Nếu bạn bị bệnh thận, điều quan trọng là phải theo dõi lượng natri, kali và phốt pho hấp thụ. Những thực phẩm chứa hàm lượng cao những chất này bao gồm cola, gạo lứt, chuối, thịt chế biến sẵn và trái cây sấy khô...
Thận của bạn thực hiện nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
Lọc máu
Loại bỏ chất thải qua nước tiểu
Sản xuất hormone
Cân bằng khoáng chất
Duy trì cân bằng chất lỏng
Khi thận của bạn bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và chất thải có thể tích tụ trong máu.
Thực hiện chế độ ăn uống thân thiện với thận và tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm có thể giúp giảm sự tích tụ chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận
Dưới đây là 17 loại thực phẩm bạn nên cố gắng hạn chế hoặc tránh trong chế độ ăn kiêng thân thiện với thận.
1. Soda sẫm màu (Dark-colored soda)
Ngoài lượng calo và đường mà soda cung cấp, nước ngọt này còn chứa các chất phụ gia có chứa phốt pho, đặc biệt là nước ngọt có màu sẫm.
Nhiều nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống bổ sung phốt pho trong quá trình chế biến để tăng hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và ngăn ngừa sự đổi màu.
Không giống như phốt pho tự nhiên, phốt pho ở dạng phụ gia không liên kết với protein. Đúng hơn, nó được tìm thấy ở dạng muối và có khả năng hấp thụ cao qua đường ruột .
Phốt pho phụ gia thường có trong danh sách thành phần của sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm không bắt buộc phải liệt kê chính xác lượng phốt pho phụ gia trên nhãn dán.
Mặc dù hàm lượng phốt pho phụ gia thay đổi tùy thuộc vào loại soda, nhưng một cốc cola 12 ounce (oz) hoặc 355 ml (mL) chứa 33,5 mg phốt pho .Do đó, nước ngọt, đặc biệt là những loại có màu đen, thường nên tránh trong chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh thận.
Lời khuyên
Nên tránh các loại nước ngọt có màu sẫm trong chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh thận, vì chúng có chứa phốt pho ở dạng phụ gia mà cơ thể con người có khả năng hấp thụ cao.
2.Trái bơ (Aocado)
Trái bơ thường được quảng cáo là có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho tim.
Mặc dù trái bơ thường là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống nhưng lại được coi là một trong những thực phẩm giàu kali cần tránh khi mắc bệnh thận.
Trên thực tế, một trái bơ cỡ trung bình cung cấp tới 690 mg kali .
Bằng cách giảm khẩu phần ăn xuống còn 1/4 trái bơ, những người mắc bệnh thận vẫn có thể đưa thực phẩm này vào chế độ ăn của mình đồng thời hạn chế đươc lượng kali dung nạp.
Nên hạn chế hoặc tránh ăn trái bơ, bao gồm cả guacamole trong chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh thận
Lời khuyên
Hãy cân nhắc việc tránh ăn trái bơ trong chế độ ăn kiêng dành cho bệnh thận nếu bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên giảm lượng lượng kali dung nạp .
3. Thực phẩm đóng hộp (Canned foods)
Các loại thực phẩm đóng hộp như súp, rau, đậu thường được mua nhiều vì giá thành rẻ và tiện lợi.
Tuy nhiên, hầu hết thực phẩm đóng hộp đều chứa lượng natri cao, vì muối được thêm vào làm chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng .
Do lượng natri có trong đồ hộp, người mắc bệnh thận thường được khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ.Chọn các loại có hàm lượng natri thấp hoặc những loại có nhãn dán “không thêm muối” thường là tốt nhất.
Ngoài ra, việc xả nước và rửa thực phẩm đóng hộp, chẳng hạn như đậu đóng hộp và cá ngừ, có thể làm giảm đáng kể hàm lượng natri .
Lời khuyên
Thực phẩm đóng hộp thường có hàm lượng natri cao. Tránh, hạn chế hoặc mua các loại có hàm lượng natri thấp là cách tốt nhất để giảm mức tiêu thụ natri tổng thể của bạn.
