Là những người con Phật, không một ai trong chúng ta mà không mong ước một lần được về thăm quê hương của đấng Từ Phụ, để chiêm báinhững di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời của Ngài và đến để nhận biết rằng Đức Phật đã thực sự đản sanh giữa cõi đời này như một con người, từ bỏ cung vàng điện ngọc, sống cuộc đờikhất sĩ.
Do sự phấn đấu phi thường Ngài đã diệt trừ được tham, sân, si, đoạn tận khổ đau, phiền não, đạt được trí tuệ siêu việt, chứng đắc được qủa vị Giải thóat Giác Ngộ của Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, mang lại sự an lạc cho chư Thiên và loài người. Ngày hôm nay chúng ta đang thừa hưởng được một gia tài vô cùng quý giá của Chánh Pháp vị diệu thậm thâm.
Sau cuộc hành trình dài 21 giờ bay bằng máy bay của hãng China Eastern Airlines từ thành phố thiên thần Los Angeles, quá cảnh tại phi trường Pu Dong, Thượng Hải, chúng tôi đã tới phi trường quốc tế mang tên Indira Gandhi ở Delhi
New Delhi là thủ đô của nước Cộng Hòa Ấn , một nước rộng lớn nằm ở phía Nam của Châu Á. Có diện tích khỏang hơn 3 triệu cây số vuông, gồm 28 bang. Phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía Bắc tiếp giáp với Trung Hoa, Nepal và Bhutan, phía Tây giáp Pakistan, và phía Đông giáp với Bangladesh và Miến Điện. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên 1 tỷ người và lớn hàng thứ bảy về diện tích. Ấn Độ có nền văn minh Indus phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm, là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Mặc dù là nơi phát sinh ra Phật giáo, nhưng hiện nay, hình ảnh của đạo Phật dường như chỉ còn hiện hữu ở một ít nơi trên đất Ấn. Theo thống kê mới nhất (2005) của chánh phủ Tân Đề Li thì tín đồ Phật giáo chỉ có 0.8% , tức chưa tới một phần trăm dân số, trong khi đó có trên 80% dân Ấn theo Ấn giáo, 10% theo Hồi giáo, trên 2% theo đạo Thiên Chúa, và trên 2% theo đạo Sikh.
Sau gần một ngày nghỉ ngơi và đi dạo xung quanh khách sạn, chúng tôi lặng lẽ rời Delhi đi Varanasi khi thành phố sắp lên đèn bằng chuyến tầu đêm để bắt đầu cuộc hành trình chiêm bái các thánh tích Phật giáo. Đây là trạm chuyển tiếp, lộ trình này mất khoảng 13 tiếng, đoạn đường dài nhất của chuyến đi.
Varanasi mà trước đây có tên là Benares (Ba La Nại) là một thành phố lớn nằm bên bờ sông Hằnghuyền thọai và thần bí của bang Uttar Pradesh, thuộc miền trung bắc Ấn Độ về phía đông nam thủ phủ Lucknow (cách Lucknow 199 miles), có dân số trên 1 triệu người, một thành phố tồn tại liên tục trên 4 ngàn năm qua với những đền đài Ấn giáo nguy nga và đồ sộ. Nó được người dân gọi là thành phố đền đài và được xem là một thành phố linh thiêng nhất trên thế giới của Ấn Độ giáo (Hindu).
Qua một chặng đường khá dài, xe lửa đã đưa chúng tôi đến Varanasi vào buổi sáng khi thành phố vừa thức giấc. Đòan xe van đã chờ sẵn đón chúng tôi đi thẳng đến khu vườn Lộc Uyển (Sarnath) cách Varanasi khỏang 12 cây số, nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe pháp đầu tiên, thuyết về bốn chân lý nhiệm mầu cho năm anh em Kiều Trần Như (Koddañña), nhóm đồng tu khổ hạnh trước khi Ngài giác ngộ dưới cội Bồ Đề.
Trước khi đến vườn Lộc Uyển, chúng tôi ghé thăm tháp Hạnh Ngộ (tháp Chaukhandi ). Tháp Hạnh Ngộlà một trong những tháp quan trọng của Phật giáo ở khu vườn Lộc Uyển Sarnath. Tháp được xây trong khoảng từ thế kỷ thứ 4 đến thứ 6, bằng gạch hình vuông, xung quanh được bao quanh bởi một tháp hình tám cạnh. Đây là nơi kỷ niệm Đức Phật đã gặp lại năm anh em Kiều Trần Như, năm người bạn đồng tu với Ngài trước khi ngài thành đạo. Trong những năm gần đây tháp Hạnh Ngộ đang được phục hồi như trong hình. Thầy Thích Thông Phổ phó trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), trưởng đoàn hành hương đã giảng thuyết về ngôi tháp lịch sử này trước 92 thành viên từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc và Canada.
Sau buổi trưa chúng tôi được hướng dẫn đến thăm viếng vườn Lộc Uyển. Nơi đây là một khu vườn rộng với cây cảnh xanh tươi, trong đó có tháp Chuyển Pháp Luân (Dhamekh stupa) rất lớn. Theo sử kể lại, năm tuần sau khi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng Ngài đã đi bộ băng ngang sông Hằngđến nơi đây để tìm gặp năm người bạn đồng tu cũ và Ngài đã thuyết bốn chân lý nhiệm mầu, được gọi là kinh Chuyển Pháp Luân cho họ. Đức Phật ở lại vườn Lộc Uyển suốt mùa mưa đầu tiên để tiếp tụcgiảng pháp cho những ai đến với Ngài.
