Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Dấu hiệu đột quỵ khi thức dậy

Đột quỵ não khi thức dậy là loại đột quỵ xảy ra ngay sau khi bạn thức dậy sau giấc ngủ.

Đột quỵ khi thức dậy, dấu hiệu nhận biết là gì?- Ảnh 1.

Đột quỵ xảy ra do có sự tắc nghẽn đột ngột trong lưu lượng máu đến não. Điều này có thể được gây ra bởi sự tắc nghẽn hiện có trong đường dẫn máu hoặc thậm chí do chảy máu trong não.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ và cách phòng ngừa hiệu quả

Theo định nghĩa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ấn Độ trích dẫn, đột quỵ xảy ra khi động mạch bị tắc hoặc vỡ. Vỡ động mạch là nguyên nhân gây chảy máu trong não trong khi tắc động mạch sẽ làm cản trở lưu lượng máu đến cơ quan này. Tình trạng này hoàn toàn có thể gây tử vong cho bất kỳ ai gặp phải.

Mặc dù bạn đã nghe nói về đột quỵ và các triệu chứng của nó nhưng bạn đã từng nghe đến đột quỵ khi thức giấc chưa?

Nghiên cứu mới cho biết phụ nữ lớn tuổi thường có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe này và các phương pháp phòng ngừa trước đó là vô cùng quan trọng.

Đột quỵ khi thức dậy là gì?

Đột quỵ khi thức giấc cũng giống như đột quỵ nhưng tình trạng này chỉ xảy ra với một số người ngay sau khi họ thức dậy. Đây cũng là một loại đột quỵ xuất hiện khi một người vừa mới thức dậy sau giấc ngủ.

Bạn có thể nghĩ rằng việc cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng sau khi thức dậy là điều bình thường nhưng thực tế nó không bình thường. Đây là những dấu hiệu tiềm ẩn của một cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Sự khác biệt giữa loại đột quỵ thường được biết đến và đột quỵ khi thức dậy là các triệu chứng khởi phát xảy ra vào ban ngày, ngay sau khi giấc ngủ ban đêm của bạn và thường dễ bị bỏ qua vì bạn nghĩ rằng đó là điều bình thường.

Đột quỵ khi thức dậy, dấu hiệu nhận biết là gì?- Ảnh 3.

Ảnh: baystatehealth.org

10 triệu chứng của cơn đột quỵ khi thức dậy

Các triệu chứng của đột quỵ khi thức giấc rất giống với các loại đột quỵ khác mà chúng ta thường biết:

  • Khó khăn khi nói
  • Yếu trên khuôn mặt hoặc tê mặt 
  • Méo mặt
  • Yếu hoặc tê ở chân và cánh tay
  • Đau đầu đột ngột và rất dữ dội
  • Lú lẫn
  • Cảm giác yếu đột ngột ở một bên cơ thể
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu người khác nói
  • Vấn đề về tầm nhìn
  • Huyết áp cao và cholesterol cao

Lưu ý rằng các yếu tố như cholesterol, béo phì, tiểu đường và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc loại đột quỵ này và điều này đặc biệt xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi.

(theo soha)