AI LÀM CHỦ THẾ GIỚI NĂM 2016 ?
Hầu hết các chuyên gia đều dự báo 2016 sẽ là năm đầy bất ổn với nhiều cuộc chiến tranh và xung đột tại khắp các châu lục. Vậy những vấn đề nào sẽ tiếp tục chi phối thế giới trong năm tới?
Với những gì đã diễn ra trong năm 2015, các chuyên gia cho rằng cuộc nội chiến tại Syria sẽ tiếp tục diễn ra dai dẳng, không lối thoát. Nhiều nhà quan sát cho rằng bàn cờ Syria với quá nhiều kỳ thủ nước ngoài nhúng tay là chưa từng thấy trong lịch sử gần đây.
Hầu hết các chuyên gia đều dự báo 2016 sẽ là năm đầy bất ổn với nhiều cuộc chiến tranh và xung đột tại khắp các châu lục. Vậy những vấn đề nào sẽ tiếp tục chi phối thế giới trong năm tới?
Với những gì đã diễn ra trong năm 2015, các chuyên gia cho rằng cuộc nội chiến tại Syria sẽ tiếp tục diễn ra dai dẳng, không lối thoát. Nhiều nhà quan sát cho rằng bàn cờ Syria với quá nhiều kỳ thủ nước ngoài nhúng tay là chưa từng thấy trong lịch sử gần đây.
Cuộc nội chiến ở Syria
Trên thực tế, đang có tới ba liên minh nước ngoài chống khủng bố ở Syria, bao gồm Nga – Iran ủng hộ chính quyền Syria, liên quân do Mỹ lãnh đạo và liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu. Do mâu thuẫn sâu sắc về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, sẽ rất khó để các bên đạt được một giải pháp hòa bình ở Syria.
Hãng Global Research nhận định tương lai của Syria sau xung đột phụ thuộc vào "cuộc đua đến Raqqa". Thành phố này là "thủ đô" của IS ở Syria. Global Research cho rằng liên minh nào đẩy được IS ra khỏi Syria thì sẽ nắm ưu thế trong việc xác định đường hướng tương lai của Syria. Chuyên gia Chris Doyle, giám đốc Hội đồng Tăng cường hiểu biết Arab – Anh (CAABU) đánh giá tiến trình hòa bình Vienna thời gian qua chưa tìm được câu trả lời cho những thách thức ở Syria. Bởi một thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc ở Syria sẽ đòi hỏi hàng chục thỏa thuận ngừng bắn ở các địa phương.
Tranh chấp ở Biển Đông
Năm 2016 sẽ không chỉ chứng kiến những biến động lớn ở Trung Đông. Ở châu Á – Thái Bình Dương, sự căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang. Vấn đề an ninh đáng lo ngại nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tại Biển Đông, hãng Stratfor dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các "đòi hỏi chủ quyền" vô lý, tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo đã xây dựng trái phép.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Australia, đã nêu ra 5 vấn đề quan trọng, đáng quan tâm và chú ý nhất về tình hình Biển Đông năm 2016.
1) phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực tại La Haye, dự kiến sẽ được đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2016 và phản ứng của Trung Quốc cùng các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông về phán quyết này.
2) Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không. Các chiến dịch tuần tra này dự kiến sẽ diễn ra ít nhất mỗi quý một lần, bắt đầu từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể sẽ tiến hành những chiến dịch tuần tra mạnh, quyết đoán hơn hay không sẽ là điều cần quan sát. Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về những hoạt động này?
3) Khả năng các bên liên quan hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc.
4) Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng và củng cố các cơ sở hạ tầng trên 7 hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Hành động tiếp theo đó sẽ là gì ? Ai sẽ định cư trên các thực thể được bồi đắp (phi pháp) đó? Thiết bị nào sẽ được bố trí trên đó? Loại máy bay hay tàu biển nào sẽ đồn trú ở đó? Liệu Trung Quốc có đặt căn cứ của lực lượng Hải quân của họ ở đó và sẽ hung hăng hơn trong việc khẳng định quyền tài phán đối với Philippines và Việt Nam hay không?
5) Bầu cử ở Đài Loan và Philippines sẽ ảnh hưởng ra sao đến các động lực chính trị-ngoại giao đối với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông? Tại Đài Loan, đảng Dân Tiến liệu có nhấn mạnh hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền và tách xa hơn khỏi Trung Quốc hay không? Một Tổng thống mới của Philippines liệu có hòa hoãn hơn với Trung Quốc so với đương kim Tổng thống Aquino hay không?
Năm 2016 sẽ không chỉ chứng kiến những biến động lớn ở Trung Đông. Ở châu Á – Thái Bình Dương, sự căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang. Vấn đề an ninh đáng lo ngại nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tại Biển Đông, hãng Stratfor dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các "đòi hỏi chủ quyền" vô lý, tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo đã xây dựng trái phép.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Australia, đã nêu ra 5 vấn đề quan trọng, đáng quan tâm và chú ý nhất về tình hình Biển Đông năm 2016.
1) phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực tại La Haye, dự kiến sẽ được đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2016 và phản ứng của Trung Quốc cùng các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông về phán quyết này.
2) Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không. Các chiến dịch tuần tra này dự kiến sẽ diễn ra ít nhất mỗi quý một lần, bắt đầu từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể sẽ tiến hành những chiến dịch tuần tra mạnh, quyết đoán hơn hay không sẽ là điều cần quan sát. Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về những hoạt động này?
3) Khả năng các bên liên quan hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc.
4) Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng và củng cố các cơ sở hạ tầng trên 7 hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Hành động tiếp theo đó sẽ là gì ? Ai sẽ định cư trên các thực thể được bồi đắp (phi pháp) đó? Thiết bị nào sẽ được bố trí trên đó? Loại máy bay hay tàu biển nào sẽ đồn trú ở đó? Liệu Trung Quốc có đặt căn cứ của lực lượng Hải quân của họ ở đó và sẽ hung hăng hơn trong việc khẳng định quyền tài phán đối với Philippines và Việt Nam hay không?
5) Bầu cử ở Đài Loan và Philippines sẽ ảnh hưởng ra sao đến các động lực chính trị-ngoại giao đối với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông? Tại Đài Loan, đảng Dân Tiến liệu có nhấn mạnh hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền và tách xa hơn khỏi Trung Quốc hay không? Một Tổng thống mới của Philippines liệu có hòa hoãn hơn với Trung Quốc so với đương kim Tổng thống Aquino hay không?
Làn sóng người di cư
Chiến tranh Syria là một trong những nguyên nhân lớn châm ngòi cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn châu Âu. Chỉ trong năm 2015, hơn 1 triệu người di cư và tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đã đổ vào các nước Liên minh châu Âu (EU). Một con số tương tự được dự báo cũng sẽ đến châu Âu trong năm 2016. Nhà khoa học chính trị George Friedman cho rằng gánh nặng di cư và tị nạn đang đè lên đôi vai EU sẽ càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
"Giải pháp duy nhất là EU ra một chính sách tị nạn chung và thành lập lực lượng chung kiểm soát biên giới EU. Nhưng sẽ có rất nhiều nước thành viên không muốn tham gia sáng kiến này. Và tình trạng này sẽ khiến EU càng thêm chia rẽ. Các nước thành viên sẽ tăng cường sự độc lập và quyền lực của EU sẽ suy giảm mạnh", chuyên gia Friedman nhấn mạnh. Hãng Stratfor dự báo việc tăng cường kiểm soát biên giới sẽ càng làm suy yếu cơ chế đi lại tự do của châu Âu, đồng thời tiếp tục tạo ra "nút cổ chai" ở Tây Balkan, nơi người di cư và tị nạn bị dồn ứ.
Khủng hoảng tị nạn cũng sẽ tiếp tục tiếp lửa cho các phong trào chính trị cực hữu, bài ngoại ở châu Âu, đặc biệt nếu lại xảy ra tấn công khủng bố có sự tham gia của những kẻ cực đoan trà trộn vào dòng người tìm cuộc sống mới ở châu Âu. Ngoài khủng hoảng tị nạn, một vấn đề lớn khác mà châu Âu vẫn phải đối mặt trong năm 2016 là khủng hoảng tài chính. Theo chuyên gia Friedman, "tâm chấn" của khủng hoảng có thể chuyển từ Hy Lạp sang Italia, nền kinh tế đang vật vã đối phó với tình trạng nợ chất chồng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Chiến tranh Syria là một trong những nguyên nhân lớn châm ngòi cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn châu Âu. Chỉ trong năm 2015, hơn 1 triệu người di cư và tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đã đổ vào các nước Liên minh châu Âu (EU). Một con số tương tự được dự báo cũng sẽ đến châu Âu trong năm 2016. Nhà khoa học chính trị George Friedman cho rằng gánh nặng di cư và tị nạn đang đè lên đôi vai EU sẽ càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
"Giải pháp duy nhất là EU ra một chính sách tị nạn chung và thành lập lực lượng chung kiểm soát biên giới EU. Nhưng sẽ có rất nhiều nước thành viên không muốn tham gia sáng kiến này. Và tình trạng này sẽ khiến EU càng thêm chia rẽ. Các nước thành viên sẽ tăng cường sự độc lập và quyền lực của EU sẽ suy giảm mạnh", chuyên gia Friedman nhấn mạnh. Hãng Stratfor dự báo việc tăng cường kiểm soát biên giới sẽ càng làm suy yếu cơ chế đi lại tự do của châu Âu, đồng thời tiếp tục tạo ra "nút cổ chai" ở Tây Balkan, nơi người di cư và tị nạn bị dồn ứ.
