Dịch từ "Falling when you're elderly is dangerous. Here's how it affects the body.- Korin Miller –August 11,2023"
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì cứ 4 người lớn tuổi thì có hơn 1 người bị ngã mỗi năm, nhưng chưa đến phân nửa trong số nhữngg người này thông báo cho bác sĩ của họ biết. CDC cho biết, té ngã một lần cũng làm tăng gấp đôi khả năng bạn sẽ bị ngã lần nữa.
Nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi là gì và té ngã có tác động gì đến cơ thể? Dưới đây là những gì bạn cần biết.
Điều gì làm tăng nguy cơ té ngã?
CDC cho biết có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị ngã, bao gồm:
Thân dưới suy nhược
Không có đủ vitamin D
Rắc rối trongi việc đi lại và giữ thăng bằng.
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm
Vấn đề về tầm nhìn
Đau chân hoặc đi giày kém chất lượng
Các mối nguy hiểm trong nhà như bậc thang bị gãy hoặc thảm trải có thể gây vấp ngã
Té ngã ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
Ngã có thể tác động đến cơ thể bạn theo một số cách. Viện Y tế Quốc gia cho biết dưới đây một số rủi ro chính
Gãy xương lưng
Gãy xương hông
Chấn thương đầu
Bác sĩ William Buxton-- thuộc Viện khoa học thần kinh Thái Bình Dương tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California--- cho biết: “Một người có thể bị chấn thương đơn giản như vết bầm tím hoặc bị té ngã có thể gây thương tích nghiêm trọng. Té ngã có thể khiến một người bị bất động và không thể tham gia các hoạt động trong một khoảng thời gian. Điều đó có thể gây ra sự cô lập về mặt xã hội và thậm chí gây ra trầm cảm.
Theo bác sĩ Christopher Barnes-- thuộc Corewell Health Advanced Primary Care-- thì “Nguy cơ lớn nhất đối với người lớn tuổi khi té ngã là bị chấn thương nặng và phải nhập viện. Thời gian nằm viện rất tốn kém và nhiều vấn đề thứ phát khác có thể xảy ra, cụ thể như là viêm phổi và cục máu đông do việc nằm liệt giường.”
Tóm lại
Bác sĩ Kathryn Boling –thuộc Trung tâm Y tế Mercy của Baltimore cho biết: “Phòng chống té ngã là rất quan trọng, đặc biệt đối với người lớn tuổi” . Theo bác sĩ Boling thì “Điều quan trọng là phải lấy những thứ có thể gây té ngã ra khỏi nhà, chẳng hạn như những tấm thảm trơn trượt và lắp đèn chiếu sáng để giúp người lớn tuổi nhìn rõ nơi mình đang đến”. Bác sĩ Boling kể lại rằng thậm chí còn có một bệnh nhân có ý tưởng “sáng tạo” là lắp đặt đèn theo dõi chuyển động trên cầu thang để chiếu sáng các bậc thang vào ban đêm.
Bác sĩ Boling gợi ý thêm : “Cần có một số vùng chống trơn trượt trong phòng tắm, để cho ngưởi lớn tuổi khi vào tắm không cần phải bước lên và vượt qua bất cứ cản trở gì . Ngoài ra ráp thêm các thanh vịn và lan can trên cầu thang cũng rất hữu ích”.
Bác sĩ Boling cũng kêu gọi những người đi đứng không vững nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại, chẳng hạn như gậy chồng hoặc khung tập đi. Bác sĩ Boling thừa nhận có rất nhiều bệnh nhân tự hào và không muốn sử dụng những thứ đó. Tôi đã khuyên họ hãy dùng gậy chống vì điều đó an toàn hon và tôi đã thành công trong việc thuyết phục nhiều người làm điều đó.”
Bác sĩ Alfred Tallia-- giáo sư và trưởng khoa y học gia đình và sức khỏe cộng đồng tại Trường Y khoa Robert Wood Johnson—cho biết:’ Kéo giãn cơ thường xuyên, tập yoga và các bài tập rèn luyện sức mạnh cũng có thể hữu ích. Ông cho biết thêm: “Người cao tuổi nên đeo máy cảnh báo khẩn cấp để phỏng hờ trường hợp họ bị ngã còn có thể được trợ giúp nếu sống một mình”.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ té ngã của mình, bác sị Buxton khuyên bạn nên tham khảo với bác sĩ để đươc hướng dẫn cụ thể làm sao giảm nguy cơ chấn thương khi bạn chẳng may bị ngã.
NBNtintuccaonien