Ngày nay, chúng ta thường tiếp nhận việc điều trị bệnh một cách thụ động, hoàn toàn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tin tưởng rằng bệnh sẽ khỏi. Không cần suy nghĩ gì.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tâm trí đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe nhưng lại bị bỏ qua. Những suy nghĩ và cảm xúc có thể tăng cường hoặc làm suy giảm sức khỏe ngay cả khi bạn được điều trị bằng những phương pháp tốt nhất mà y học hiện đại có thể cung cấp.
Thỉnh thoảng suy nghĩ tích cực cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, còn có nhiều yếu tố góp phần tạo nên khả năng miễn dịch, bao gồm tuổi tác, di truyền, giấc ngủ, chế độ ăn uống, tập thể dục, giao tiếp xã hội và tâm trạng. Yếu tố cuối cùng này không được đánh giá cao khi chúng ta tất bật, mải mê trải qua những ngày khó khăn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy cau mày cản trở hệ thống miễn dịch trong khi nụ cười mang lại sự tăng cường – điều này ảnh hưởng đến cả khả năng phòng vệ tự nhiên và khả năng giúp ích của việc tiêm phòng cúm.
Vai trò của tâm trí đối với sức khỏe đặc biệt cấp bách trong bối cảnh tỷ lệ trầm cảm đang gia tăng ở Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, giống như một mũi tiêm tăng cường, lợi ích của tâm trạng tích cực là rất nhiều.
Nghiên cứu cho thấy những người hạnh phúc hơn có xu hướng tận hưởng những lợi ích sau:
- Phản ứng miễn dịch mạnh hơn
- Ít bệnh tật
- Giảm đau
- Tiên lượng tốt hơn
- Tỷ lệ tử vong thấp hơn
Bây giờ, bạn có thể đang nghĩ, “Nhưng gần đây tôi cảm thấy không được tích cực lắm”. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để thay đổi quan điểm của mình và do đó, thay đổi cả triển vọng về sức khỏe.
Ngay cả những cảm giác hạnh phúc ngắn ngủi – chẳng hạn như xem một bộ phim hài, viết nhật ký tích cực hoặc tập yoga – vẫn có tác động tích cức đến sức khỏe.
Chúng bao gồm hoạt động phó giao cảm của hệ thần kinh trung ương tốt hơn (“nghỉ ngơi và tiêu hóa” thay vì “chiến đấu hoặc bỏ chạy”), mức cortisol (“hormone căng thẳng”) thấp hơn, số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào miễn dịch) nhiều hơn, giảm viêm và ít chất nhầy hơn.
Tâm trạng vui vẻ ngăn chặn các mối đe dọa miễn dịch như thế nào?
Theo một nhóm nghiên cứu, tâm trạng ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch ở bề mặt – thông qua thói quen sinh hoạt – nhưng cũng bằng cách “bật” hoặc “tắt” một số phản ứng sinh hóa quan trọng.
Mỗi khi bạn cười, bộ não sẽ hoạt động, không chỉ để thể hiện niềm hạnh phúc mà còn giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Nó kích hoạt cái được gọi là hệ thống opioid nội sinh – cơ chế nội tại của cơ thể để tạo ra và điều chỉnh cảm giác khoái cảm và giảm đau. Không giống như opioid tổng hợp, có thể gây nghiện và nguy hiểm, những hợp chất tự nhiên này giúp tăng cường sức khỏe.
Nuôi dưỡng tâm trạng tích cực giúp đưa cơ thể về trạng thái tái tạo nhằm chống lại các phản ứng căng thẳng ăn mòn. Các chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu như dopamine và serotonin tạo ra sự thư giãn bằng cách tác động lên dây thần kinh phế vị, một phần của hệ thần kinh phó giao cảm.
Sự thư giãn cho phép cơ thể tự phục hồi trong khi sự kích thích “chiến đấu hay bỏ chạy” mãn tính gây ra sự hao mòn. Điều quan trọng là thư giãn cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch, tác nhân gây ra hầu hết các bệnh.
Kẻ thù của kẻ thù (căng thẳng) là bạn. Cảm giác vui vẻ sẽ hạn chế các hormone liên quan đến căng thẳng như cortisol và catecholamine. Ở mức tải cao, các hợp chất này vừa làm tăng tình trạng viêm vừa làm giảm khả năng sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể.
Năm cách sử dụng sự tích cực để tăng cường khả năng miễn dịch
Mặc dù bạn có thể dùng một gói thuốc để chống nhiễm trùng, nhưng tâm trạng tích cực có thể là khởi đầu tự nhiên nhất, ít gây bất lợi!
Dưới đây là một số cách để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn với tâm trạng vui vẻ:
1-Dành thời gian cho hài kịch
Như câu ngạn ngữ đã nói, “tiếng cười là liều thuốc bổ tốt nhất”. Thời gian dành riêng cho hài kịch và hài hước có thể khiến bạn ngạc nhiên khi đảo ngược một ngày khó khăn đồng thời củng cố khả năng miễn dịch.
