1. Nếp nhăn ở dái tai
Nếp gấp này còn được gọi là “dấu hiệu Frank” (do bác sĩ Sanders T. Frank phát hiện). Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một vết nhăn chéo ở dái tai, hãy nghĩ đến nguy cơ cảnh báo bệnh tim mạch.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này và cũng lưu ý rằng không phải 100% những ai có nó đều sẽ bị bệnh tim. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu này, tốt nhất nên chủ động đi khám tầm soát.
2. Lỗ và nếp hằn quanh tai
Trẻ sơ sinh có thể mắc những chứng bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể khi lớn lên. Một trong số đó là hội chứng Beckwith-Wiedemann gây ra những lỗ nhỏ hoặc các vết hằn xung quanh tai. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc hội chứng này cũng lớn hơn so với bình thường, lưỡi to và lượng đường huyết thấp. Mặc dù không gây ra những vấn đề quá nghiêm trọng về sức khoẻ nhưng khi đứa trẻ lớn lên, một bên cơ thể có thể lớn hơn bên kia và dễ xuất hiện các khối u hơn.
3. Tai thấp
Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ của hội chứng Down và Turner (*) mà nguyên nhân là do những bất thường ở nhiễm sắc thể. Những người mắc hội chứng Down sẽ có khác biệt về thể chất và các vấn đề về phát triển. Trong khi đó, hội chứng Turner lại gây ra vấn đề với hình dạng đầu và cổ cũng như độ tăng trưởng và dậy thì. Ngoài ra, tai nằm ở vị trí thấp còn là dấu hiệu của các hội chứng hiếm gặp khác như Shprintzen-Goldberg và Jacobsen..
4. Thiếu tai ngoài
Đây là một dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Mặc dù các chuyên gia chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng một số điều kiện thuộc về môi trường và sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể đóng góp một phần lý do. Ngoài những dị tật trên còn có thể kèm theo một số dị tật khác và trong hầu hết những trường hợp này, các bác sĩ có thể tạo hình tai ngoài bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
5. Hình dạng tai bất thường
Ngay cả khi chỉ là một chút thịt thừa trên tai, nó đều có thể là một dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề bởi vì ở trẻ em, thận và tai luôn phát triển song song. Trong trường hợp phát hiện những bất thường đó, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm để kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời nếu trẻ mắc bệnh.
6. Ù tai
Những biểu hiển ù tai có thể là dấu hiệu của trục trặc ở khớp thái dương hàm hoặc thương tích ở cổ hoặc đầu. Nếu bạn nghe thấy tiếng ù ù hay tiếng ong vo ve thì nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu điều gì đang xảy ra.
7. Ngứa tai
Nhiễm nấm hoặc các kích ứng ở tai thường là nguyên nhân gây ra chứng này. Một lý do khác có thể là bệnh vẩy nến. Bệnh có thể xảy ra ở trong và ngoài tai, gây đau, nhất là nơi da mỏng và có thể dẫn đến sự tích tụ da chết gây nghe kém. Mặc dù bệnh vảy nến hiện chưa có cách chữa khỏi nhưng các bác sĩ có thể giúp bạn quản lý các triệu chứng.
8. Đau tai
Đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng tai, viêm họng, viêm áp xe răng, tai, ứ đọng ráy tai hoặc nghiến răng.Trong trường hợp bị đau tai, đau không đỡ trong 1-2 hai ngày hoặc chảy dịch từ tai, sưng quanh tai, nôn, sốt, đau họng thì ngay lập tức cần đến gặp bác sĩ.
Huyền Anh -theo WEbMd - 7/11/2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Trẻ mắc hội chứng Down có các đặc điểm hình dạng đặc trưng như: mặt dẹt, hai mắt cách xa nhau mắt xếch và có nếp gấp mí, tai nhỏ, lưỡi dầy và dài, miệng hơi há ra. Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, các ngón tay ngắn. Trẻ bị Down phát triển chậm, thường nhỏ con hơn các trẻ bình thường cùng độ tuổi và có biểu hiện chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trung bình.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này và cũng lưu ý rằng không phải 100% những ai có nó đều sẽ bị bệnh tim. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu này, tốt nhất nên chủ động đi khám tầm soát.
