2 sự kiện lớn trong đời “không thể thay đổi” khiến con người phải thận trọng
Như chúng ta đã biết, cơm đã nấu chín thì không thể trở lại như gạo được. Vậy những sự kiện quan trọng nào trong cuộc đời là không thể thay đổi? Đối mặt với nó, chúng ta phải suy nghĩ kỹ và thực hiện cẩn thận để tránh mắc phải những sai lầm không thể cứu vãn.
Ngày nay, người ta thường dùng từ “đã thành thì không thay đổi” để mô tả việc bị mắc kẹt trong lối mòn và không thể thích nghi.
Con người rất hay sử dụng cụm từ này, nhưng không có nhiều người hiểu được nghĩa gốc của từ “đã thành thì không thay đổi”. Kỳ thực, trong đời có hai sự kiện “không thể thay đổi” và đó là:
1. Hình phạt đã thực thi rất đáng sợ
Người xưa cho rằng, hình phạt đã thi hành thì không thể thay đổi được. Vì vậy việc thi hành án phải đặc biệt thận trọng. Tránh mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa và gây ra tổn hại không thể vẫn hồi.
Đây chính là nghĩa gốc của thành ngữ “đã thành thì không thể thay đổi”, được bắt nguồn từ “Lễ ký – vương chế” thời Chiến Quốc: “Hình phạt không thể xá, hình phạt là nghiêm khắc, hình phạt nghiêm khắc một khi đã hoàn thành thì không thể thay đổi được, vì vậy quân tử phải làm hết tâm sức mình.”
Học giả Khổng Dĩnh Đạt của nhà Đường có câu:“Thi hành án là hình phạt của hình phạt, hình phạt đã xong là hình phạt trên thân thể”.Một khi hình phạt trên thân thể được thi hành sẽ khiến phạm nhân bị thương hoặc mất mạng.
2. Nhân đã gieo thì quả tất thành
Văn chương “Thái Hồ thạch ký” của Bạch Cư Dị vào thời nhà Đường có ý nghĩa gốc và nghĩa mở rộng như sau:“Đá vẫn không thay đổi trong hàng chục triệu năm, dù ở góc biển hay dưới đáy hồ”.Đại ý của câu này là: từ khi bắt đầu hỗn loạn đến nay, một số đá hình thành nằm rải rác trên mũi đất, một số rơi xuống đáy hồ, qua hàng chục triệu năm vẫn không thay đổi. Ý nói rằng, nhữngsự kiện lớn khác xảy ra trong cuộc sống một khi đã hình thành thì không dễ thay đổi. Đó là lý nhân quả luân hồi nhiều kiếp mà Phật gia gọi là “quả báo”.
Phật dạy con người rằng, mọi phúc lành, khổ đau gặp phải trong đời đều có quan hệ nhân quả. Mọi việc con người làm, dù thiện hay ác, đều sẽ có quả báo: làm thiện là tạo nhân, phước là quả; làm ác là tạo nhân, và khổ là quả.