Theo bác sĩ Jane Andersen, chủ tịch hiệp hội American Association of Women Podiatrists và phát ngôn nhân của hiệp hội American Podiatric Medical Association thì " bạn có thể phát hiện ra đủ thứ từ bệnh tiểu đuờng tới sụ thiếu dinh dưởng chỉ bằng cách quan sát các bàn chân"
Các bàn chân trái và phải cung cấp nhiều dữ liệu sâu sắc: Cả hai bàn chân chứa một phần tư số xương của cơ thể, và mỗi bàn chân có 33 khớp, 100 gân (tendons), các cơ bắp và dây chằng, cùng với vô số các dây thần kinh và mạch máu nối liền tới tận tim, cột sống và não.
Các vần để của bàn chân nếu không được giải quyết có thễ dẫn đến nhửng hậu quả khó lường. Chẳng hạn như đau bàn chân nếu không chữa trị có thễ làm cho đi lại khó khăn và lên cân hoặc làm mất cân bằng dẩn đến gia tăng rủi ro bị té ngả và gãy xương
Vỉ vậy khi mà bàn chân đưa ra một trong số 18 tín hiệu cảnh báo dưới đây thì bạn chớ có bỏ qua
1- Móng chân hơi trũng hình thìa (Toenails with slightly sunken, spoon-shaped indentations)
Lý do Thiếu máu ( thiếu chất sắt) thường biểu hiện dưới dạng móng chân không tự nhiên, lõm xuống hoặc có hình thìa, đặc biệt trong những trường hợp thiếu máu từ vừa phải tới trầm trọng. Điều này xảy ra vỉ không có đủ hemoglobin, một protein giàu chất sắt ở trong các tế bào máu có chức năng chuyển tải oxigen. Chảy máu trong (chăng hạn như do loét) hoặc kinh nguyệt nhiều có thể gây thiếu máu
Các chỉ dấu khác Ở các ngón tay cũng như các ngón chân, cả da và móng đều tái nhợt. Các móng cũng có thễ dể gãy, và bàn chân có thể cảm thấy lạnh. Mệt mỏi là chỉ dấu số một của bệnh thiếu máu, cũng như khó thở, choáng váng khi đứng và đau đầu
Cần làm gì Thử máu thường ra giúp chẩn đóan bệnh thiếu máu. Kiễm tra sức khoẻ có thễ xác định nguyên nhân. Giai đoạn trị liệu ban đầu bao gốm uống chất sắt bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống để có thêm chất sằt và vitamin C ( vitamin C gia tăng sự hấp thu sắt)
2- Bàn chân và các ngón chân không có lông ( Hairless feet or toes)
Các dấu hiệu khác Việc cung cấp máu bị suy giảm cũng làm cho việc bắt mạch nhịp tim ỡ bàn chân trở thành khó khăn. Khi bạn đứng, bàn chân có thể đỏ ửng hay nâu xẫm, và khi bạn giơ chân cao thì bàn chân sẽ tái nhợt tức thời . Da chân trông bóng loáng. Nhửng người mà sư lưu thông máu bị suy yếu đều có xu hướng bị bệnh tim mạch ( như đau tim hoặc động mạch cảnh)
Cần làm gì Chữa trị các bệnh về mạch (vascular issues) có thễ cải thiên sự lưu thông máu. Lông ngón chân ít khi mọc lại nhưng không có mấy ai quan tâm
3- Thường hay bị chuột rút bàn chân (Frequent foot cramping -Charley horses)
Lý do - Đột nhiên bàn chân bị chuột rút--trên cơ bản là một cơ bị co cứng--có thễ xẩy ra do những tình huống thoáng qua như tập thể duc hoặc cơ thể mất nước. Nhưng nếu chứng bệnh này thuờng hay xẩy ra thỉ có thề là do chế độ ăn uống của bạn thiếu calcium, potassium hay magnesium. Đặc biệt các phụ nữ mang thai vào tam cá nguyệt thứ ba dễ bị chuột rút do dung tích máu gia tăng và sự lưu thông máu tới bàn chân bị suy yếu
