Khi điều trị bệnh bằng thuốc Tây y, ngoài việc tuân theo chỉ thị của bác sỹ về liều lượng và thời gian uống thuốc, mọi người cũng nên hết sức chú ý đến những loại thực phẩm ăn vào hàng ngày, vì một số thực phẩm và thuốc có thể ‘công, phá nhau’ làm giảm hiệu quả của thuốc thậm chí còn khiến bệnh tình thêm trầm trọng
Dưới đây là 8 loại thực phẩm phổ biến chúng ta cần tránh khi đang sử dụng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là không nên uống thuốc và ăn chúng sát liền nhau.
hãy tránh ăn chuối.
Thuốc huyết áp sẽ làm tăng lượng Kali trong cơ thể. Và chuối cũng chứa một hàm lượng Kali khá cao. Thông thường Kali là một khoáng chất quan trọng và tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lượng Kali vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn đến một số biến chứng tim mạch, bao gồm rối loạn nhịp tim hoặc làm tim đập nhanh hơn.
Một số loại thực phẩm khác chứa nhiều Kali là các loại rau lá xanh, cam, bạn cũng cần ‘gạch tên’ khi đang sử dụng thuốc huyết áp.
hãy tránh xa bưởi và các loại nước ép liên quan!
Bưởi và nước ép bưởi có thể làm tăng hàm lượng thuốc trong máu bạn. Từ đó dẫn đến nguy cơ phản ứng phụ, đáng chú ý nhất là đau chân.
Bưởi cũng làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc nhất định. Vậy nếu thích ăn bưởi và lại đang sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.
3. Nếu đang sử dụng thuốc trợ tim…
Hãy tránh ăn cảm thảo đen.
4. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu (anti clotting)
hãy kiêng dùng nước ép quả nam việt quất.
5. Nếu đang sử dụng thuốc làm loãng mãu (blood thinner)
hãy kiêng ăn rau chân vịt(spinach)
Rau chân vịt chứa hàm lượng vitamin K cao sẽ làm giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu và thuốc chống đông máu, tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông. Bạn cũng cần tránh xa cải xoăn (kale) súp lơ xanh ( broccoli) và những loại rau lá xanh đậm khác.
6. Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh (antibiotics) Tetracycline,
hãy hạn chế dùng sữa.
7. Nếu bạn đang uống thuốc kháng khuẩn (antibacterial)
Hãy tránh ăn thịt xông khói.
8. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp
đừng ăn quả óc chó.
Theo Little things--Bảo Ngọc/daikynguyen
Hãy tránh ăn cảm thảo đen.
Loại cây này chứa một chất tên là glycyrrhizin – chất này khi kết hợp với digoxin có trong thuốc trợ tim sẽ làm rối loạn nhịp tim và thậm chí có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cam thảo đen cũng ức chế hiệu quả của một số loại thuốc, bao gồm thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau và thuốc tránh thai.
4. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu (anti clotting)
hãy kiêng dùng nước ép quả nam việt quất.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân uống nước ép nam việt quất trong khi dùng thuốc chống đông máu khiến cho máu đặc biệt loãng, từ đó dẫn đến một số biến chứng.
5. Nếu đang sử dụng thuốc làm loãng mãu (blood thinner)
hãy kiêng ăn rau chân vịt(spinach)
Rau chân vịt chứa hàm lượng vitamin K cao sẽ làm giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu và thuốc chống đông máu, tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông. Bạn cũng cần tránh xa cải xoăn (kale) súp lơ xanh ( broccoli) và những loại rau lá xanh đậm khác.
6. Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh (antibiotics) Tetracycline,
hãy hạn chế dùng sữa.
Canxi trong sữa có thể ngăn cơ thể hấp thu loại thuốc này, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Bạn nên uống loại kháng sinh này trước khi ăn từ 1 đến 2 tiếng để cơ thể đủ thời gian hấp thụ tốt nhất .
7. Nếu bạn đang uống thuốc kháng khuẩn (antibacterial)
Hãy tránh ăn thịt xông khói.
Ăn những món ăn có chứa tyramine (một loại axit amino) ví dụ như thịt xông khói, đồ ăn lên men, xúc xích và phô mai khi đang sử dụng thuốc kháng khuẩn sẽ khiến huyết áp tăng đột biến, dẫn đến các nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Chất axit amino này cũng có rất nhiều trong chuối, quả bơ, sô-cô-la và đồ uống có cồn.
8. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp
đừng ăn quả óc chó.
Hạt óc chó,(walnut) cùng những loại thức ăn giàu chất xơ khác như bột đậu nành sẽ cản trở quá trình hấp thụ thuốc của cơ thể, vì thế giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Như vậy, việc ăn uống sẽ ảnh hưởng rất lớn trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc. Tuy nhiên, cơ địa và thể trạng của mỗi người là khác nhau, các tác dụng phụ và triệu chứng bệnh cũng không hoàn toàn giống nhau. Vậy nên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ để lưu ý về chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp, giúp việc điều trị có được hiệu quả cao nhất!