4. Bánh mì nguyên cám ( Whole wheat bread)
Việc chọn cho đúng loại bánh mì có thể gây nhầm lẫn cho những người mắc bệnh thận.
Đối với những người khỏe mạnh, bánh mì nguyên hạt thường được khuyên dùng thay vì bánh mì bột mì trắng tinh chế. Bánh mì nguyên hạt bổ dưỡng hơn bánh mì trắng, chủ yếu là do hàm lượng chất xơ cao hơn.
Tuy nhiên, bánh mì trắng tinh chế thường được khuyên dùng thay vì các loại lúa mì nguyên hạt cho những người mắc bệnh thận.Điều này là do hàm lượng phốt pho và kali . Càng nhiều cám và ngũ cốc nguyên hạt trong bánh mì thì hàm lượng phốt pho và kali càng cao .
Ví dụ, một lát bánh mì nguyên hạt hoặc khẩu phần 36 gam (g) bánh mì nguyên hạt thông thường chứa khoảng 76 mg phốt pho và 90 mg kali. Trái lại, một lát bánh mì trắng thông thường (28 g) chỉ chứa khoảng 32 mg phốt pho và kali .
Ăn một lát bánh mì nguyên hạt thay vì hai lát bánh mì này có thể giúp giảm lượng kali và phốt pho và như vậy bạn sẽ không phải từ bỏ hoàn toàn bánh mì nguyên hạt.
Lưu ý rằng hầu hết bánh mì và các sản phẩm bánh mì, bất kể là lúa mì trắng hay lúa mì nguyên hạt, đều chứa lượng natri tương đối cao .Tốt nhất bạn nên so sánh nhãn dinh dưỡng của các loại bánh mì khác nhau và chọn loại có hàm lượng natri thấp nhất .
Lời khuyên
Bánh mì trắng thường được khuyên dùng thay vì bánh mì nguyên hạt trong chế độ ăn kiêng thân thiện với thận do hàm lượng phốt pho và kali thấp hơn. Tuy nhiên tất cả bánh mì đều chứa natri, vì vậy tốt nhất bạn nên so sánh nhãn dán thực phẩm và chọn loại có hàm lượng natri thấp nhất.
5. Gạo lứt. Brown rice
Giống như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với gạo trắng.
Mỗi cốc (155 g) gạo lứt nấu chín chứa 149 mg phốt pho và 95 mg kali, trong khi 1 cốc (186 g) gạo trắng nấu chín chỉ chứa 69 mg phốt pho và 54 mg kali .
Bạn có thể đưa gạo lứt vào chế độ ăn dành cho thận, nhưng chỉ khi khẩu phần này được kiểm soát và cân bằng với các thực phẩm khác để tránh nạp quá nhiều kali và phốt pho hàng ngày.
Bulgur, kiều mạch, lúa mạch trân châu và couscous là những loại ngũ cốc bổ dưỡng, có hàm lượng phốt pho thấp hơn có thể thay thế cho gạo lứt.
Lời khuyên
Gạo lứt có hàm lượng phốt pho và kali cao ,do vậy cần được kiểm soát khẩu phần hoặc hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận. Gạo trắng, bulgur, kiều mạch và couscous đều là những lựa chọn thay thế tốt
6. Chuối (bananas)
Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao.
Mặc dù có hàm lượng natri thấp tự nhiên nhưng 1 quả chuối cỡ vừa cung cấp 422 mg kali
Nếu bạn
được hướng dẫn hạn chế lượng kali dung nạp thì việc này có thể không dễ dàng thi hành nếu
chuối là thực phẩm chủ yếu hàng ngày của bạn
Thật không
may, nhiều loại trái cây nhiệt đới khác cũng có hàm lượng kali cao như chuối
Tuy nhiên, dứa chứa ít kali hơn đáng kể so với các loại trái cây nhiệt đới khác và có thể là một lựa chọn thay thế cho chuối .
Lời khuyên
Chuối là nguồn giàu kali và có thể cần được hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận. Dứa là loại trái cây tốt cho thận vì nó chứa ít kali hơn nhiều so với một số loại trái cây nhiệt đới khác.
7. Sữa( Dairy)
Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau.
