Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Làm sao biết được chất bổ sung bán là giả hay thật




Các phát hiện mới đây cho thấy nhiều chất bổ sung (supplements) bầy bán trên thị trường đều là giả mạo hoặc bị ô nhiễm. Thật vậy theo những cuộc điều tra  tại một số tiệm bán lẻ--bao gồm cả những hệ thống bán lẻ lớn như Walmart, Walgreens, thậm chí GNC--thì  các sản phầm bổ sung  bầy bán đều không chứa những chất như có ghi trên nhãn dán. Tất cả đều là giả mạo!

Trong thực tế, một số các sản phẩm bổ sung này không có chứa bất cứ một thảo mộc nào đáng lẽ phải có như quảng cáo. Các người tiêu dùng đã bị lừa đảo, và một số phản ứng dữ đội đã dẫn đến nhiều thay đổi cho các tiệm bán lẻ. Thế nhưng vấn đề chính vẫn là thị trường chất bổ sung không được kiểm soát --và thị trường 5 tỉ mỹ kim này vẫn còn đầy sức "quyến rũ" đối với những kẻ vô lương tâm.

Vào tháng 11/2013 báo New York Times đã đăng một bài dài giải thích cặn kẽ mọi chuyện. Trên cơ bản ,môt tiến trình gọi là "DNA coding" đã được sử dụng để tìm ra thực sự những thứ gì đã được bán ra như là chất bổ sung bởi các tiệm bán lẻ. Kết quả cho thấy là những gì mà mọi người tưởng là các dược thảo, vitamin hay khoáng chất thật ra  chỉ là đậu nành, gạo và bôt mì. Thử nghiệm đã được thực hiện trên 44 sản phẫm bổ sung khác nhau bán tại 12 tiệm bán lẻ khác nhau mà một số đã đuợc nêu trên đây

Không những là nhiều sản phẩm  bổ sung (supplements) bầy trên các kệ tiệm bán lẻ hoàn toàn vô giá trị hay giả mạo, mà một số trong nhửng sản phẫm này còn có hại nữa. Thật vậy nhiểu sản phẩm nhập cảng từ nước ngoài đã được phát hiện bị nhiễm những kim loại nặng có thể gây ra một số vấn để đáng kể cho sức khỏe. Vì vây đây không phải là điếu có thể coi nhẹ được. Do đó bạn cần lưu ý tới ba điểm chính dưới đây mỗi khi mua chất bổ sung để tránh mua lầm phải những sản phẩm giả mạo hay ô nhiễm


1- Tìm đọc các nhãn dán kiểm chứng 


 

Các nhãn dán này tuy rằng có thể đọc khó hiểu --bởi đầy những thuật ngữ công nghiệp và những bảng liệt kê các thành phần dường như không xác định được--nhưng lại ẩn chứa những giải đáp cho các điều mà bạn muốn tìm. Những điều mà bạn đặc biệt cần lưu ý là USP certification và nhãn dán của NSF (an NSF label). USP certification là bằng chứng cho thấy sản phẩm đã được thử nghiệm và đã được US Pharmacopeial Convention kiểm chứng là có chứa những thành phần đã được liệt kê và không bị ô nhiễm. 


Nhãn dán NSF--cấp bởi tổ chức độc lập bảo vệ sức khỏe và an toàn NSF International --là một dấu chứng nhận  sản  phẫm đúng như là đã được quảng cáo.  

 
Tuy không phải là của Cơ Quan Quản lý Thực phẫm và Dược phẫm(FDA) nhưng hai nhãn dán này cũng đã là một đảm bảo tốt cho sản phẫm



2- Tìm hiểu xuất xứ của sản phẩm


Điều mà bạn cần biết là công ty nào đã chế tạo ra sản phẫm bổ sung và sản phẩm được sản xuất ở đâu. Một số vùng trên thế giới đã khét tiếng trong việc tung ra thị trường những chất bổ sung giả mạo và những chất bổ sung bị nhiễm các thứ nguy hại như kim loại nặng. Chẳng hạn như bạn cần đặc biệt thận trọng đối với những sản phẩm nhập từ Trung quốc và Mexico. Ngoài ra bạn cũng cần tìm mua  loại nhãn hiệu (brand) nào đáng tin cậy. Nếu một sản phẩm nào được bán với giá quá rẻ thì bạn cũng phải coi chừng vỉ có thể vì một lỳ do ẩn dấu nào  đó


3- Tra cứu thêm trên mạng



Ngoài viêc đọc kỹ các nhãn dán và tìm hiễu về nhãn hiệu sản phẫm vả công ty sản xuất như nói ỡ trên, bạn nên tra cứu thêm xem sản phẩm bạn muốn mua có nằm trong danh sách các sản phẩm nhiễm độc (Tainted Products list) của Cơ quan FDA 

     http://www.accessdata.fda.gov/scripts/sda/sdNavigation.cfm?sd=tainted_supplements_cder

hoặc trên trang mạng của ConsumerLab hay không.

                          http://www.consumerlab.com/



Xem thêm: Tình trạng hàng giả tại Việt Nam:


3 Ways to Find Out if You’re Buying Fake Supplements- Sam Becker- Jan 22,2016