Các chỉ dấu khác Chứng chuột rút bàn chân đột nhiên xuất hiện, thuờng ra trong khi bạn đang nằm nghỉ. Đây có thể đơn giản chỉ là một cơn co rút dữ dội cũa cơ bắp nhưng cũng có thể xẫy ra theo từng đợt. Dù thế nào, đau nhức có thể kéo lâu dài sau đó
Cần làm gì Bạn hảy uốn cong bàn chân và xoa bóp vùng bị đau. Ban cũng có thể giúp cơ bắp thư dản bẳng cách áp đặt một túi đá lạnh hay chà rượu lên chỗ đau. Muốn ngăn ngừa chuôt rút bạn hãy duỗi thẳng bàn chân trước khi đi ngủ và uống một ly sữa ấm (để có thêm calcium)
4- Vết lở dưới bàn chân không lành ( A sore that won't heal on the bottom of the foot)
Lý do. Đây là do bệnh tiểu đường.Mức glucoz huyết cao dẫn đến tổn thương của dây thần kinh ở bàn chân-- điều này có nghĩa là một vết trầy ,vếc cắt hay một tấy rát c ủa da gây ra bởi sức đè nén hay cọ sát thường ra không được phát hiện, đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường. Nếu không chữa trị, các lỡ loét có thễ gây nhiễm trùng, thậm chì phãi cưa cụt ch ân tay
Các dấu hiệu khác . Các vết đứt trên da bị rỉ nuớc có mùi hôi cần được quan tâm đặc biệt vì đã xẫy ra một thời gian trước khi được phát hiện. Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm: khát nước nhiều , đi tiểu thuờng xuyên, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, chóng đói và sụt cân
Cần làm gì . Vết lở loét cần được chữa trị tức thời và bạn cần gặp bác sỉ chuyên khoa về tiểu đường đễ đuợc chẩn đoán, Những ngưởi bị tiểu đường cẩn phải kiễm tra bàn chân mỗi ngày và đi khám sức khỏe mổi ba tháng
5- Bàn chân bị lạnh (Cold feet)
Lý do- Đặc biệt phụ nữ hay bị lạnh bàn chân. Đây có thể không có gì đáng ngại--nhưng cũng có thể là do tuyến giáp (thyroid)có vấn đề. Phụ nữ trên 40 tuổi bị lạnh bàn chân thuờng ra có tuyến giáp suy yếu--tuyến này có chức năng điều hòa nhiệt độ và sự chuyễn hóa
Các dấu hiệu khác Các triệu chứng giảm năng tuyến giáp khá tinh tế và xuất hiện dưới nhiều dạng như mệt mỏi, trầm cảm. lên cân , da khô
Nên làm gì Giữ bàn chân ấm với những vật liệu cách nhiệt thiên nhiên ( bí- tất len, giầy ống có lớplót). Nếu ngoài chân lạnh ra bạn có những khó chiu khác về sức khoẻ thì cần cho bác sĩ biết. Đáng tiếc là ngoài thuốc trị bệnh vể tuyến giáp, thì lạnh chân là một triệu chứng không dễ giải quyết
6 - Móng chân dày, mầu vàng và hết sức xấu xí (Thick, yellow, downright ugly toenails)
Lý do Nhiễm khuẩn nấm (fungal infection) có thể lan bên dưới móng chân. Bệnh nấm móng (onychomycosis) có thể tồn tại cả nhiều năm mà không gây đau. Khi mà móng trở thành xấu xí thì nhiễm khuẩn đã nặng và có thể lan sang tất cả các móng chân và thậm chí cả móng tay
