Tê mỏi chân tay là tình trạng thường gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Nguyên nhân của nó vô cùng đa dạng, từ chấn thương đến các bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tê mỏi chân tay
- Các bệnh lý: Thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá khớp, viêm đa khớp dạng thấp, hẹp ống sống, đa xơ cứng, viêm đa rễ thần kinh, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, u não, ...
- Chấn thương: Tai nạn, va chạm mạnh, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương.
- Tư thế không đúng: Mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép khi ngồi, đứng, ngủ sai tư thế hoặc duy trì một tư thế quá lâu. Lao động nặng cũng là một trong những nguyên nhân.
- Thời tiết: Khi quá lạnh hoặc quá nóng cũng dễ bị tê bì chân tay.
- Stress, mệt mỏi: Chúng kích thích các tế bào trên cơ thể, gây ra cảm giác tê, mỏi.
- Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tê mỏi, buồn ngủ.
- Thiếu chất: Magiê giúp điều chỉnh nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả chức năng thần kinh thích hợp. Thiếu hụt magiê nghiêm trọng, hoặc hạ đường huyết, có thể gây tê và ngứa ran. Thiếu vitamin B12 hoặc canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tê mỏi chân tay.
- Thiếu máu: Thiếu máu ác tính làm giảm lưu lượng oxy, gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
- Mang thai: Phụ nữ cuối thai kỳ dễ gặp hiện thường này, khi thai chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu.
Tê mỏi chân tay dễ khiến người bệnh bị bỏng do không cảm nhận được nhiệt độ.
Điều trị
Điều trị tình trạng này tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.
- Đa xơ cứng: Niacin, một liều corticosteroid ngắn, gabapentin, pregabalin, carbamazepin, phenytoin, amitriptyline, imipramine và nortriptyline.
- Chấn thương: Thuốc để điều trị cục máu đông do đột quỵ thiếu máu cục bộ (nếu trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên) và phẫu thuật hoặc thủ thuật nội mạch cho đột quỵ xuất huyết.
- Viêm tủy ngang: Thuốc giảm đau, thuốc chống siêu vi, immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, hoặc liệu pháp trao đổi huyết tương.
- Viêm màng não: Thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật và corticosteroid.
- Khối u: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các phương pháp điều trị bằng thuốc khác.
- Bệnh thần kinh, tiểu đường: Hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh, theo kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, kiểm tra bàn chân hàng ngày để thay đổi và kiểm tra chân thường xuyên.
- Hội chứng đường hầm cổ tay: Bó cổ tay, thuốc giảm đau không kê đơn, bài tập trượt dây thần kinh hoặc phẫu thuật. Tránh các hoạt động mạnh.
- Thiếu máu ác tính: Vitamin B12 dạng tiêm hoặc uống.
- Hạ canxi máu và hạ đường huyết: Truyền dịch, thay đổi chế độ ăn uống, tránh xa các tác nhân gây hại, điều trị các nguyên nhân cơ bản.
Nguyên nhân tê bì chân tay bao gồm mang thai, mắc các bệnh mãn tính, ...
Phòng ngừa
- Ăn ít chất béo, nhiều chất xơ
- Nạp đủ vitamin D và biotin (vitamin B)
- Tập thể dục điều độ, thường xuyên
- Thích nghi với thay đổi thời tiết
- Lịch ngủ đều đặn
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu và hút thuốc
- Giảm căng thẳng
- Hạn chế lượng muối (natri)
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Ăn thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin D, canxi và magiê hoặc uống bổ sung
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Gặp bác sĩ nếu tê mỏi, ngứa ran kéo dài hoặc xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, hoặc nếu chúng đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Mệt mỏi
- Vấn đề về thị lực
- Yếu cơ và chuột rút
- Vấn đề bàng quang và ruột
- Đau đớn
- Lo lắng dữ dội
- Đau lưng hoặc cổ
- Chán ăn
Những người gặp phải một số triệu chứng nhất định với cảm giác tê mỏi chân tay cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, bao gồm:
- Tê một bên của cơ thể
- Nhầm lẫn, nói khó, hoặc nói chậm
- Đau ngực
- Đau đầu dữ dội
- Sốt đột ngột
- Co giật
- Buồn nôn và ói mửa
- Cứng cổ
- Không nhạy sáng
- Da nhợt nhạt hoặc vàng
- Nhịp tim không đều (theo khoahoc.tv)