Đây cũng là một loại thực phẩm giàu protein và là nguồn cung cấp phốt pho và kali tự nhiên. Một cốc (240 mL) sữa nguyên chất cung cấp 205 mg phốt pho và 322 mg kali .
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho sức khỏe của xương ở những người mắc bệnh thận. Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, vì sữa và các sản phẩm từ sữa thường được khuyên dùng để giúp cho xương và cơ bắp chắc khỏe. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, việc tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể gây ra sự tích tụ phốt pho trong máu, rút canxi ra khỏi xương. Điều này làm cho xương mỏng đi và suy yếu theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương
Các sản phẩm từ sữa cũng có hàm lượng protein cao. Mỗi cốc (240 mL) sữa nguyên chất cung cấp gần 8 g protein .Vỉ vậy điều quan trọng là cần hạn chế tiêu thụ sữa để tránh tích tụ chất thải protein trong máu.
Các sản phẩm thay thế sữa --như sữa gạo không giàu dinh dưỡng và sữa hạnh nhân có hàm lượng kali, phốt pho và protein thấp hơn nhiều so với sữa bò-- khiến chúng trở thành sản phẩm thay thế tốt cho sữa trongn chế độ ăn kiêng dành cho người măc bệnh thận.
Lời khuyên
Các sản phẩm từ sữa chứa lượng lớn phốt pho, kali và protein và nên cần được hạn chế sử dụng trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận. Mặc dù sữ a có hàm lượng canxi cao nhưng hàm lượng phốt pho trong sữa có thể làm yếu xương ở những người mắc bệnh thận.
8. Cam và nước
cam (Orange ad Oange juice)
Mặc dù cam
và nước cam được cho là nổi tiếng nhất vì hàm lượng vitamin C nhưng chúng cũng
là nguồn cung cấp kali dồi dào. Một quả cam
lớn (184 g) cung cấp 333 mg kali. và một cốc (240 mL)
nước cam chứa 458 mg kali
Do hàm lượng kali cao cho nên cam và nước cam có thể cần phải tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận.
Nho, táo và nam việt quất, cũng như nước ép các trái cây này đều là những chất thay thế tốt cho cam và nước cam vì chúng có hàm lượng kali thấp hơn.
Lới khuyên
Cam và nước
cam có hàm lượng kali cao và nên được hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bênh thận.
Thay vào đó hãy thử dùng nho, táo, nam việt quất hoặc nước ép của các trái cây này
9. Thịt chế biến (processed foods)
Từ lâu thịt chế biến sẵn đã được biết có liên quan đến các bệnh mãn tính và thường được coi là không tốt cho sức khỏe do chứa chất bảo quản .
Thịt đã qua chế biến là loại thịt đã được muối, sấy khô, xử lý hoặc đóng hộp, chẵng hạn như xúc xích, thịt xông khói, pepperoni, thịt khô .
Thịt chế biến sẵn thường chứa một lượng lớn muối, chủ yếu để cải thiện hương vị và bảo quản hương vị. Do đó, có thể không dễ dàng duy trì lượng natri hàng ngày của bạn dưới 2.300 mg nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều thịt chế biến sẵn.
Ngoài ra, thịt chế biến sẵn có hàm lượng protein cao.Nếu bạn được yêu cầu theo dõi lượng protein dung nạp thì điều quan trọng là bạn cần hạn chế ăn loại thịt này
Lời khuyên
Thịt chế biến sẵn có nhiều muối và protein và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận.
10. Dưa chua, ô liu và đố gia vị (Pickles, olives, and relish)
Dưa chua, ô liu chế biến và đồ gia vị đều là những ví dụ về thực phẩm tạo hương liệu hoặc ngâm chua.
Thông thường, một lượng lớn muối được thêm vào trong quá trình nói trên.Ví dụ, một ngọn dưa muối có thể chứa khoảng 283 mg natri. Tương tự như vậy, có 244 mg natri trong 2 thìa canh (30 g) nước dưa chua ngọt.