Các dấu hiệu khác. Các móng cũng có thễ có mùi hôi và biến thành mầu đen. Những người dêe bị nấm móng là những người bị tiểu đường, rối loạn lưu thông máu huyết hoặc có những rối loạn thiếu hụt miễn nhiễm.(như viêm đa khớp dạng thấp=rheumatoid arthritis). Bệnh nấm móng chân tượng đối thông thường xẫy ra cho người cao niêện, và thường làm cho sự đi lại khó khăn vì các móng bị nấm mọc sẽ dày hơn và khó cắt do đó hay được để vậy tới mức gây đau
Cần làm gì . Bạn nên gặp bác sỉ bộ khoa hoặc bác sĩ gia đình để đuợc chăm sóc và chữa trị. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các thuốc chống nấm bán tự do thuờng ra không hiệu nghiệm bẵng một sự phối hợp giữa thuốc khu trú , thuốc uống và sự cắt bỏ các phần móng bị bệnh. Các thuốc uống chống nấm thuộc hể hệ mới có ít tác dụng phụ hơn các thuốc cũ
7- Ngón chân cái tự nhiên to ra , trông mà sợ (A suddenly enlarged, scary-looking big toe)
Lý do- Đây có thễ là do bệnh gút. Bệnh này là một dạng viêm khớp (arthritis củng còn gọi là gouty arthritis) thuờng là do cơ thể có quá nhiều uric acid. Acid này tích tụ dưởi dang những tinh thễ hình kim, đặc biệt ỡ dưới nhiệt độ thấp của cơ thể. Phần lạnh nhất của cơ thề là phẩn ỡ xa tim nhất và chính là ngón chân cái
Trong ba ph ần tư các trường hợp, dấu hiệu đẩu tiên c ũa bệnh gút là sáng sớm khi tỉnh dậy bạn thấy khớp ngón chân sưng tấy đỏ
Những dấu hiệu khác Sưng và da đỏ bóng hay tím--cùng với càm giác nóng và đau--cũng có thễ xẫy ra ở cổ chân, gân Achilles, đầu gối và khuỷu tay. Bất cứ ai củng có thễ bị bệnh gút, mặc dầu đàn ông ỡ đ65 tuỗi 40 và 50 dễ bị nhất. Phụ nữ bị gút có xu hường vào sau kỳ mãn kinh
Cần l àm gì. Kiễm soát bệnh gút qua chế độ ăn uống và thuốc men. Bác sĩ bộ khoa có thễ giúp làm giãm đau và duy trì chức năng
8. Cả hai bàn chân bị tê (Numbness in both feet)
Lý do Mất cảm giác hoặc cảm thấy như kim châm ỡ bàn chân là dấu ấn cũa bệnh thần kinh ngoại biên hay tổn thượng cũa hệ thần kinh ngoại biên. Đây là cách mà cơ thể truyền thông tin từ não và cột sống tới toàn phần còn lại của cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, nhưng hai nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và nghiện rượu (hiện tại hay trước kia). Hoá trị liệu (Chemotherapy) cũng là một nguyên nhân thông thường khác
Các chỉ dấu khác Cảm giác như kiến bò (tingling)hay nóng ran (burning) cũng có thể xẩy ra ở các bàn tay và có thễ lan dần sang cánh tay và chân. Sự suy giảm cảm giác có thễ làm bạn có cảm giác như dang mang bít-tất hoặc găng tay dày
Cần làm gì Bạn nên đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân (nhất là nếu bạn không nghiện rượu). Bệnh thẩn kinh ngoại biên không thể chữa khỏi nhưng các loại thuốc từ giảm đau (pain relievers) tới chống trầm cảm có thễ giúp trị các triệu chứng
9. Các khớp ngón chân bị đau (Sore toe joints)
