Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

10 điều xẩy ra cho cơ thể nếu bệnh tiểu đường không được điều trị

Dịch từ "10 Unexpected Things That Happen to Your Body if Diabetes Goes Untreated- Aviva Patz, Cindy Kuzma-August 28, 2023 "

diabetes side effects and complications

Khi bạn nghe  nói đến “bệnh tiểu đường thì  bạn có thể nghĩ đến vấn đề sản xuất insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu. Và đó chắc chắn là một phần quan trọng của căn bệnh mãn tính này, căn bệnh ảnh hưởng đến gần 1 trên 10 người Mỹ, theo như Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết. Nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Tiến sĩ Osama Hamdy- giám đốc Chương trình Bệnh tiểu đường tại Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston-- cho biết: “Bệnh tiểu đường giống như mối mọt, ở chỗ nó gây ra những tổn thương chậm, tiềm ẩn nhưng đáng kể trong cơ thể”. Ông  cho biết hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 đều chết vì nhồi máu cơ tim, nhưng vì căn bệnh này không có nhiều triệu chứng nên mọi người có xu hướng xem nhẹ”.

Và bằng chứng tiếp tục cho thấy bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể, gây ra sự tàn phá nếu không được quản lý tốt. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường và cách có thể bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng  (mà đáng mừng là hầu hết có thể tránh được bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ đề ra.)

1-Tăng  huyết áp và cholesterol 

diabetes side effect - high blood pressure

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bạn không thể sử dụng đúng cách insulin tứcmột loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Đổi lại, cholesterol HDL (cholesterol “tốt”)  giảm xuống và mức chất béo có hại trong máu được gọi là chất béo trung tính (triglyceride) tăng lên. Kháng insulin cũng góp phần làm cứng động mạch, thu hẹp động mạch và từ đó gây tăng huyết áp.

Kết quả là khoảng 2 trong số 3 người mắc bệnh tiểu đường đều bị tăng huyết áp - một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bệnh tim và các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Tiến sĩ Robert Gabbay, giám đốc y tế tại Trung tâm Tiểu đường Joslin, cho biết “Việc không kiểm soát được tăng huyết áp  và cao cholesterol, chỉ bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục không thôi hoặc bằng cả thêm thuốc, sẽ đẩy nhanh tốc độ tiến triển của tất cả các biến chứng khác”.

2-Vấn đề sức khỏe não bộ

diabetes side effects - brain health issues

Bác sĩ Helena Rodbard- một nhà nội tiết học có trụ sở tại Maryland- cho biết là những người mắc bệnh tiểu đường dường như có một số bất thường trong việc kiểm soát lưu lượng máu đến não ,và điều này có tương quan với  việc mất nhanh hơn chức năng tâm thần theo tuổi tác, bao gồm khả năng lập kế hoạch, sắp xếp, ghi nhớ mọi thứ, sắp đặt ưu tiên, chú ý và khởi sự công việc.

Để bảo vệ sức khỏe não bộ, bạn cần duy trì hoạt động thể chất và tinh thần, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và giữ cho tâm trí luôn được kích thích. Bác sĩ Rodbard khuyên nên đọc sách báo, giao lưu, làm việc , chơi những trò chơi thử thách trí tuệ và hãy giữ thái độ tích cực, lạc quan—đừng để bị trầm cảm

3-Bệnh nướu răng

diabetes side effects - gum disease

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh nha chu gây nhiễm trùng nướu và xương ,dẫn đến đau đớn khi nhai và mất răng. Tiến sĩ Rodbard giải thích “Điều này một phần là do lượng đường trong máu tăng cao làm thay đổi collagen trong các mô, và cũng là do khả năng nhẹ dễ bị nhiễm trùng đủ loại.”

Mặt khác  theo tiến sĩ Hamdy bệnh nướu răng - đặc biệt là viêm nướu hoặc áp-xe xâu - có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. 

Để ngăn ngừa viêm nha chu, hãy chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày và nên sử dụng nước súc miệng sát trùng nhẹ để loại bỏ mọi mảng bám còn sót lại trên răng

4-Khó khăn về tình duc

 diabetes side effects - erectile dysfunction

Nhiều nam giới mắc bệnh tiểu đường sẽ trải nghiệm ở một mức độ nào đó về rối loạn cương dương (ED).  Theo tiến sĩ Hamdy  chứng bệnh này có thể do tâm lý hoặc do giảm testosterone - chất này thường có mức đô thấp ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người bép phì. 

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu dài, các thay đổi trong mạch máu và dây thần kinh dẫn đến  dương vật có thể là nguyên nhân của rối loạn cương dương. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và trên 40 tuổi khi gặp vấn đề này thì hãy đến gặp bác sĩ.

Theo một nghiên cứu trên gần 2.300 phụ nữ được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, phụ nữ trung niên và lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường cũng có xu hướng gặp các vấn đề về tình dục do tổn thương thần kinh có thể làm giảm khả năng bôi trơn âm đạo và khả năng đạt cực khoái.

