- Daniel Sannum Lauten/AFP/Getty
- Thử tưởng tượng thế giới thay đổi vĩnh viễn sau một thảm họa thiên nhiên tàn khốc: dân số thế giới thương vong, cơ sở hạ tầng bị tàn phá và nguồn thực phẩm sụt giảm nghiêm trọng. Trách nhiệm của những người sống sót: phải tái thiết. (Trong hình là các phóng viên bước đi bên ngoài gần cổng vào của hầm trữ hạt toàn cầu Svalbard.)
- Đi vào hoạt động hồi tháng Hai năm 2008, hầm trữ hạt này giúp bảo đảm cho mùa màng trên Trái Đất khi xảy ra những thảm họa toàn cầu.
- Ernesto Benavides/AFP/GettyVới 250 triệu hạt giống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới và được đóng gói trong những gói gồm bốn lớp bảo quản, đây là mẫu của những hạt có thể bị mất mát khi xảy ra tai nạn, thiết bị hư hỏng, cắt giảm ngân sách và thiên tai.
- Ernesto Benavides/AFP/GettyCó một lý do tại sao các nhà khoa học lại chọn Spitsbergen: hòn đảo này không hề bị ảnh hưởng bởi các hoạt động địa chất, có tầng đóng băng vĩnh cửu giúp tăng tác dụng bảo quản. Ở một vị trí an toàn như Spitsbergen, các nghiên cứu cho thấy các hạt giống ở đây có thể tồn tại cho đến hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn năm.
- Berit Roald/AFP/GettyNằm cao hơn mặt nước biển 130m, hòn đảo này đảm bảo luôn khô ráo và do đó các hạt giống sẽ được an toàn ngay cả khi hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến cho các tảng băng tan. Trong hình là thị trấn Longyearbyen nằm trên đảo.Dominique Faget/AFP/Getty
- Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một nhà nghiên cứu hay nhà nhân giống được chỉđịnh thì bạn không thể nào bước vào nơi này. Đây là cột biển báo ở gần sân bay Longyearbyen.(theo BBC)