Lý do Viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA) là một bệnh khớp thoái hóa, thuờng xuất hiện trước tiên ở các khớp xương nhỏ như các ngón chân hay các ụ đầu xương (knuckles) bàn tay
Những dấu hiệu khác Sưng và cứng đơ thông thường đi kèm theo đau âm ỉ. Chứng đau này có xu hướng đối xứng; chẳng hạn như xẩy ra cùng một lúc ở cả hai ngón chân cái hoặc ở cả hai ngón tay trỏ. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp (RA) phát triển bất chợt hơn viêm khớp thoái hóa, và cơn đau có thể tới rồi lại đi. Phụ nữ có rủi ro bị RA gấp bốn lần nhiều hơn đàn ông
Cần làm gì Muốn tìm nguyên nhân của bất cứ chứng đau khớp nào luôn luôn tốn nhiều công sức. Đối với RA, có nhiều thuốc và phép trị liệu có thể giảm tối đa đau đớn và bảo toàn chức năng, Tuy vậy bệnh cần được chẩn đóan sớm đểtránh những biến dạng vĩnh viễn ( như ngón cái của chân có thể lệch sang một bên)
10- Móng chân có những vết lõm nhỏ( Pitted toenails)
Lý do Đối với phân nửa những người bị bệnh vảy nến (psoriasis) thì bệnh da này cũng biểu hiện ở móng tay dưới dạng nhiều đốm nhỏ, các đốm này có thễ xâu hay nông. Hơn ba phần tư những người bị viêm khớp-vảy nến (psoriatic arthritis) ----tức là một rối loạn ảnh hưởng tới cả khớp và da--- cũng có những đốm nhỏ trên móng chân tay
Các dấu hiệu khác Các móng (tay và chân) củng sẽ dày th êm và có thễ trở thành vàng nâu hay c ó những vết màu cá hồi. Khờp xương (knuckle) gần móng nhất cũng trờ thành khô, đỏ và bị viêm
Cần làm gì Có nhiểu loại thuốc khác nhau có thễ trị cà bệnh vảy nến cùng bệnh viêm khớp-vảy nến và có thể phục hồi mặt nền của móng đặc biệt khi điều trị sớm
11. Không thể nhấc bàn chân lên từ gót ( Being unable to raise the foot upward from the heel
Các dấu hiệu khác. Bạn cũng có thể thấy đau và tê. Đôi khi đau được cảm nhận thấy ỡ phần chân trên hay phần dưới c ùa cột sống, nơi mà dây thần kinh bị chèn ép ( do tổn thương hay khối u), Trong nhiều trường hợp bàn chân bị kéo lết khi đi
Cần làm gì. Chứng xuội bàn chân ( foot drop) có thể đảo nghịch được hoặc vỉnh viễn tủy theo nguyên nhân và phép trị liệu. Thuởng ra cần phải mang nẹp (brace)đễ tr ánh gây đau cho lưng và hông khi đi
12- Da khô và bị tróc (Dry, flaky skin)
Lý do Đây là do bệnh nấm da chân (athlete's foot). Bệnh này lúc đầu làm da khô, ngứa và sau đó gây viêm và làm giộp da. Khi các chỗ bị giột vỡ thì nhiểm trùng sẽ lan rộng
Các dấu hiệu khác Bệnh nấm da chân thuờng xuất hiện ỡ các kẽ ngón chân trước. Sau đó có thể lan ra gan bàn chân và thậm chí các phần khác của cơ thể ( như nách và háng) thông thuờng do trầy da vì gãi
Cần làm gì Trong trường hơp bệnh nhẹ thì bạn có thể tự chữa bẳng cách rửa chân thuờng rồi lau cho thật khô. Bạn có thễ giữ cho bàn chân khô bằng cách rắc phấn bột vào trong giầy và bit tất. Nếu sau hai tuần không đỡ hoặc nhiễm khuẩn trở thành nặng hơn thì bác sĩ sẽ phải kê thuốc chống nấm khu trú hoặc uống.
