Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

8 loại thuốc có thể khiến việc chịu đựng nắng nóng trở nên khó khăn hơn

Dịch từ “8 Types of Medications That Can Make It Harder to Handle the Heat- Merle Myerson- July 21, 2023

 prescription pill bottle open with an assortment of different kinds of pills and capsules spilling out

Nhiệt độ đang tăng cao ở nhiều vùng trên cả nước, khiến mọi người — đặc biệt là người cao tuổi — có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, thậm chí tử vong.

Việc đối phó với sức nóng trở nên khó khăn hơn nữa  cho những người đang dùng thuốc cản trở khả năng tự hạ nhiệt của cơ thể. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi vì họ có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc làm thay đổi khả năng kiểm soát của cơ thể đối với lượng máu lưu thông và/hoặc hoạt động của tim, khiến cho việc đối phó với nhiệt độ cao trở thành khó khăn hơn,

Điều quan trọng là cần phải chú ý đến tác dụng phụ nói trên mà chúng ta thường bỏ qua trong các đợt nắng nóng đang gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Không những thế  thì theo nghiên cứu cho biết, những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mãn tính dùng thuốc nhạy cảm với nhiệt còn có thể gặp các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt mùa hè.

Thuốc ảnh hưởng thế nào đến khả năng chịu nhiệt của bạn?

Trước tiên, điều quan trọng là phải hiểu cách mà cơ thể bạn xử lý nhiệt và hoạt động để duy trì nhiệt độ lý tưởng bên trong cơ thể là 98,6 độ.

Để giải nhiệt, cơ thể bạn có một số cách. Một trong những cách này là đổ mồ hôi . Khi mồ hôi bốc hơi khỏi da, nó sẽ làm mát cơ thể.

Một cách giải nhiệt khác là các mạch máu bên dưới da giãn ra để đưa máu ấm đến gần da hơn và điều này cũng cho phép da giải phóng nhiệt.

Tuy nhiên, nhiều loại thuốc khác nhau có thể can thiệp vào hệ thống điều nhiệt phức tạp nói trên của cơ thể bằng cách hạn chế khả năng đổ mồ hôi của cơ thể hoặc làm giảm lưu lượng máu chảy đến da. Thuốc cũng còn có thể làm cơ thể  mất nước (dehydration), và một số thuốc khác có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, gây phát ban hoặc cháy nắng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

        5 loai thuốc khiến da nhãy cảm với ành nằng mặt trời

  • Antibiotics: tetracycline (Panmycin), doxycycline (Vibramycin), ciprofloxacin (Cipro), ofloxacin (Floxin)
  • Antifungals:  griseofulvin (Gris-PEG)
  • Antihistamines: loratadine (Claritin), cetirizine (Zyrtec)
  • Statin cholesterol medications: simvastatin (Zocor), atorvastatin (Lipitor), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol)
  • Diabetes medications: sulfonylureas like glipizide (Glucotrol), glyburide (Micronase)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một số cá nhân dễ nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến nhiệt nói trên so với những người khác. Các  yếu tố rủi ro bao gồm trên 65 tuổi, mắc các bệnh mãn tính và thừa cân. Dành thời gian bên ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày — đặc biệt để làm vườn, hoạt động thể chất hoặc tập thể dục — cũng tăng thêm rủi ro

Dave Kent- một thủ thư đã nghỉ hưu- bị đau tim từ hơn một thập kỷ . Tập thể dục, cùng với uống thuốc trợ tim, là một phần trong kế hoạch điều trị của anh ta. Nhưng khi Cơ quan Dự báo Thời tiết cảnh báo nắng nóng, anh ấy đã lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của mình vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày để tránh tác dụng phụ của thuốc. Anh ta chia sẻ như sau  “Tôi nghĩ rằng có một lối sống năng động và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để đối phó với bất cứ điều gì mà Mẹ Thiên Nhiên dành cho chúng ta”

8 loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng chịu nhiệt của co thể

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng có thể khiến cơ thể khó đối phó với nhiệt hơn.