Khi bạn cảm thấy chán nản, bạn có thể khó thoát ra khỏi cảm giác đó vì cảm thấy nó không phù hợp. Những chương trình độc thoại đặc biệt, những bộ phim hài hước hoặc đọc một số câu chuyện cười mang đến niềm vui.
Hãy tìm kiếm khía cạnh hài hước của mọi việc (ngay cả những tình huống khó chịu nhất cũng có thể trở nên hài hước khi nhìn từ góc độ phù hợp).
2-Tạm dừng để tận hưởng niềm vui
Dành thời gian để trân trọng những khoảnh khắc tích cực có lợi cho việc nâng cao giá trị của chúng. Bằng cách tận hưởng những trải nghiệm này, con người có thể nâng cao những cảm xúc tích cực và kéo dài những lợi ích về mặt cảm xúc có được từ những trải nghiệm đó.
Từ việc tận hưởng hương vị của một bữa ăn yêu thích đến thưởng thức cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, việc thưởng thức mang đến một công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ để nuôi dưỡng tư duy tích cực và kiên cường hơn.
3-Có mặt thông qua chánh niệm
Chánh niệm bổ sung cho việc thưởng thức, rèn luyện sự chú ý không phán xét vào thời điểm hiện tại thay vì vướng vào những hối tiếc, lo lắng hoặc những dòng suy nghĩ tiêu cực khác.
Chánh niệm khuyến khích thái độ không phản ứng và chấp nhận đối với những suy nghĩ và cảm xúc, nuôi dưỡng một quan điểm cân bằng hơn.
Tham gia vào các thực hành chánh niệm, chẳng hạn như thiền và yoga, có thể giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm, tăng cảm giác bình tĩnh, sáng suốt và hài lòng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch.
4-Hãy thử viết nhật ký
Là con người, ý thức về sự chính trực là quan trọng. Viết nhật ký mang lại sự rõ ràng bằng cách chuyển tải những suy nghĩ lên giấy.
Viết nhật ký về lòng biết ơn không chỉ là một cách tuyệt vời để nâng cao nhận thức về những điều tích cực mà còn có thể giúp chúng ta tập trung vào những gì chúng ta đang làm tốt trong cuộc sống.
Bằng cách suy ngẫm về cách sống theo các giá trị của mình, chúng ta có thể nâng cao quyết tâm làm nhiều hơn nữa. Cảm giác về sự phù hợp mà chúng ta có được từ việc viết nhật ký được cho là rất tốt cho sức khỏe. Sự liên kết giữa hành vi với mục tiêu cá nhân có ý nghĩa sinh lý quan trọng, đặc biệt đối với chức năng miễn dịch.
5-Hãy trân trọng sự tận tâm
Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảm bớt tâm trạng tiêu cực quá mức có hiệu quả nhất khi kết hợp với việc nuôi dưỡng sự tận tâm – xu hướng siêng năng, có tổ chức và định hướng chi tiết.
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta có thể nhầm lẫn những phản ứng tiêu cực khi căng thẳng là “xem xét mọi việc một cách nghiêm túc”, trong khi trên thực tế, tốt hơn hết là chúng ta chỉ nên hoàn thành công việc.
Một số công cụ có thể giúp khuyến khích lối sống tận tâm. Đầu tiên, lên kế hoạch cho các hoạt động của mình và suy ngẫm xem chúng ta đã đạt được mục tiêu của mình tốt như thế nào.
Các công cụ hỗ trợ như danh sách kiểm tra, ghi chú dán và ứng dụng theo dõi thời gian có thể giúp chúng ta ngăn nắp hơn. Lập kế hoạch trước bằng cách định thời gian cho từng việc.
Sử dụng một ứng dụng như lịch Google hoặc công cụ lập kế hoạch để vạch ra thời gian biểu trong ngày tới. Cách này cũng giúp nhận thức tốt hơn về thời gian. Bạn thậm chí có thể sắp xếp thời gian mỗi tuần để suy ngẫm và lập lịch trình tiếp theo của mình!
Đôi khi cuộc sống trở nên lộn xộn. Khi điều đó xảy ra, bạn có thể sử dụng cái mà tâm lý học lâm sàng gọi là “thẻ đối phó”, bao gồm các câu lệnh nếu – thì (“Nếu X xảy ra, thì tôi sẽ làm Y”). Bằng cách này, chúng ta lên kế hoạch trước về cách xử lý tốt nhất các thử thách ngay cả khi chúng ta không khéo léo vào lúc này.
Trong vũ điệu phức tạp giữa tâm trí và cơ thể, sự tích cực là một bước mà tất cả chúng ta đều có thể thành thạo. Vì vậy, hãy thay đổi nhận thức và theo dõi sức khỏe dưới sự dẫn dắt của tâm trí mình.
Theo Robert Backer-The Epoch TiMES-Thiện Tâm biên dịch/VANDIEUHAY