13- Các ngón chân đổi mầu(Toes that turn patriotic colors)
Lý do Khi trời lạnh bệnh Raynaud làm cho các chi đổi sang mầu trắng , sau đó chuyển thành xanh và cuối cùng thành đỏ trước khi trở laị mầu sắc t ự nhi ên. Vì những l ý do chưa r õ, các mạch máu ở các vùng này co thắt lại hoặc phản ứng thái quá làm cho da đổi thành mảu tam tài
Các dấu hiệu khác. Các vùng khác thông thuởng hay bị bệnh Raynaud là các ngón tay, mũi, môi và thùy tai. Ngoài ra các vủng này sờ vào thấy lạnh và có thể bị t ê, Các phụ nữ và những người sống ở nơi khí hậu lạnh thuờng hay bị bệnh Raynaud nhiều hơn. Bệnh thuờng xẫy ra vào tuỗi trước 25 hoặc sau tuổi 40. Căng thẳng (stress) cũng có thễ gây bệnh Raynaud
Cần làm gì Bệnh Raynaud thuờng ra gây khó chiụ nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên đối với một thiểu số người, bệnh Raynaud là một dấu hiệu của bệnh tư miễn nhiễm. Tất cả những ai bị bệnh này nên biết những kỹ thuật không dùng tới thuốc để giữ ấm tay chân và đảo nghịch cơn co thắt mạch. Trong m ột vài trường hợp bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giãn mạch máu để làm nhẹ bớt các cơn bệnh
14. Bàn chân đau khi bước đi (Feet that are really painful to walk on)
Lý do Các vết gãy xương do stress (stress fractures) không được chần đoán là nguyên nhân thông thuờng của đau bàn chân. Bạn có thể cảm thấy khó chịu dọc theo bên chân, ỡ gót chân hoặc "khắp bàn chân". Các vết gãy này--thuờng xảy ra nhiều lần --có thễ được gây ra bởi một nguyên nhân khác, thuờng ra là bệnh giảm mật độ tối ưu của xượng, đặc biệt ở phụ nữ trên 50 (osteopenia) hay một dạng thiếu dinh dưỡng nào đó, bao gồm thiếu vitamin D ảnh hưởng tới việc hấp thụ calcium hay bệnh biếng ăn (anorexia)
Những dấu hiệu khác. Thuởng ra bạn vẫn còn đi được khi xương bị gảy nhưng chỉ thấy đau như cắt (một số người chiụ đựng như vậy cà năm trời)
Cần làm gì Nên gặp bác sĩ bộ khoa mỗi khi thấy đau ỡ b àn chân. Chặng hạn như ban đi du lịch quanh Châu Âu trong 3 tuẩn lể với những đôi giầy không tốt, chân bạn có thể chỉ đơn giản thấy nhức nhối. Nhưng một phụ nữ 55 tuổi ít vận động nếu bàn chân bị đau thỉ cẩn phải được xét nghiệm về mật đ ộ xương. Hình chụp tia X củng có thể phát hiện nhựng vần để vể dinh dưỡng
15 Các đầu ngón chân sưng u (Toes that bump upward at the tips)
Các dấu hiệu khác Các ngón tay cũng có thễ sưng phồng như các ngón chân, Hiện tượng này có thễ chỉ xẩy ra cho một số ngón tay chân hoặc cho tât cả
Cần làm gì Phượng pháp điều trị tùy theo nguyên nhân gây bệnh,vì vậy cần phải cho bác sĩ biết vễ triệu chứng nghiêm trọng này
16- Đau nhói ỡ gót chân ( Shooting pain in the heel)
Lý do Bệnh viêm mạc gan bàn chân (plantar fasciìtis)--tức là viêm dải mô liên kết chạy dọc gan bàn chân--biểu thị sự căng thẵng bất thưởng (unusual straining) của mô
