Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

“Người lương thiện” và “người tốt” khác nhau như thế nào?

Con ngườiTrung Quốc thời cổ đại rất coi trọng đức, đối với kết bè kéo phái thì ghét cay ghét đắng (Tranh minh họa qua zhihu)
Trung Quốc cổ đại coi người biết tích đức hành thiện là “người lương thiện”, người lương thiện không tính toán đến được mất cá nhân, không màng đến lợi ích bản thân để đi giúp đỡ người khác. Do đó, người lương thiện có đạo đức cao thượng hơn rất nhiều so với “người tốt” mà người hiện đại vẫn nói.

Nếu một người biết an phận thủ thường, không đi công kích hành vi của người khác, thì có thể coi là “người tốt bụng” rồi, nhưng rõ ràng so với cảnh giới tinh thần của người lương thiện thì sai kém rất xa.


Bất kể người ta giàu hay nghèo, chỉ cần có thiện tâm, hành thiện tích đức là không hề khó. Người thiện hành thiện, đều là hành vi cá nhân, sẽ không cưỡng ép người khác tham dự. Do đó, người thiện chân chính đều sẽ không kết bè kết đảng, thành lập tổ chức.

Trung Quốc cổ đại có một câu nói chí lý là “Quân tử bất đảng” (bậc quân tử không kéo bè kết phái). các chính nhân quân tử và danh nhân nghĩa sĩ từ xưa đến nay không chỉ chán ghét bạo lực, đối với kết bè kéo phái cũng ghét cay ghét đắng. Người có đức chính trực ngay thẳng, trọng nghĩa khinh lợi, đều coi thường những ai kết bè kết phái. Quân tử bất đảng, thời cổ đại là một mỹ đức. Chỉ có những kẻ tiểu nhân thấy lợi quên nghĩa, mới dưới sự cám giỗ của lợi ích mà kết đoàn thành tổ chức, tổ chức như thế được gọi là “đảng”. 

LÀM VIỆC THIỆN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÀU HAY NGHÈO
 
Người nhân đức ghét bạo lực, trọng nghĩa khinh lợi, đối với phường tiểu nhân vì lợi mà kéo bè kết phái rất coi thường. (Ảnh minh họa qua ifeng)

So với số lượng người giàu, số lượng người nghèo trên thế giới xét cho cùng vẫn nhiều hơn. Vậy nên thường sẽ có người nói, với hoàn cảnh nghèo khó của bản thân, có tâm hành thiện cũng lực bất tòng tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, những người giàu có thực sự là những người giàu ở cái tâm. chứ không phải là sở hữu bao nhiêu tiền. Câu chuyện dưới đây chính là minh chứng rõ nhất:

Có người đã hỏi một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới rằng: “Có ai trên thế giới này giàu hơn ông không?” Vị tỷ phú nói: “Có, có một người giàu hơn tôi.” Sau đó ông kể một câu chuyện cũ:

“Lúc đó tôi vẫn chưa giàu, cũng chưa có nổi danh. Tôi chạm mặt một người bán báo dạo ở sân bay New York. Tôi muốn mua một tờ báo, nhưng tôi không có đủ tiền lẻ trong túi, vì vậy tôi quyết định không mua nữa và trả lại tờ báo cho anh ta. Tôi nói rằng mình không có đủ tiền lẻ. Anh ta nói: ‘Tờ báo này tặng miễn phí cho ông’. Trước sự kiên trì của anh ta, tôi đã cầm tờ báo đó”.

Thật trùng hợp, sau đó hai đến ba tháng, tôi đến sân bay đó và lại thấy tiền lẻ của mình không đủ để mua một tờ báo. Người bán báo dạo đó lại tặng tôi một tờ nữa. Tôi đã cự tuyệt, nói với anh ta rằng tiền lẻ không đủ. Anh ta nói: “Cứ cầm đi, tôi lấy tiền lãi của tôi bù cho ông, không có lỗ vốn.”

Chín năm sau, tôi trở nên nổi tiếng và mọi người đều biết đến tôi. Đột nhiên tôi nhớ đến anh chàng bán báo dạo đó. Tôi bắt đầu tìm anh ta, sau một tháng rưỡi, tôi đã tìm thấy anh ấy. Tôi hỏi anh ta: “Anh có nhớ tôi không” Anh ta nói: “Nhớ chứ”, không những thế anh ta còn biết tôi đã là một tỷ phú và rất nổi tiếng. Tôi hỏi: “Anh còn nhớ anh đã tặng tôi báo miễn phí chứ?” “Còn, tôi tặng ông hai tờ.” Tôi nói: “Tôi muốn báo đáp sự giúp đỡ của anh hồi đó. Anh muốn cái gì, chỉ cần nói cho tôi, tôi sẽ thực hiện nó.”

Người bán báo nói: “Thưa ông, ông không thấy rằng làm như thế là không thể so được với sự giúp đỡ của tôi đã dành cho ông hay sao?” Tôi hỏi anh ta: “Tại sao?” Anh ta nói: “Tôi đã giúp ông khi tôi chỉ là một người bán rong nghèo. Bây giờ ông đã là một trong những người giàu nhất thế giới và thử giúp đỡ tôi, làm sao có thể so sánh với tôi được?” “Khi đó, tôi mới nhận ra rằng người bán báo này giàu có hơn tôi, vì anh ta không đợi đến khi có tiền mới đi giúp đỡ người khác”.

Từ đó có thể nhìn ra, tiền nhiều hay ít sẽ không ảnh hướng đến cử chỉ thiện tâm của chúng ta, việc đại thiện hay tiểu thiện đều là hành thiện, khi không có tiền mà hành thiện, càng có thể nhìn ra thiện tâm chân chính của một cá nhân.

Chân Chân (Theo Kannewyork) /Tinh hoa.Net/anle20