5-Mất thính lực

diabetes side effects - hearing loss

Theo Cơ quan CDC, mặc dù tất cả chúng ta đều mất một phần nào thính lực khi già đi, nhưng tình trạng mất thính lực phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này.Cơ quan  CDC cho biết bệnh tiểu đường có thể dẫn đến mất thính giác do làm tổn thương các mạch máu nhỏ và dây thần kinh ở tai trong.

Tiến sĩ Rodbard cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ thính giác là kiểm soát lượng đường trong máu. Trên thực tế, trong một nghiên cứu từ Bệnh viện Henry Ford ở Detroit, phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát  bị mất thính lực nhiều hơn những phụ nữ cùng tuổi mắc bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt. 

Cơ quan CDC cũng khuyên bạn nên kiểm tra thính giác hàng năm và tránh các nguyên nhân gây mất thính lực khác, như tiếp xúc với tiếng ồn lớn, khi có thể.

6-Nhiễm trùng da

diabetes side effects - skin infections

Mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn như nhọt và nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm và ngứa. Tiến sĩ Hamdy cho biết: “Nhiễm nấm, đặc biệt là nhiễm trùng nấm men, phổ biến đến mức chúng thậm chí có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường ở những người chưa được chẩn đoán”.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng da có thể liên quan đến béo phì, vì “ những nơi ẩm ướt giữa các nếp gấp da có thể giúp cho sự sinh sản vi khuẩn và nấm, bao gồm cả nấm candida”.

Tiến sĩ Hamdy cho biết, thật không may, một số loại thuốc trị tiểu đường củng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở cơ quan sinh dục vì chúng tăng cường bài tiết glucose qua nước tiểu, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm. 

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa nhiểm trùng da, nhưng một khi khi bạn bị nhiễm trùng thì bạn hãy tìm kiếm các phương pháp điều trị thông thường như dùng kem hoặc thuốc đạn chống nấm âm đạo không kê đơn.

7-Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

diabetes side effects - sleep apnea

Tiến sĩ Hamdy cho biết chứng rối loạn giấc ngủ này là do các cơ ở họng liên tục thư giãn và chặn đường thở trong khi ngủ, ảnh hưởng đến khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người béo phì và có kích thước cổ áo lớn hơn 17 đối với nam giới và 16 đối với nữ.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là ngáy. Thật không may, giống như bệnh nướu răng, ngưng thở khi ngủ có thể khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn. Theo Tiến sĩ Hamdy điều này có thể là vì hai tình trạng bệnh lý này có chung nhũng yếu tố nguy cơ.

Điều trị rối loạn giấc ngủ này có thể bao gồm việc sử dụng một thiết bị để giữ cho đường thở được thông thoáng vào ban đêm hoặc đeo một ống ngậm đẩy hàm về phía trước. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể giúp ích bằng cách thay đổi cấu trúc của mũi, miệng hoặc cổ họng

8-Vấn đề về thị lực

diabetes side effects - vision problems

Khoảng 1 trong 3 người mắc bệnh tiểu đường trên 40 tuổi mắc bệnh võng mạc tiểu đường hoặc tổn thương mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt. Điều này xảy ra vì mức đường huyết tăng cao theo thời gian gây tổn hại cho các mạch máu mỏng manh của mắt, quá trình này có thể bắt đầu sớm nhất là 7 năm trước khi bệnh tiểu đường được  chẩn đoán.

Tin tốt là, điều trị sớm những vấn đề này có thể giảm 95% nguy cơ mù lòa, theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia

9-Suy thận

diabetes side effects - kidney failure

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao làm cho các nephron trong thận dày lên và làm sẹo . Các nephron này    những cấu trúc nhỏ trong thận có chức năng lọc máu. Khoảng 7% trường hợp khi mà bệnh nhân nhận được chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2 thì họ đã có protein rò rỉ vào nước tiểu - một dấu hiệu sớm của các vấn đề về thận .

Khoảng một nửa số người không thực hiện các bước để kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ bị tổn thương thận trong vòng 10 năm và 40% trong số đó sẽ trở thành bị suy thận-- một tình trạng đòi hỏi bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận

10-Bệnh thần kinh

 diabetes side effects - neuropathy

Khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ phát triển bệnh thần kinh, biến chứng tiểu đường phổ biến nhất. Tiến sĩ Gabbay cho biết lúc đầu, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy ngứa ran hoặc tê nhẹ ở tay hoặc chân. Nhưng cuối cùng, dạng tổn thương thần kinh này có thể gây đau đớn, suy yếu và các vấn đề về tiêu hóa vì nó tấn công các dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa.

Ngoài việc quản lý lượng đường trong máu, hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và tuân thủ các loại thuốc được khuyến nghị có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường.

NBNtintuccaonien