Ô liu đã qua chế biến cũng có xu hướng mặn vì chúng được xử lý và lên men để giảm bớt vị đắng. Năm quả ô liu còn xanh khi ngâm chua cung cấp khoảng 211 mg natri, một phần đáng kể natri chỉ trong một khẩu phần ăn nhỏ
Nhiều cửa hàng tạp hóa có dự trữ những loại dưa chua, ô liu và đồ gia vị có hàm lượng natri thấp, chứa ít natri hơn so với các loại truyền thống. Tuy nhiên, những lựa chọn này có thể vẫn có thể còn chứa nhiều natri, vì vậy bạn vẫn cần chú ý đến khẩu phần ăn của mình.
Lời khuyên
Dưa chua, ô liu đã qua chế biến và các loại đồ gia vị có hàm lượng natri cao và nên hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận.
11. Trái mơ(Apricot)
Trái mơ rất giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ.
Trái này cũng chứa nhiều kali. Mỗi cốc (165 g) trái mơ tươi cắt lát cung cấp 427 mg kali .
Hơn nữa, hàm lượng kali thậm chí còn tập trung nhiều hơn trong mơ khô.Chỉ 1 cốc (130 g) mơ khô đã cung cấp hơn 1.500 mg kali.Điều này có nghĩa là chỉ 1 cốc mơ khô đã cung cấp 75% lượng kali hạn chế 2.000 mg /ngày
Tốt nhất nên tránh mơ và nhất là mơ khô trong chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh thận.
Lời khuyên
Trái mơ là thực phẩm có hàm lượng kali cao nên cần được tránh trong chế độ ăn kiêng của người bệnh thận.
12. Khoai
tây và khoai lang (potatoes and sweet potatoes
Khoai tây và khoai lang là những loại rau giàu kali.
Chỉ một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (156 g) chứa 610 mg kali, trong khi một củ khoai lang nướng cỡ trung bình (114 g) chứa 542 mg kali .
May mắn thay, một số loại thực phẩm có hàm lượng kali cao, bao gồm khoai tây và khoai lang, có thể được ngâm nước để giảm bớt hàm lượng kali .
Trên thực tế,
một số nghiên cứu cho thấy rằng luộc khoai tây có thể làm giảm đáng kể hàm lượng
kali trong chúng, đặc biệt nếu bạn bắt đầu bằng nước lạnh .Ngâm khoai
tây trong nước từ 5–10 phút cũng có thể làm giảm lượng kali tới 20% .Phương pháp
này được gọi là phương pháp lọc kali hoặc phương pháp nấu đôi.Mặc dù khoai
tây nấu hai lần làm giảm hàm lượng kali nhưng điều quan trọng cần nhớ là hàm lượng
kali của chúng không bị loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp này.Một lượng
đáng kể kali vẫn có thể có trong khoai tây nấu chín hai lần, vì vậy tốt nhất bạn
nên kiểm soát khẩu phần ăn để kiểm soát lượng kali dung nạp
Lời khuyên
Khoai tây và khoai lang là những loại rau có hàm lượng kali cao. Luộc hoặc nấu hai lần khoai tây có thể làm giảm đáng kể hàm lượng kali .
13. Cà chua (tomatoes)
Cà chua là một loại trái cây có hàm lượng kali cao khác có thể không phù hợp với chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh thận.Chỉ 1 cốc (245 g) nước sốt cà chua có thể chứa 728 mg kali (38)
Cà chua có thể được ăn sống hoặc hầm và thường được dùng để làm nước sốt.
Mặc dù cà chua thường được sử dụng trong nhiều món ăn nhưng cũng có một số loại thực phẩm thay thế.Việc lựa chọn một loại thực phẩm thay thế có hàm lượng kali thấp hơn phụ thuộc phần lớn vào sở thích khẩu vị của bạn. Tuy nhiên, đổi nước sốt cà chua bẳng nước sốt ớt đỏ nướng có thể ngon không kém và cung cấp ít kali hơn trong mỗi khẩu phần ăn.
Lới khuyên
Cà chua là một loại trái cây có hàm lượng kali cao nên được hạn chế trong chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận.
14. Bữa ăn đóng gói, ăn liền và làm sẵn(Packaged, instant, and premade meals)
Thực phẩm chế biến sẵn có thể là thành phần chính cung cấp natri trong chế độ ăn uống.
