Mùa
đông thân nhiệt sẽ giảm, đặc biệt là bàn chân và bàn tay khiến nhiều
người cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu các cách làm ấm cơ thể nhé.
Các chuyên gia cho rằng, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và tiết trời hanh
khô khiến các thành mạch máu co lại, dồn ứ khí huyết, làm chậm quá
trình lưu thông máu trong cơ thể. Do đó, máu khó lưu thông đến những
vùng xa tim như tay và chân. Chính điều này khiến chân tay thường bị
lạnh trong mùa đông.
Tuy
nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác. Người mắc
bệnh thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Nếu tứ chi thường
xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay
quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
Những
người có tiền sử mắc các bệnh như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu cũng
thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm
chứng bệnh này thêm nặng.
Sau đây là một số cách làm ấm bàn tay, bàn chân trong mùa lạnh:
Tắm nắng
Y
học Trung Quốc cho rằng, cơ thể con người nên tăng thêm phần khí dương
bằng cách tắm nắng. Thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng là vào buổi
chiều từ 16 đến 18 giờ, mỗi lần khoảng nửa giờ. Ngoài ra, trong khi tắm
nắng có thể massage xoa bóp khắp cơ thể, giúp điều chỉnh phần tạng phủ
trong cơ thể.
Không thức trắng đêm
Ở
đô thị, nhiều người thức đến 3 hoặc 4 giờ sáng. Hành động này sẽ làm
cho bàn chân, bàn tay lạnh, não bộ mất kiểm soát, hệ thống miễn dịch bị
yếu, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Mùa thu và mùa đông cần đảm bảo giấc ngủ
đầy đủ. Điều chỉnh lịch ngủ nghỉ hợp lí, ngủ sớm nếu công việc cho phép.
Xoa tay và chân
Thường
xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải
thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật
nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Một tay nắm chặt, một tay cọ sát
vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có
tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.
Mặc quần áo rộng
Dây thắt lưng, tất chân, hoặc cạp quần chật sẽ dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, cơ thể có thể bị lạnh hơn.
Đeo bao tay
Đeo bao tay khi trời lạnh rất phổ biến. Nhưng nên nhớ phải mang bao tay quá cổ tay vì nếu không bạn có thể mất nhiều nhiệt ở “cửa ngõ” hiểm yếu này. Ngoài ra, bạn có thể cho tay vào túi hoặc áo khoác nếu không mang bao tay.
Thử ăn cay
Khi
bạn ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng
lên. Tim bạn cũng sẽ làm việc mạnh mẽ hơn và bơm máu tốt hơn, trong khi
các mạch máu nở ra giúp làn da trở nên hồng hào, ấm áp.
Bên
cạnh đó, đạt được sự tuần hoàn tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm
một trái tim và hệ thống động mạch khỏe mạnh. Ớt có nhiều vitamin A và
C, giúp tăng cường sức mạnh cho động mạch và các mạch máu khác, có thể
ngăn ngừa chứng tê lạnh tay chân vì tuần hoàn kém.
Ngâm chân nước ấm
Buổi
tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước
gừng ấm từ 15 đến 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông
máu dễ dàng hơn.
Cần lưu ý là nên lau khô chân tay
ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn
tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ.
Uống trà gừng
Gừng
là loại thực phẩm sinh nhiệt. Khi được cơ thể chuyển hóa, gừng sẽ sinh
nhiệt. Do đó, uống trà gừng có thể giúp tay và toàn bộ cơ thể bạn ấm
hơn, trong đó có đôi tay.
Đồng thời, cầm cốc trà ấm trong tay cũng là một cách thật lí tưởng cho đôi tay “hồi sức” trong không khí lạnh.
Vận động cơ thể
Cách làm ấm hiệu quả nhất là vận động chân tay, qua đó thúc đẩy máu huyết lưu thông đến các cơ và da, làm ấm toàn bộ cơ thể.
Bạn
có thể vận động bằng nhiều cách. Nếu đang dạo bộ ngoài trời, bạn có thể
đi nhanh hơn một chút. Nếu trong nhà, bạn có thể tìm việc lặt vặt để
làm. Đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện một vài động tác với đôi bàn
tay như lắc lư các ngón tay, xoay cổ tay, hoặc nắm – thả bàn tay.
Tận dụng thân nhiệt
Bạn
có biết dù ngoài trời có lạnh đến đâu đi nữa thì trên cơ thể vẫn có một
số vùng luôn ấm, điển hình là 2 nách. Do đó, hãy đặt tay vào 2 vùng ấm
này cho đến khi bạn cảm thấy ấm hơn.
Bạn cũng có thể ngồi lên tay để giữ ấm nhưng hãy cẩn thận vì không khéo sẽ cấn tay và làm giảm lượng máu lưu thông.
(theo dkn.tv)