Các dấu hiệu khác Bệnh bắt đầu gây đau khi bạn đi những bước đầu tiên vào buổi sáng và thường ra trong ngày cảm giác đau mỗi lúc một nhiều.Thượng ra bạn thấy đau ở gót chân (một hoặc cả hai gót chân) nhưng cũng có thấy đau lan sang cung bàn chân(arch of the feet) hoặc phía sau bàn ch ân. Chạy hoặc nhảy nhiều, cũng như thiếu chống đỡ nơi bàn chân (insufficieng support) , đều c ó thễ gây đau. Bạn có nguy cơ bị đau gót chân nêu đi chân đất nhiều hoặc đi giầy cũ hay dép mỏng (flimsy lip-flops) , lên cân hoặc đi nhiều trên những mặt cứng
Cần l àm gì Nếu cơn đau kéo dài quá vài tuẩn hay mổi ngày mỗi nặng hơn thì bạn phải đi gẵp bác sĩ bộ khoa. Trong khi chò đợi được trị liệu ban cần đi giầy đế thấp và có phần cứng đỡ cung chân (arch). Việc trị liệu gồm có uống thuốc chống viêm và dùng miếng chèn giầy (shoe insert)
17- Bàn chân có mùi hôi
Lý do Mặc dầu bàn chân hôi gây khó chiụ nhiều hơn hầu hết các triệu chứng của bàn chân, nhưng mùi hôi dù nặng đến đâu cũng hiếm khi là dấu hiệu của điều gì trục trặc trong cơ thể. Bàn chân chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn bất cứ phần nào của cơ thể và một số người lại dễ ra mồ hôi hơn những người khác. Đây là chưa kể tới vỏ bọc của giầy và bit-tất ( casings pf shoes and socks) tạo nên sự ẩm ướt đem lại cơ hội cho các vi khuẫn bình thường sinh sống trong cơ thể phát triễn nhanh gây ra mùi hôi chân (đàn ông huờng bị hôi chân nhiều hơn là phụ nữ)
Các dấu hiệu khác Khứu gíác đủ giúp cho việc phát hiện ra bệnh này
Cấn làm gì Rửa kỹ bàn chân với sà-bông kháng khuẩn rồi lau cho khô . Chà bột bắp hay thuốc chống mồ hôi lên gan bàn chân. Bít-tất đả dùng rồi nên đem giặt và thay bằng bit-tất sạch. Nên dùng giầy và bit-tất làm bẳng vật liệu thiên nhiên ( bit-tất bông, giầy da) thay vì làm bằng vật liệu nhân tạo vì như vậy ẩm ướt dễ thoát ra ngoài hơn. Mổi khi tháo giầy có dây thắt (laced shoes) nên giữ cho giầy thoáng khí và chở cho giầy thật khô rồi mới dùng lại
18- Giầy cũ
Lý do Giầy cũ đưọc ví như một trái bom sức khoè, nếu mổi ngày bạn đi một đôi giày đã cũ tới vài năm hoặc đã được dùng để đi bộ hay chạy bộ hơn 350-500 mile. Các giầy cũ không cung cấp đủ sự chống đở cho bàn chân--thế mà các giây dép lại hao mòn nhanh hơn như phần đông chúng ta vẫn tưởng
Các dấu hiệu khác. Nếu bàn chân bạn có các vết da phồng do giầy quá chật (blisters)), bị chai phồng do giầy quá hẹp (bunions), hoặc gót chân bị đau vì giầy không đù sức chống đở (lack of support) thì ít nhất 50 phần trăm là vì giầy dép cùa bạn thuộc loại rẻ tiến hoặc có kích cỡ không đúng.
Các người cao niên đặc biệt dễ gặp rắc rối này vì họ thuờng có thói quen dùng nhửng thứ quen thuộc chẳng hạn như giầy cũ; thế mà các giầy cũ lại không đủ sức chông đỡ cho bàn chân, thiếu sự mềm dẻo (flexibility) hoặc có sức kéo không tốt (traction)