1. Thuốc trợ tim được kê toa cho bệnh cao huyết áp, để ngăn ngừa cục máu đông và hỗ trợ chức năng bơm máu của tim

Thuốc lợi tiểu : Furosemide (Lasix), Chlorthalidone (Hygroton), Hydrochlorthiazide (Microzide, HydroDiuril)

Thuốc chẹn beta: Metoprolol (Toprol, Lopressor), Atenolol (Tenormin), Carvedilol (Coreg), Propranolol (Inderal)

Thuốc ức chế men chuyển ACE: Lisinopril (Zestril, Prinivil)

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan)

Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Clopidogrel (Plavix)

2. Thuốc chống trầm cảm dược kê toa để điều trị trầm cảm và lo lắng.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Citalopram (Celexa), Escitalopram (Lexapro), Fluoxetine (Prozac), Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft)

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin–norepinephrine (SNRI): Duloxetine (Cymbalta), Venlafaxine (Effexor XR)

Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptyline (Elavil), Nortriptyline (Pamelor)

3. Thuốc chống loạn thần được kê toa cho bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Ví dụ: risperidone (Risperdal) Quetiapine (Seroquel), Haloperidol (Haldol), Olanzapine (Zyprexa)

4. Thuốc kích thích thần kinh trung ương được kê toa cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Ví dụ: dextroamphetamine (Adderall), methamphetamine (Desoxyn), methylphenidate (Ritalin)

5. Thuốc kháng cholinergic được kê toa cho bệnh Parkinson và bàng quang hoạt động quá mức.

Ví dụ: benztropine (Cogentin), oxybutynin (Ditropan XL), tolterodine (Detrol)

6. Thuốc kháng histamine được sử dụng cho dị ứng theo mùa, vết cắn của bọ và ong đốt..

7. Thuốc thông mũi được sử dụng cho cảm lạnh thông thường và dị ứng.

Ví dụ: pseudoephedrine (Sudafed), phenylephrine (Sudafed PE), thuốc xịt mũi Oxymetazoline (Afrin, Zicam, Dristan, Mucinex)

8. Dopaminergic được kê toa cho bệnh Parkinson.

Ví dụ: carbidopa/levodopa (Sinemet)

 

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc có thể gây khó chịu khi trời nóng, bạn nên dành thời gian thảo luận vấn đề này với bác sĩ để lên kế hoạch cho những ngày thời tiết nắng nóng.

Bác sĩ Sorensen thuộc Đại học Columbia cho biết: “Để tránh những vấn đề này, các chuyên gia y tế cần nhận thức được loại thuốc nào khiến người cao tuổi gặp nguy hiểm để giáo dục họ cũng như báo cho  những người chăm sóc họ.

Bác sĩ Soko Setoguchi- giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Rutgers Robert Wood Johnson và là chuyên gia về ảnh hưởng sức khỏe của thuốc—cho biết “Không có quy trình cụ thể nào để kê đơn thuốc trong thời tiết nóng. Tuy nhiên, bác sĩ  có thể giảm liều lượng của một loại thuốc hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.”

5 mẹo quản lý thuốc khi trời nắng nóng

Bạn đừng đột ngột ngưng dùng bất kỳ loại thuốc nào bởi vì nhiều loại thuốc phải được uống hàng ngày để giữ mức máu đủ cao. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu có điều quan tâm.

Bạn cần phải lưu trữ thuốc đúng cách. Chẳng hạn như insulin có thể kém hiệu quả hơn nếu trữ dưới nhiệt độ cao.

Bạn hãy giữ cho cơ thể đủ nước. Dấu hiệu bạn bị mất nước là giảm trọng lượng cơ thể, ít nước tiểu hơn và nước tiểu sẫm màu hơn bình thường. Nước thường (có thêm một ít nước cốt chanh  để tạo hương vị) là một cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể, nhưng bạn cần tham khảo vớii bác sĩ nếu bạn đang  theo chế độ hạn chế chất lỏng. Tránh uống rượu, vì điều này có thể làm cơ thể bạn mất nước

Bạn hãy giữ mát cho cơ thể . Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, kéo rèm trong nhà xuống, sử dụng quạt hoặc máy điều hòa và tránh hoạt động ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

Nếu ban đang dùng thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng thì bạn hãy bôi kem chống nắng (SPF 15 trở lên), đội mũ và mặc quần áo chống nắng.

Khi nào thì “nóng” là quá nóng?

Các nhà dự báo thời tiết sử dụng chỉ số nhiệt ( heat index)để đo lường cảm giác thực sự của thời tiết đối với chúng ta. Chỉ số này xem xét cả nhiệt độ lẩn độ ẩm. Chẳng hạn như nếu nhiệt độ là 100 độ và độ ẩm tương đối là 55 phần trăm thì  bạn sẽ có cảm giác như đang ở 124 độ.

Khi nhiệt độ lên tới từ 80 độ đến 90 độ thì Dịch vụ Thời tiết Quốc gia khuyên bạn nên thận trọng khi tiếp xúc lâj dài với nắng nóng . Cần lưu ý rằng chỉ số nhiệt được tính với nhiệt độ trong bóng râm, nhưng có thể tăng lên tới thêm 15 độ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

NBNtintuccaonien