Các nhà nghiên cứu phân tích 3 chỉ số lâm sàng về miễn dịch và viêm nhiễm để dự đoán nguy cơ tử vong cùng tuổi thọ bệnh nhân.
Chỉ sốmáu có thể giúp dự đoán tuổi thọ của bệnh nhân. (Ảnh: Frolicsompl).
Nhóm
nghiên cứu thuộc Phòng khám Cleveland và Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại
học Cleveland hôm 3/12 cho biết đã khảo sát và phân tích dữ liệu hơn
31.000 người trong vòng 12 năm. Họ xem xét ba yếu tố chính trong chỉ số
máu gồm: lượng tế bào lympho (bạch cầu), phạm vi phân phối hồng cầu và nồng độ protein phản ứng C (CRP).
Kết
quả cho thấy có mối liên hệ giữa số lượng tế bào lympho và tỷ lệ tử
vong. Mối tương quan này không phụ thuộc vào tuổi tác hay các yếu tố lâm
sàng khác.
Để
xác định dấu ấn sinh học ở những người có nguy cơ cao tử vong, nhóm
nghiên cứu tính số lượng bạch cầu trong mẫu máu của bệnh nhân. Bạch cầu
giảm khi nồng độ tế bào lympho thấp. Số lượng tế bào lympho thấp là dấu
hiệu đặc trưng của những ca tử vong do bệnh tim, ung thư và nhiễm trùng
đường hô hấp, bao gồm cả cúm và viêm phổi.
Do
đó, kết hợp cả ba chỉ số trên giúp các nhà nghiên cứu lập một hồ sơ về
nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Theo đó, người có nguy cơ tử vong thấp
thường sống lâu hơn 10 năm so với người nguy cơ cao.
- Tế bào lympho là tế bào bạch cầu, gồm 2 loại là lympho B và lympho T đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào này được tạo ra trong tủy xương và lưu thông trong máu, mô bạch huyết. Các tế bào phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật lạ, như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
- Độ rộng của phân bố hồng cầu (red blood cell distribution width -RDW), cho thấy khả năng của cơ thể tạo ra và duy trì một quần thể hồng cầu khỏe mạnh.
- Protein phản ứng C (CRP) là một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc pha cấp tính để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví dụ sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp.
Đây là các chỉ số quan trọng đối với sức khỏe con người.
(theo khoahoc.tv)