Khủng hoảng tị nạn cũng sẽ tiếp tục tiếp lửa cho các phong trào chính trị cực hữu, bài ngoại ở châu Âu, đặc biệt nếu lại xảy ra tấn công khủng bố có sự tham gia của những kẻ cực đoan trà trộn vào dòng người tìm cuộc sống mới ở châu Âu. Ngoài khủng hoảng tị nạn, một vấn đề lớn khác mà châu Âu vẫn phải đối mặt trong năm 2016 là khủng hoảng tài chính. Theo chuyên gia Friedman, "tâm chấn" của khủng hoảng có thể chuyển từ Hy Lạp sang Italia, nền kinh tế đang vật vã đối phó với tình trạng nợ chất chồng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
IS sẽ ra sao trong năm 2016?
Năm 2015 chứng kiến IS đánh mất một số vùng lãnh thổ đã chiếm được ở Iraq như thành phố Ramadi, thị trấn Tikrit, thị trấn Sinjar hay nhà máy lọc dầu Baiji. Theo hãng phân tích tình báo Stratfor, IS sẽ tiếp tục suy yếu và đánh mất dần quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ khác ở Syria và Iraq.
Tuy nhiên, IS có sẵn "kế hoạch B" là đại bản doanh mới ở Libya, quốc gia đang chìm trong hỗn loạn. Libya có vị trí địa lý đặc biệt là tâm điểm của các tuyến đường buôn lậu lớn tại châu Phi, đồng thời có thể trở thành cơ sở nền tảng để IS mở các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu ở khoảng cách rất gần. Stratfor và nhà khoa học chính trị Mỹ George Friedman cũng cảnh báo trong năm 2016, IS sẽ mở rộng hoạt động tại Saudi Arabia, Ai Cập, Yemen, Libya, vùng hạ Sahara và Tây Nam Á.
IS cũng sẽ tăng cường tổ chức các cuộc tấn công khủng bố theo mô hình cuộc tắm máu Paris đêm 13/11. Tham vọng lớn nhất của IS chắc chắn là một cuộc tấn công quy mô lớn tại Mỹ.
Năm 2015 chứng kiến IS đánh mất một số vùng lãnh thổ đã chiếm được ở Iraq như thành phố Ramadi, thị trấn Tikrit, thị trấn Sinjar hay nhà máy lọc dầu Baiji. Theo hãng phân tích tình báo Stratfor, IS sẽ tiếp tục suy yếu và đánh mất dần quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ khác ở Syria và Iraq.
Tuy nhiên, IS có sẵn "kế hoạch B" là đại bản doanh mới ở Libya, quốc gia đang chìm trong hỗn loạn. Libya có vị trí địa lý đặc biệt là tâm điểm của các tuyến đường buôn lậu lớn tại châu Phi, đồng thời có thể trở thành cơ sở nền tảng để IS mở các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu ở khoảng cách rất gần. Stratfor và nhà khoa học chính trị Mỹ George Friedman cũng cảnh báo trong năm 2016, IS sẽ mở rộng hoạt động tại Saudi Arabia, Ai Cập, Yemen, Libya, vùng hạ Sahara và Tây Nam Á.
IS cũng sẽ tăng cường tổ chức các cuộc tấn công khủng bố theo mô hình cuộc tắm máu Paris đêm 13/11. Tham vọng lớn nhất của IS chắc chắn là một cuộc tấn công quy mô lớn tại Mỹ.
Ukraina tiếp tục gây đau đầu cho Nga và phương Tây
Tình hình xung đột ở miền đông Ukraina giữa phe ly khai thân Nga và quân đội Ukraina được dự báo tiếp tục căng thẳng và kéo dài trong năm 2016. Liên Hiệp Quốc ước tính trên 9.000 người – đa số là thường dân – đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 4/2014.
Kiev cáo buộc có khoảng 40.000 tay súng phe ly khai ở miền đông Ukraina. Chính phủ Ukraina và phe ly khai đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực vào giữa đêm 22/12/2015. Tuy nhiên, ngay sau đó hai bên vẫn tiếp tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 22/12 và các thỏa thuận trước kia.
Ngày 1/1/2016, thỏa thuận liên kết Ukraina-EU chính thức có hiệu lực, cũng bắt đầu từ ngày này, Nga tuyên bố ngưng hiệp ước thương mại tự do với Ukraina.
Tình hình xung đột ở miền đông Ukraina giữa phe ly khai thân Nga và quân đội Ukraina được dự báo tiếp tục căng thẳng và kéo dài trong năm 2016. Liên Hiệp Quốc ước tính trên 9.000 người – đa số là thường dân – đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 4/2014.
Kiev cáo buộc có khoảng 40.000 tay súng phe ly khai ở miền đông Ukraina. Chính phủ Ukraina và phe ly khai đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực vào giữa đêm 22/12/2015. Tuy nhiên, ngay sau đó hai bên vẫn tiếp tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 22/12 và các thỏa thuận trước kia.
Ngày 1/1/2016, thỏa thuận liên kết Ukraina-EU chính thức có hiệu lực, cũng bắt đầu từ ngày này, Nga tuyên bố ngưng hiệp ước thương mại tự do với Ukraina.
Nh.Thạch Nguồn:(Theo AFP. AP, Reuters) -bài trích từ caoniênviêthac