Sự hình thành ung thư là do sự tương tác của nhiều yếu tố. Chúng bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, virus và vi khuẩn… Những yếu tố này có thể dẫn đến đột biến gen và phát triển tế bào bất thường, từ đó hình thành hiểm họa ung thư.
Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường, cuối cùng dẫn đến tử vong. Đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và tính mạng con người, hàng năm có rất nhiều người thiệt mạng vì bệnh ung thư.
Các triệu chứng của bệnh ung thư rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư và nơi nó xảy ra. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau, sưng, chảy máu, sốt, mệt mỏi, sụt cân… trong thời gian dài mà không rõ lý do. Nếu gặp phải tình trạng này, dù có phải nguy cơ ung thư hay không, bạn cũng nên đến cơ sở y tế kịp thời để được khám và điều trị phù hợp.
Tùy theo thể trạng của người bệnh, các bác sĩ có thể kết hợp phẫu thuật với một số phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị, miễn dịch, nội tiết,… để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Mục tiêu của điều trị là loại bỏ các tế bào khối u càng nhiều càng tốt, kiểm soát sự tiến triển của bệnh và cải thiện tỷ lệ sống sót cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Có phải ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể?
Đây là một câu hỏi khoa học đã thu hút được sự quan tâm và thảo luận rộng rãi. Trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều có tế bào ung thư trong cơ thể.
Cơ thể của chúng ta liên tục sản sinh ra các tế bào mới, trong đó một số tế bào có khả năng trở thành ung thư. Tại bất kỳ thời điểm nào, cơ thể bạn cũng có thể tạo ra các tế bào có DNA bị hư hỏng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ trở thành ung thư. Bình thường các tế bào có DNA bị hư hỏng sẽ tự sửa chữa hoặc chết đi do quá trình apoptosis.
Chỉ khi cả hai quá trình đó đều không hoạt động bình thường, tiềm năng ung thư mới xuất hiện. Khi đó, tế bào ung thư mang gen đột biến và kém chuyên biệt hơn tế bào bình thường, không tuân theo quy trình của một tế bào bình thường. Không cần biết là chúng có cần thiết hay không, chúng vẫn sẽ phát triển và phân chia, đồng thời không chết khi cần thiết. Do đó, các tế bào nhanh chóng nhân lên thành khối u, di căn vào mô xung quanh, lan tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tế bào ung thư thường có thể trốn khỏi sự tấn công của hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế các tế bào miễn dịch, không cho tế bào miễn dịch phân biệt chúng với các tế bào bình thường. Chúng có thể thúc đẩy phát triển các mạch máu mới đến nuôi dưỡng cho chúng.
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể xác định được lý do chính xác khiến ai đó phát triển ung thư. Sự kết hợp của nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc khởi phát ung thư. Khi một tế bào có đột biến, nó sẽ được truyền cho mọi tế bào mà nó tạo ra.
Vì vậy, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ ung thư, nhưng có những điều bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn, chúng ta nên chú ý duy trì thói quen sinh hoạt tốt, tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư, tiến hành khám sức khỏe và sàng lọc thường xuyên.
Vì sao người lớn tuổi dễ mắc ung thư?
Trước hết, khi tuổi tác tăng lên, chức năng miễn dịch của cơ thể dần suy yếu, khả năng theo dõi và loại bỏ tế bào hư hỏng giảm dần, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện, phát triển và lan rộng.
Thứ hai, người cao tuổi có khả năng sửa chữa mô cơ thể giảm và tốc độ sửa chữa tế bào chậm lại. Điều này có nghĩa là khi bị các chất gây ung thư tấn công, các tế bào trong cơ thể người lớn tuổi khó phục hồi và sửa chữa nhanh chóng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, nhiều người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… Những bệnh này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng viêm nhiễm lâu dài, từ đó thúc đẩy sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Đồng thời, các yếu tố môi trường mà người cao tuổi tiếp xúc lâu ngày như hút thuốc, chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư.
Vì vậy, cần tăng cường hiểu biết và ý thức phòng ngừa ung thư, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.
Người càng “lười” 5 việc dướ đây thì càng giảm nguy cơ “đánh thức” tế bào ung thư
1. Lau, khạc nhổ quá nhiều chất nhầy và đờm ở mũi, họng
Trong mùa đông, nhiều người đau đầu với tình trạng xuất hiện chất nhầy và đờm ở mũi, họng, tạo ra cảm giác khó chịu khi hít thở, nhai nuốt. Thay vì được điều trị và loại bỏ chúng đúng cách, một bộ phận vẫn chủ quan, chỉ liên tục lau mũi, khạc nhổ. Tuy nhiên, thực hiện động tác này quá nhiều lần có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, miệng và dẫn đến xuất hiện ung thư vòm họng. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng các loại thuốc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh lau chùi quá nhiều.
2. Rửa vùng kín quá mức
Vệ sinh vùng kín rất quan trọng, nhưng thực hiện không đúng cách (rửa quá nhiều, quá mạnh tay, dùng chất tẩy rửa quá mạnh…) cũng có thể làm thay đổi mức độ pH trong âm đạo và làm mất cân bằng, do đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, sử dụng chất tẩy rửa có chứa thành phần hóa học còn có thể gây kích ứng niêm mạc âm đạo và dẫn đến ung thư. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng chất tẩy rửa phù hợp và vệ sinh nhẹ nhàng.
3. Tiêu dùng quá nhiều đồ uống có cồn
Thường xuyên tiêu dùng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu… có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Vì vậy, chúng ta nên kiểm soát bản thân, mạnh dạn từ chối khi cần.
4. Thường xuyên thức khuya
Cuộc sống của con người hiện đại có nhịp độ nhanh, việc thức khuya đã trở thành điều bình thường. Tuy nhiên, thường xuyên thức khuya có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn nội tiết và giảm khả năng miễn dịch. Những điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng duy trì một lịch trình đều đặn và tránh thức khuya.
5. Thường xuyên ăn đồ quá nóng
Ăn đồ quá nóng có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và dẫn đến ung thư thực quản. Vì vậy, chúng ta nên đợi nhiệt độ vừa phải, chỉ đủ ấm rồi mới ăn.
*Nguồn: Sohu / Phương Mộc / anle20