Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

8 điều lưu ý khi ăn tôm để tránh nguy hại đến sức khỏe


 

Tôm là món ăn rất bổ dưỡng và phổ biến trên mâm cơm của người Việt nhưng nếu ăn sai cách lại gây hại cho sức khoẻ.
Theo Đời sống Plus, tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng nếu ăn sai cách thì vừa làm mất giá trị dinh dưỡng của tôm và còn gây hại sức khỏe.  
 1. Ăn đầu tôm để bổ mắt
Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu. 
 


2. Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C
Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm. 
 

3. Ăn quá nhiều tôm
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

    . 
 .
4. Quan niệm ăn vỏ tôm nhiều can-xi

Nhiều người thường nghĩ rằng ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung canxi nhưng thật ra điều này rất sai lầm. Trong vỏ tôm không chứa canxi mà chỉ có thành phần kitin – một dạng chất gần giống với chất polime không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà chỉ gây đầy bụng, khó tiêu mà thôi. 
 
5. Người bị ho vẫn có thể ăn tôm?
Theo các chuyên gia thì khi bạn bị ho hoặc mắc bệnh về hô hấp thì tuyệt đối không được ăn tôm bởi tôm gây ra tình trạng khiến cho bệnh tình càng thêm nặng hơn.
Với những người bị dị ứng với tôm hoặc hải sản cũng nên đề phòng với loại thực phẩm này nếu không thì bệnh tình sẽ vô cùng nghiêm trọng. 

 
6. Phụ nữ sau sinh phải kiêng tôm
Tờ Tiêu dùng Plus thông tin, nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để có dạ con tốt hơn. Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.

Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn.   Lời khuyên của chuyên gia là tôm rất giàu dưỡng chất nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ.Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và lưu ý phải chế biến kỹ.
 
7. Ăn tôm khi đau mắt đỏ
Theo nghiên cứu cho thấy tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn nếu ăn tôm. Nhiều người có suy nghĩ đôi mắt to tròn của tôm sẽ giúp bổ mắt nhưng ngược lại, các độc tố có sẵn trong vỏ tôm sẽ khiến người bị đau mắt đỏ thêm trầm trọng, bệnh nặng thêm mà không hề có chút tác dụng bồi bổ nào. 

8. Ăn tôm tái, sống

Nếu bạn biết rằng tôm và giun sán là đôi bạn đồng hành thì chắc chắn, bạn sẽ nói không với loại thực phẩm này khi ăn tái sống, hay các món gỏi. 
Nhất là đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa kém, việc sử dụng các loại đồ ăn tái sống từ tôm hay các món ăn từ tôm chưa được chế biến kỹ có thể khiến bé bị nhiễm giun, sán, ký sinh trùng từ tôm sang cơ thể.
 
(theo thanhphogio)