Khi viên đạn 9 ly xuyên qua hộp sọ của Dân biểu Hoa Kỳ Gabrielle Giffords, nó đã phá hủy phần não trái của cô và gây thương tổn nghiêm trọng đến vùng não có liên quan đến ngôn ngữ. Sau vụ ám sát đó, cô đã mất đi khả năng diễn đạt.
Mặc dù Giffords không thể thốt lên từ “sáng” nhưng cô lại có thể hát “Ánh sáng nhỏ của ta, ta sẽ khiến em tỏa sáng” (This little light of mine)
Với sự giúp đỡ từ một chuyên gia âm nhạc trị liệu, Giffords đã có thể tái kết nối được bộ não của mình. Âm nhạc yêu cầu sử dụng cả hai bán cầu não và ca hát đã giúp cô xây dựng một trung tâm ngôn ngữ ở phía não chưa bị tổn thương – đây là điều mà không có một loại thuốc nào làm được. Mặc dù Giffords không thể nào hồi phục được sự lưu loát và khả năng hùng biện như trước đây, nhưng cô đã hồi phục được khả năng nói.
Sự phục hồi lời nói của Giffords không phải là trường hợp duy nhất. Từ thời xa xưa, các nền văn hóa trên thế giới đã sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. Trong tiếng Hoa, ký tự 藥 (dược) được ghép từ chữ 艹 (thảo) và chữ 樂 (nhạc) còn trong Đông y, các âm thanh khác nhau được xem như tương ứng với các bộ phận và cơ quan nội tạng khác nhau.
Mặc dù việc sử dụng âm nhạc trị liệu khác xa với chuẩn mực trong rất nhiều các lĩnh vực khác của nền y học hiện đại, nhưng nó đã được chấp nhận trong nhiều thập kỷ qua, với chương trình đào tạo chính quy đầu tiên cho các nhà âm nhạc trị liệu được hình thành vào năm 1944 tại Đại học bang Michigan. Nhưng liệu pháp âm nhạc ngày càng được chú ý, khi mà các nghiên cứu liên tục cho thấy tác dụng của nó đối với tất cả mọi điều, từ việc giảm cân đến rối loạn tâm lý, cho đến ung thư.
Theo Hiệp hội Âm nhạc Trị liệu Hoa kỳ, đại diện cho hơn 5.000 nhà trị liệu âm nhạc, thì liệu pháp âm nhạc cũng có thể giúp trẻ em tự kỷ phát triển các kỹ năng giao tiếp, giúp các bệnh nhân Parkinson cải thiện chức năng vận động, và thậm chí có tác dụng như làm thuốc giảm đau tự nhiên.
Nó cũng có thể giúp trẻ sinh non cải thiện giấc ngủ và tăng cân. Jayne Standley là một giáo sư về âm nhạc có rất nhiều đóng góp (mặc dù không nhận được kinh phí) cho phân viện y khoa tại Đại học bang Florida. Trong nghiên cứu của mình, bà đã phát hiện rằng nếu trẻ sinh non được cấp cho một thiết bị phát ra những bài hát ru mỗi khi chúng được cho bú, thì chúng rời khỏi phòng hồi sức cấp cứu (ICU) sớm hơn 11 ngày so với thời gian trung bình mà một trẻ sinh thiếu tháng phải được điều trị tại ICU nếu không được tiếp cận với âm nhạc.
Theo Viện Y tế Quốc gia, âm nhạc có thể hỗ trợ rất nhiều dạng phục hồi và là một “sự can thiệp chi phí thấp, thường làm giảm những đau đớn do phẫu thuật, do các bước thủ tục, cấp tính hay mạn tính”.
Một báo cáo được công bố trên Tạp chí về Âm nhạc Trị liệu (Journal of Music Therapy) vào năm 1993 nói rằng việc lắng nghe nhạc cũng có thể làm giảm cortisol, là một loại hormone mà nếu ở mức cao có thể khiến cho cơ thể tích tụ mỡ bụng. Các phương pháp điều trị theo liệu pháp âm nhạc rất đa dạng, từ việc nghe nhạc, đến việc ca hát và sáng tác bài hát, và thậm chí là chuyển động theo nhạc, tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân.
Những người không thể nói được
Jacqueline Birnbaum là một chuyên gia kỳ cựu về âm nhạc trị liệu tại Trung tâm Nordoff-Robbins về Liệu pháp Âm nhạc tại Đại học New York, chuyên giúp đỡ trẻ em và người lớn chậm phát triển, ông cho biết âm nhạc có thể giúp đỡ những người không thể nói được, để họ học cách tương tác và phát triển các kỹ năng giao tiếp.“Một đứa trẻ có thể không nói bằng lời, nhưng bạn có thể có một cuộc trò chuyện bằng âm nhạc”, Birnbaum cho biết.