2. Lỗ và nếp hằn quanh tai
Trẻ sơ sinh có thể mắc những chứng bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể khi lớn lên. Một trong số đó là hội chứng Beckwith-Wiedemann gây ra những lỗ nhỏ hoặc các vết hằn xung quanh tai. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc hội chứng này cũng lớn hơn so với bình thường, lưỡi to và lượng đường huyết thấp. Mặc dù không gây ra những vấn đề quá nghiêm trọng về sức khoẻ nhưng khi đứa trẻ lớn lên, một bên cơ thể có thể lớn hơn bên kia và dễ xuất hiện các khối u hơn.
3. Tai thấp
Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ của hội chứng Down và Turner (*) mà nguyên nhân là do những bất thường ở nhiễm sắc thể. Những người mắc hội chứng Down sẽ có khác biệt về thể chất và các vấn đề về phát triển. Trong khi đó, hội chứng Turner lại gây ra vấn đề với hình dạng đầu và cổ cũng như độ tăng trưởng và dậy thì. Ngoài ra, tai nằm ở vị trí thấp còn là dấu hiệu của các hội chứng hiếm gặp khác như Shprintzen-Goldberg và Jacobsen..
4. Thiếu tai ngoài
Đây là một dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Mặc dù các chuyên gia chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng một số điều kiện thuộc về môi trường và sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể đóng góp một phần lý do. Ngoài những dị tật trên còn có thể kèm theo một số dị tật khác và trong hầu hết những trường hợp này, các bác sĩ có thể tạo hình tai ngoài bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
5. Hình dạng tai bất thường
Ngay cả khi chỉ là một chút thịt thừa trên tai, nó đều có thể là một dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề bởi vì ở trẻ em, thận và tai luôn phát triển song song. Trong trường hợp phát hiện những bất thường đó, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm để kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời nếu trẻ mắc bệnh.
6. Ù tai
Những biểu hiển ù tai có thể là dấu hiệu của trục trặc ở khớp thái dương hàm hoặc thương tích ở cổ hoặc đầu. Nếu bạn nghe thấy tiếng ù ù hay tiếng ong vo ve thì nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu điều gì đang xảy ra.
7. Ngứa tai
Nhiễm nấm hoặc các kích ứng ở tai thường là nguyên nhân gây ra chứng này. Một lý do khác có thể là bệnh vẩy nến. Bệnh có thể xảy ra ở trong và ngoài tai, gây đau, nhất là nơi da mỏng và có thể dẫn đến sự tích tụ da chết gây nghe kém. Mặc dù bệnh vảy nến hiện chưa có cách chữa khỏi nhưng các bác sĩ có thể giúp bạn quản lý các triệu chứng.
8. Đau tai
Huyền Anh -theo WEbMd - 7/11/2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) Hội chứng Down và Turner
Trẻ mắc hội chứng Down có các đặc điểm hình dạng đặc trưng như: mặt dẹt, hai mắt cách xa nhau mắt xếch và có nếp gấp mí, tai nhỏ, lưỡi dầy và dài, miệng hơi há ra. Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, các ngón tay ngắn. Trẻ bị Down phát triển chậm, thường nhỏ con hơn các trẻ bình thường cùng độ tuổi và có biểu hiện chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trung bình.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Turner thường phát triển chậm và có vấn đề về hệ tiêu hóa. Biểu hiện thực thể phổ biến bao gồm cổ ngắn có nếp gấp, lùn, ngực rộng, tai lớn hoặc đóng thấp, hoặc đường chân tóc nằm ở phía dưới gáy. Buồng trứng thường không phát triển, do đó ngực không phát triển. Ở tuối lớn hơn có kinh lần đầu muộn hoặc có thể không có kinh nguyệt. Hầu hết các phụ nữ mắc chứng này không thể mang thai. Vấn đề về tim và thận, mất thính lực và vụng về có thể xuất hiện. Thông thường, trẻ em gái và phụ nữ có trí tuệ bình thường nhưng đôi khi có vấn đề khó tiếp thu trong học tập.