Dinh dưỡng đối với người cao tuổi quyết định rất nhiều đến chất lượng sống và tuổi thọ về sau. Bồi bổ không đúng cách, 'lợi bất cập hại'.
Nếu cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng hợp lý thì các tế bào không thể hoạt động ở trạng thái bình thường, tuần hoàn máu thiếu hiệu quả, từ đó sinh ra bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
Bị tăng mỡ máu do ăn thịt lâu ngày
Ông Trương (Sơn Đông, Trung Quốc) đã sống một mình từ lâu. Các con của ông đều đã lập gia đình và đi làm. Để giảm bớt gánh nặng cho con, ông Trần thường tự trồng rau và mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập.
Vào mỗi dịp cuối tuần, các con của ông đều trở về làng thăm cha mình. Không ít lần họ muốn đưa cha về sống chung, nhưng ông không muốn từ bỏ mảnh vườn và công việc bán rau hàng ngày của mình.
Mỗi khi các con của ông Trương về thăm, họ đều mua nhiều loại thực phẩm bồi bổ khác nhau. Hầu hết thức ăn mà các con mua là thức ăn nhiều thịt, vì sợ bố già sẽ bị loãng xương và ăn không đủ đạm.
Do đó, ông Trương ăn ba bữa một ngày, bữa nào cũng có thịt. Thời gian gần đây, ông thường xuyên cảm thấy chóng mặt và khó chịu trong người. Một hôm, ông không thể đứng dậy được nên phải gọi cho các con.
Các con của ông nhanh chóng đưa cha đến bệnh viện ở thành phố để khám. Sau khi xét nghiệm máu lâm sàng, các bác sĩ kết luận ông Trương bị mỡ máu. Nguyên nhân lớn nhất của bệnh là do ăn quá nhiều thịt trong một thời gian dài.
Người có tuổi bồi bổ nhiều thịt liệu có tốt?
Các chất dinh dưỡng trong thịt hay các thực phẩm khác đều là các yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể con người.
Thịt cung cấp protein làm chắc xương và tăng chất xám trong não. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh mỡ máu, nếu sử dụng các thực phẩm từ thịt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch của cơ thể. Nó có thể gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh chuyển hóa khác.
Người cao tuổi cần phải lựa chọn món ăn hợp lý với lượng thịt vừa đủ. Các sản phẩm nhiều đạm kết hợp cùng rau, củ, quả mới giúp cơ thể duy cân bằng và duy trì sức khỏe tốt.
Ăn thịt đúng cách, nắm vững 2 điểm này
1. Ăn ít thịt đỏ, ăn thịt trắng thường xuyên
Thịt đỏ chủ yếu bao gồm thịt lợn, cừu, gia súc và các động vật nuôi khác. Loại thịt này chứa nhiều axit béo bão hòa, tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng lipid máu và bệnh mạch vành.
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc", lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng ngày được kiểm soát tốt nhất trong vòng 50g.
Thịt trắng bao gồm thịt gà, vịt, cá, ... Hiểu theo cách đơn giản, loại thịt này có hàm lượng chất béo ít hơn, hàm lượng protein cao hơn và chứa thành phần axit amin protein gần với axit amin mà cơ thể con người cần, có lợi hơn cho tiêu hóa và hấp thụ. Đặc biệt, thịt cá giàu axit béo không no giúp kiểm soát lipid máu, bảo vệ tim mạch và mạch máu não rất hữu ích.
Lời khuyên: Hãy ăn cả thịt đỏ và thịt trắng bởi nguyên tố sắt trong thịt đỏ không thể so sánh được với thịt trắng. Khi không ăn thịt thì nên bổ sung thêm các sản phẩm từ đậu nành, vì các sản phẩm từ đậu nành rất giàu đạm thực vật, có thể thay thế thịt để bổ sung thêm đạm ở mức độ nhất định.
2. Tốt nhất không nên ăn thịt đã qua chế biến hoặc xử lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê thịt đã qua chế biến là chất gây ung thư cấp độ 1 và khuyến cáo không nên ăn thịt này. Tuy nhiên, không phải loại thịt vào cũng có hại, nếu nắm được nguyên tắc chế biến và cách lựa chọn thịt, việc tiêu thụ sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, kéo dài được tuổi thọ.
Thịt chế biến có chứa một lượng nitrit nhất định, có thể tạo ra chất gây ung thư vi lượng, nitrosamine và làm tăng gánh nặng cho gan thận và làm thương hai cơ quan này.
Người cao tuổi nên ưu tiên món thịt hầm bởi vì thịt khi chế biến theo cách này sẽ rất mềm. Khi về già, chức năng nhai hầu như bị suy yếu nên thịt hầm sẽ phù hợp hơn, hầm chậm ở nhiệt độ thấp có thể làm giảm chất béo bão hòa.
Một thí nghiệm trên tạp chí "Journal of Food Science" cho thấy thịt lợn sau khi ninh trong một thời gian dài, chất béo trong thịt sẽ hòa tan trong nước súp nên hàm lượng chất béo trong thịt sẽ giảm đi 30% -50%, và cholesterol cũng sẽ bị giảm tương đối. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong nước hầm sẽ cao, tốt nhất bạn không nên uống nước này.
(theo soha)