Ví dụ, trẻ em có thể học phỏng theo một nhịp điệu, và sau đó trở thành người dẫn nhịp, trong khi chuyên viên trị liệu bắt chước theo giai điệu đó. Bà nhấn mạnh, tuy thế, âm nhạc không phải là một viên thuốc kỳ diệu cho các bệnh nhân của bà. Nó là một công cụ cho phép họ tăng cường năng lực biểu hiện, “Chúng tôi không nhất thiết chữa trị khỏi hẳn, nhưng chúng tôi cố gắng phát triển tiềm năng của họ”, bà nói thêm.
Mất trí nhớ
Âm nhạc từ quá khứ cũng có thể kết nối chúng ta vào bộ nhớ dài hạn. Đặc biệt đối với những người bị bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng, âm nhạc có thể kích hoạt những cảm xúc và kỷ niệm mà nếu không được kích thích thì sẽ mất.Dan Cohen là một nhân viên xã hội và là người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Âm nhạc và Ký ức, là một tổ chức mang đến cho những người cao niên thứ âm nhạc mà họ yêu thích nhất thông qua các danh sách nghe nhạc cá nhân trên Ipod. Ông cho biết âm nhạc có thể giúp những người cao niên có chứng mất trí nhớ lấy lại bình tĩnh, giảm nhu cầu đối với các thuốc an thần và giúp họ kết nối lại với những người thân yêu.
“Âm nhạc có thể là một giải pháp thay thế cho các loại thuốc chống loạn thần thường có hại [với kết quả] có thể chấp nhận được”, ông nói. “Bạn không còn có thể nhận ra các thành viên trong gia đình của bạn nữa… nhưng âm nhạc giúp bạn [nhớ lại ký ức lãng quên], hồi tưởng lại, và giữ bạn tương tác với những người xung quanh mình”.
Lắng nghe một danh sách nghe nhạc cá nhân đã tạo ra một sự khác biệt lớn đối với người mẹ già bị bệnh Alzheimer của Dave Roth. Trong những năm đầu ở tuổi 80 của bà, bệnh đã tiến triển đến mức bà chỉ có thể thực hiện được bốn câu nói, Roth nhớ lại. Nhưng khi Roth cho bà nghe thu âm từ những bản nhạc yêu thích trong tôn giáo của bà, thì mẹ anh đã có thể hát theo lời bài hát.
Ung thư và chữa bệnh cảm xúc
Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp âm nhạc cũng có thể là một điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư.Một nghiên cứu được tiến hành bởi các Bệnh viện Đại học Cleveland cho thấy rằng liệu pháp âm nhạc có thể ảnh hưởng đến các phản ứng sinh học như nhịp tim và huyết áp và có thể làm tăng cường chức năng miễn dịch. Nó cũng có thể làm giảm sự lo âu và căng thẳng và kiềm chế các cơn đau và nỗi khó chịu.
Maria Logis đã được chẩn đoán có bệnh u lympho Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết) ở giai đoạn 4 gần 20 năm trước đây và sau này là bệnh ung thư tuyến giáp. Bà hiện đang thuyên giảm cả hai căn bệnh ung thư này, và trong khi bà thật sự cần phẫu thuật tuyến giáp của mình, bà đã không bao giờ phải trải qua hóa trị hoặc phẫu thuật đối với bệnh u lympho.
Logis cho rằng sự phục hồi của bà phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, trong đó có cả thay đổi chế độ ăn uống, và cho biết liệu pháp âm nhạc chắc chắn đã trợ giúp cho bà. Lần đầu tiên được chẩn đoán là bị ung thư hạch, bà đã đến gặp bác sĩ điều trị liệu pháp âm nhạc, và ông ấy đã giúp bà cảm thấy những cảm xúc tích cực trong suốt một thời gian rất tăm tối.
“Lần đầu tiên tôi gặp ông, bữa đó rất vui. Nó làm cho tôi cười to”, bà nói.
“Tôi đã rơi vào một tình trạng vừa lo lắng và buồn bã, vừa sợ hãi và tuyệt vọng, mà việc cười được, cho dù chỉ vài phút, đã giúp phá vỡ đám mây đen khủng khiếp này mà tôi đang chịu đựng”, bà nói.
Các buổi gặp bác sỹ âm nhạc trị liệu cũng mang đến cho bà khả năng phục hồi tình cảm. “Lần thứ hai tôi đến gặp ông, tôi đã khóc và khóc và khóc. Tôi đã bộc bạch hết những cảm giác sợ hãi của tôi đối với các bác sĩ và những lần điều trị”, bà nói. “Trị liệu bằng âm nhạc là một quá trình chữa lành bệnh theo cảm xúc sâu s
Tác giả: Amelia Pang, Epoch Times | Dịch giả: Ngọc Yến
17 Tháng Một , 2016