Mới đây, một nghiên cứu lớn đăng trên tạp chí Y khoa Anh Quốc (BMJ) cho thấy nhóm thuốc ức chế bài tiết dịch acid dạ dày rất thường được kê trong đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản, lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp đôi, thậm chí là gấp 8 lần nếu sử dụng thường xuyên trong nhiều năm.
Nghiên cứu trên -- thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học London (UCL) và Đại học Hong Kong--- đã cho thấy là những người thường xuyên sử dụng nhóm thuốc Proton Pump inhibitor ( PPI) như omeprazole, lansoprazole v.v. vốn thường dùng để chữa viêm loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng gấp đôi
Còn đối với những người sử dụng các thuốc này trong thời gian dài, nguy cơ sẽ tăng vọt, lên đến gấp 5 lần sau 1 năm, và 8 lần sau 3 năm sử dụng thường xuyên.
Các thuốc PPI này được bày bán tự do và phổ biến trong các hiệu thuốc. Thông thường các bác sỹ chỉ kê thuốc dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại người dân có thể tự ý mua và lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
Đây là kết quả thu được sau khi nghiên cứu trên 63,000 người tại Hồng Kông. Các nhà khoa học đã điều trị diệt vi khuẩn HP cho những người nhiễm để loại trừ nguy cơ ung thư do vi khuẩn HP. Sau đó các bệnh nhân được theo dõi trung bình 7 năm.
Cuối cùng các nhà nghiên cứu phát hiện những người dùng thuốc hàng tuần có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi người không dùng thuốc.
Đối với người dùng thuốc hàng ngày, nguy cơ tăng lên gấp 4,5 lần. Đặc biệt những người sử dụng thuốc hàng ngày trong ít nhất 3 năm nguy cơ tăng lên gấp 8,3 lần.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Journal Gut. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Các bác sỹ nên thận trọng khi kê thuốc PPI dùng kéo dài”.
Trước kết quả nghiên cứu trên đây , giáo sư dược lý dịch tễ học trường y học vệ sinh và nhiệt đới London Stephen Evans cho biết: “Đã có nhiều nghiên cứu quan sát phát hiện những tác dụng phụ liên quan đến sử dụng thuốc PPI” và người được kê thuốc PPI dễ bị ốm theo nhiều cách khác nhau so với người không được kê thuốc này.
Trên thực tế thuốc là con dao hai lưỡi và chỉ nên được sử dụng khi thật sự cần thiết. Hiệp hội độc quyền nước Anh, đại diện cho những nhà sản xuất thuốc không kê đơn, cho rằng bất cứ ai dùng thuốc PPI kéo dài trên 2 tuần cần phải hỏi ý kiến của dược sĩ.
******
Khi bị viêm loét dạ dày, nếu chưa muốn dùng thuốc tây bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây.
1. Nghệ
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Để có hiệu quả tốt nhất nên dùng nghệ cùng với mật ong.
Cách sử dụng: Nghệ vàng rửa sạch, thái mỏng phơi khô, xao giòn, tán bột mịn trộn đều. với mật ong với với tỷ lệ vửa phải để tạo hỗn hợp sền sệt. Sau đó nặn thành những viên nhỏ bằng đầu đũa. Cất nơi khô ráo để dùng dần. Sau mỗi bữa ăn dùng từ 5-10 viên.
2. Chuối tiêu
Theo y học cổ truyền, bột chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Nó có cách sử dụng giống như nghệ.
Cách sử dụng: Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ, ngâm trong nước muối, sau đó lát mỏng đem phơi khô. Tán bộn mịn rồi trộn với mật ong để dùng.
3. Gừng
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Khi gừng kết hợp với chanh sẽ cho tác dụng trị đau dạ dày rất hiệu quả
Cách sử dụng: Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.
Minh Thành – Đại Hải-daikynguyen 27/11//2017