Trong số những thực phẩm này, bữa ăn đóng gói, ăn liền và làm sẵn thường được chế biến nhiều nhất và do đó chứa nhiều natri nhất. Loại thực phẩm này bao gồm pizza đông lạnh, bữa ăn hâm lại trong lò vi sóng và mì ăn liền.
Việc duy trì lượng natri dung nạp ở mức 2.300 mg mỗi ngày có thể khó khăn nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
Thực phẩm chế biến không chỉ chứa một lượng lớn natri mà còn thường thiếu chất dinh dưỡng .
Lời khuyên
Bữa ăn đóng gói, ăn liền và làm sẵn là những món ăn được chế biến kỹ lưỡng, có thể chứa một lượng rất lớn natri và thiếu chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnhthận.
15. Củ cải Thụy Sĩ, rau bina và củ cải đường (Swiss chard, spinach, and beet greens)
Củ cải Thụy Sĩ, rau bina và rau củ cải đường là những loại rau lá xanh có lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất cao, bao gồm cả kali. Khi loại rau nảy được ăn sống, lượng kali thay đổi trong khoảng 136–290 mg cho mỗi cốc (30–38 g)
Các loại rau lá xanh này co lại thành khẩu phần nhỏ hơn khi nấu chín , nhưng hàm lượng kali vẫn không thay đổi.Ví dụ, rau bina sống có thể co lại đáng kể khi nấu chín. Vì vậy, ăn 1/2 cốc rau bina nấu chín sẽ chứa lượng kali cao hơn nhiều so với 1/2 cốc rau bina sống.
Ngoài ra hãy hạn chế ăn những thực phẩm này vì chúng cũng chứa nhiều oxalat. Đối với những người nhạy cảm, oxalat có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Sỏi thận có thể làm tổn thương t mô thận và làm giảm chức năng thận.
Lời khuyên
Các loại rau lá xanh như củ cải Thụy Sĩ, rau bina và củ cải đường chứa nhiều kali, đặc biệt khi được nấu chín. Mặc dù khẩu phần ăn của chúng nhỏ hơn khi nấu chín nhưng hàm lượng kali của chúng vẫn giữ nguyên
16. Chà là, nho khô và mận khô (Dates, raisins, and prunes)
Chà là, nho khô và mận khô là những loại trái cây sấy khô phổ biến.
Khi trái cây được sấy khô, chất dinh dưỡng của chúng được cô đặc. Điều này bao gồm kali.
Ví dụ, 1 cốc (174 g) mận khô cung cấp 1.270 mg kali, gần gấp năm lần lượng kali có trong 1 cốc (165 g) mận tươi. Trong khi đó, chỉ 4 trái chà là đã cung cấp 668 mg kali .
Lời khuyên
Chất dinh dưỡng được cô đặc khi trái cây được sấy khô. Do đó, hàm lượng kali trong trái cây sấy khô, bao gồm chà là, mận khô và nho khô, rất cao và nên tránh trong chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh thận.
17. Bánh quy xoắn, khoai tây chiên và bánh quy giòn( Pretzels, chips, and crackers)
Đồ ăn nhẹ ăn liền như bánh quy xoắn, khoai tây chiên và bánh quy giòn có xu hướng thiếu chất dinh dưỡng và chứa lượng muối tương đối cao.
Ngoài ra, bạn rất dễ ăn nhiều hơn khẩu phần khuyến nghị cho các thực phẩm này, vỉ vậy lượng muối ăn vào thậm chí còn nhiều hơn dự kiến.
Hơn nữa, nếu khoai chiên được làm từ khoai tây, thì còn chứa một lượng kali đáng kể .
Lời khuyên
Bánh quy xoắn,
khoai tây chiên và bánh quy giòn dễ dàng được tiêu thụ với khẩu phần lớn và có
xu hướng chứa lượng muối cao. Ngoài ra, khoai chiên làm từ khoai tây còn
cung cấp một lượng kali đáng kể
Nguồn " 17 Foods to Avoid With Kidney Disease- Kaitlyn Berkheiser
and Rachael Ajmera- November 1, 2023"NBN tintccaonien