại thuốc ngủ này có thể gây buồn ngủ vào ban ngày hoặc đơn giản là làm chậm phản ứng của bạn.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng hoặc hạ huyết áp. Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.
- Thuốc chống loạn thần: Loại thuốc này ảnh hưởng đến sự phối hợp, gây cứng cơ và dáng đi không vững.
- Thuốc điều trị bệnh tim: Thuốc hạ huyết áp và điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây chóng mặt và mất thăng bằng.
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là loại opioid, có thể gây ngủ và dẫn đến các vấn đề thăng bằng.
- Thuốc lợi tiểu: Đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, tụt huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ té ngã.
Việc té ngã phần lớn có thể phòng ngừa được. Ngoài việc cẩn thận khi dùng thuốc theo toa, người lớn tuổi cũng nên thực hiện những hành vi sau trong cuộc sống hàng ngày:
The Epoch Times-Thanh Long biên dịch