Cần tây có rất nhiều công dụng khác nhau. Do đó, các chuyên gia đã từng tranh luận về tác dụng của loại rau này cũng như cách chế biến sao cho cơ thể đạt được nhiều lợi ích nhất.
Nước ép cần tây gần đây đã trở thành thức uống được không ít ngưới ưa chuộng. Nhiều người tin rằng tiêu thụ loại nước ép này khi bụng đói vào mỗi buổi sáng sẽ cải thiện hoặc chữa khỏi các vấn đề về đường ruột, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tự miễn và thậm chí nhiều tình trạng sức khỏe liên quan tới tâm lý.
Cần tây có rất nhiều công dụng khác nhau.
Do đó, các chuyên gia đã từng tranh luận về tác dụng của loại rau này cũng như cách chế biến sao cho cơ thể đạt được nhiều lợi ích nhất. Trên thực tế, không ít người cho rằng tiêu thụ cần tây ở dạng tự nhiên sẽ đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn dạng lỏng. Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích tiềm tàng của loại rau này:
Chứa ít calo và nhiều nước
Một cây cần tây kích thước lớn chỉ chứa 7 calo và 29,6 ml nước. Do đó, tiêu thụ 6 cây vừa chỉ tăng thêm 42 calo vừa cung cấp nhiều nước cho cơ thể.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhai cần tây giúp làm giảm cơn đói, thúc đẩy giải phóng hormone kích thích cảm giác no. Đây là lý do khiến không ít chị em coi loại rau này như một món ăn vặt nhằm kiểm soát cân nặng.
Cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng
Theo Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng kiêm biên tập viên tại Thời Báo New York, ngoài chứa chủ yếu là nước, cần tây cũng cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng.
Vitamin A có công dụng hỗ trợ miễn dịch, da, sức khỏe mắt và có liên quan đến việc duy trì quá trình hoạt động của phổi. Hơn nữa, càng tiêu thụ nhiều chất này thì bạn càng có thể hạn chế tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Ngoài ra, vitamin K trong cần tây cũng góp phần làm đông máu và duy trì mật độ xương. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự hình thành xương và tăng liên kết xương, từ đó ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.
Cần tây còn là một nguồn cung cấp axit folic tuyệt vời. Chúng có công dụng cải thiện sức khỏe tâm lý, hạn chế khả năng mắc các vấn đề về suy giảm trí nhớ cũng như trầm cảm cao.
Trong khi đó, kali trong loại rau này lại giúp hỗ trợ chức năng tim, co cơ và hạn chế tình trạng mất cơ. Ngoài ra, cần tây cũng bổ sung một lượng nhỏ các hợp chất cần thiết bao gồm vitamin C, vitamin B, canxi, magiê và mangan.
Giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm
Cần tây chứa hơn một chục loại chất chống oxy hóa và hàng tá chất chống viêm mạnh mẽ. Các hợp chất này đều có công dụng bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, gây lão hóa sớm và bệnh tật.
Các chất tự nhiên trong cần tây cũng được chứng minh giúp tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp. Lisa Samuels, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người sáng lập của Trung tâm Happie House cho biết, Quercetin, một loại flavonoid trong cần tây, có công dụng chống viêm, bao gồm viêm cấp tính và mãn tính.
Hơn nữa, chúng còn ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Quercetin cũng liên hệ mật thiết tới quá trình chết rụng tế bào. Đây là một cơ chế tự hủy của cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào mắc bệnh, từ đó có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Một cây cần tây lớn chứa 1g chất xơ. Đây là hợp chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe đường ruột và quá trình hoạt động của bộ phận này. Chất xơ cũng góp phần thúc đẩy cảm giác no và trì hoãn cơn đói hiệu quả.
Đây là lý do quan trọng khiến không ít chị em lựa chọn cần tây nhằm giảm cân và giữ dáng. Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, chiết xuất cần tây giúp chống lại sự hình thành vết loét trong dạ dày.
Để đạt được lợi ích tối đa từ loại rau này, mọi người nên kết hợp chúng với nhiều món khác nhau trong mỗi bữa ăn, từ bữa nhẹ tới bữa chính. Hai hoặc ba cọng cần tây kèm với một chút gia vị có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt, mặn. Loại rau này cũng được sử dụng phổ biến trong các món xào, súp và hầm.
(Nguồn: Health)