Theo sử liệu, tháp Chuyển Pháp Luân là ngôi tháp Phật giáo lớn nhất trong vùng Taxila, Pakistan. Tháp được xây cất bởi hoàng đế A Dục Mauryan vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Tháp nguyên thủy có chiều cao 15 mét và đường kính 50 mét. Tháp được trùng tu 6 lần và mỗi lần trùng tu đều làm rộng và lớn ra. Tiếc thay, vào năm 1794 chính quyền thành phố Varanasi ra lệnh tháo gỡ tất cả gạch để dung làm vật liệu xây dụng đền đài chỗ khác. Hiện nay chỉ còn nền móng. Khi tháo gỡ, một số ngọc xá lợi chứa trong hộp đá quý đã được tìm thấy trong tháp và đã được rải xuống sông Hằng. Hộp không đang được trưng bày tại Indian Museum ở Calcutta.
Tháp Chuyển Pháp Luân ngày nay (còn gọi là Dhamekh hay Dhamekha) được xây dựng vào năm 500 SCN để thay thế một cấu trúc trước đó do vua A Dục Mauryan xây dựng vào năm 249 TCN như kể trên, cùng với một số di tích khác, để tưởng niệm các hoạt động của Đức Phật trong vị trí này. Bảo tháp có nguồn gốc như gò tròn bao quanh bởi đá lớn. Vua A Dục xây dựng tháp để đặt một số ngọc xá lợi và di tích khác của Đức Phật bên trong.
Trong hình dạng như hiện nay, bảo tháp là một hình trụ vững chắc của gạch và đá đạt đến một chiều cao 43,6 mét và có đường kính 28 mét. Nó là cấu trúc lớn nhất ở Sarnath. Ngài Huyền Trang, khi chiêm bái nơi đây đã ghi lại tháp có chiều cao 91 mét tức khoảng 300 feet và có khoảng 1.500 tăng sĩ tu hành.
Trong hình dạng như hiện nay, bảo tháp là một hình trụ vững chắc của gạch và đá đạt đến một chiều cao 43,6 mét và có đường kính 28 mét. Nó là cấu trúc lớn nhất ở Sarnath. Ngài Huyền Trang, khi chiêm bái nơi đây đã ghi lại tháp có chiều cao 91 mét tức khoảng 300 feet và có khoảng 1.500 tăng sĩ tu hành.
Ngoài ba bảo tháp vừa kể, trong vườn Lộc Uyển còn có di tích của Tịnh xá Mulagandhakuti (Tịnh xáHương Thất), nơi Đức Phật an cư trong mùa mưa đầu tiên của Ngài. Tịnh xá Mulagandhakuti hiện nay là một tu viện được xây vào năm 1930 của tổ chức Sri Lanka Mahabodhi Society, với những bức tranhtường tuyệt đẹp. Nơi có bức tượng Phật Chuyển Pháp Luân rất đẹp và dưới bảo tọa có một viên xá lợicủa Đức Phật được tôn trí tại đây, mỗi năm chùa chỉ mang ra một lần để mọi người chiêm bái và đảnh lễ. Bên cạnh đó, dưới cội cây Bồ đề, có tượng Đức Phật đang giảng pháp và năm anh em Kiều Trần Như ngồi chung quanh. Chung quanh cây Bồ Đề, có 28 tượng Phật tượng trưng cho 28 vị Phật trong quá khứ, có những bài Kinh Chuyển Pháp Luân được khắc 12 thứ tiếng trên miếng đá quý, trong đó cũng có bài kinh bằng tiếng Việt.
Chúng tôi được tham dự một buổi lễ dâng hương, tụng kinh và đi nhiễu ba vòng chung quanh tháp Chuyển Pháp Luân dưới sự chủ lễ của thầy Phó Trụ Trì Trúc Lâm Thiền Viện Thường Chiếu (Đồng Nai), thầy Thích Thông Hạnh.
Dưới bóng chiều êm ả của Lộc Uyển còn chút nắng vàng vương trên đỉnh tháp, quý tăng ni và Phật tửtừ Việt Nam và từ hai châu lục Úc và Mỹ đã tụ hội nơi đây thành kính dâng hương đảnh lễ tưởng niệm công ơn sâu dày của đấng Từ Phụ. Người đã làm rung chuyển đất trời trong khu vườn nai thanh u tịch mịch trên hai ngàn sáu trăm năm về trước và còn vang vọng đến hôm nay. Tiếng tụng kinh bằng tiếng Việt hòa nhịp theo tiếng mõ âm vang trong khuôn viên Lộc Uyển đã làm tôi bồi hồi xúc động. Sau đó chúng tôi đã thăm viếng nền tháp cũ ở bên cạnh. Nơi đây chỉ còn nền gạch xưa cũ, chứng tích của thời gian và sự biến đổi theo quy luật của thành trụ hoại không như lời giảng dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Bài viết: Tâm Linh, Ảnh: Tâm Diệu
Dưới đây là chùm ảnh được ghi nhận nơi Vườn Lộc Uyển
Thầy Thích Trúc Thông Phổ (người đi đầu) đang dẫn đoàn hành hương
Đoàn hành hương đang làm lễ tại tháp Chuyển Pháp Luân
Tâm Linh (bài do bạn MậuTrần giới thiệu)