Dù tuổi thọ của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, thế nhưng nghiên cứu đã chứng minh những ai thường xuyên thực hiện những việc sau đây thì có thể sẽ sống thọ hơn.
Bất cứ ai trong chúng ta đều mong sở hữu tuổi thọ cao, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đạt như ý muốn. Thời gian trôi qua, từ làn da, vóc dáng đến những cơ quan nội tạng bên trong cơ thể đều sẽ xuống cấp, sinh bệnh rồi dẫn đến tử vong.
Cùng có cấu tạo cơ thể như nhau, nhưng không ít người phải đối diện với quá trình lão hóa đến nhanh hơn và ra đi sớm hơn những người khác. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời chỉ có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt vô cùng khác biệt của họ. Dù tuổi thọ của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, thế nhưng nghiên cứu đã chứng minh những ai thường xuyên thực hiện những việc sau đây thì có thể sẽ sống thọ hơn.
4 thói quen có thể kéo dài tuổi thọ
1. Ăn ít hơn sẽ sống thọ hơn
Theo một nghiên cứu do Trung tâm Lão hóa Butter Columbia, Trường Y tế Công cộng Mailman, Đại học Columbia thực hiện. Kết quả cho thấy: Cắt giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, chúng ta càng sống thọ hơn.
Để có được kết quả nhà, các nhà khoa học đã phân tích DNA từ các mẫu máu để đo tốc độ lão hóa. Theo đó, 220 tình nguyện viên được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên tiếp tục ăn với chế độ thông thường, nhóm thứ hai giảm 25% lượng calo tiêu thụ (khoảng 300 calo mỗi ngày).
Sau 2 năm và lấy mẫu máu 3 lần. Họ nhận ra rằng việc hạn chế calo từ chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp các tế bào hỏng hóc, già đi chậm hơn. Các nghiên cứu quan sát trước đó cũng ủng hộ ý tưởng giảm lượng calo mỗi ngày giúp gia tăng tuổi thọ. Người dân Okinawa, nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới, ăn uống với mức calo thấp.
2. Ngủ đủ
Nhiều người cho rằng ngủ nhiều không tốt vì cơ thể không được vận động, tuy nhiên thực tế cho thấy một người ngủ đủ giấc, thời gian chìm vào giấc ngủ nhanh có vai trò không nhỏ đến sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Sealy UK (Anh), những người ngủ trung bình 9 giờ 10 phút mỗi đêm sẽ có diện mạo tươi trẻ nhất vào ngày hôm sau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thời gian tốt nhất để đi ngủ là lúc 9 giờ 45 phút tối và thức dậy lúc 6 giờ 55 phút sáng.
Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ khuyên: "Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để tăng thời gian ngủ sâu là cho phép bản thân có đủ thời gian ngủ".
Những người dễ đi vào giấc ngủ có chất lượng giấc ngủ tương đối tốt hơn và ngủ sâu hơn. Khi tuổi tác tăng lên, thời gian ngủ sẽ giảm xuống, chất lượng giấc ngủ của nhiều người trung niên và người cao tuổi giảm sút. Sau 50 tuổi, nếu bạn thấy mình đi vào giấc ngủ ngay khi lên giường, đây là biểu hiện của sự trường thọ.
3. Không đặt báo thức khi ngủ
Với nhiều người, báo thức là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên theo bác sĩ Tăng Hiến Tường (Khoa Rối loạn giấc ngủ và Tâm thần, Bệnh viện Nhân dân thứ hai Trung Quốc): Thói quen đặt chuông báo thức quá lớn có thể gây xáo trộn nhịp ngủ bình thường, khiến giấc ngủ bị gián đoạn đột ngột. Về lâu dài sẽ có khả năng gây mộng du khi ngủ, thậm chí còn dẫn đến suy giảm nhận thức, tái phát các bệnh huyết áp và tăng nguy cơ tử vong.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng mọi người, đặc biệt là những người huyết áp cao, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim do tiếng ồn lớn đột ngột như tiếng chuông báo thức. Tiếng ồn kiểu đó cũng không tốt cho hệ thần kinh.
Do đó, việc tự xây dựng cho mình thói quen dậy sớm mà không cần báo thức sẽ có lợi hơn cho sức khỏe và tuổi thọ.
4. Nhón gót chân
Với nhiều người, thói quen nhón gót chân thực sự không tốt và có thể làm tổn thương các phần xương ở đầu ngón chân. Tuy nhiên, đây là bài tập có tác dụng điều trị bệnh đã được sử dụng từ rất lâu đời trong thời cổ đại.
Giáo sư Trần Thục Trưởng (Chủ nhiệm khoa Trung y Bệnh viện Đông Phương) từng nói: "Bàn chân xa tim nhất, lượng máu từ tim cung cấp đến bàn chân rất ít, lớp mỡ dưới bề mặt bàn chân mỏng, khả năng giữ nhiệt tương đối kém. Vậy nên càng cần nuôi dưỡng đôi chân, nếu không sẽ sinh đủ bệnh".
Nhón gót là một trong những cách để nuôi dưỡng chân. Nó là một trong những động tác phổ biến trong bài bài tập Bát Đoạn Cầm - đây là bài khí công nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Có tác dụng khỏe xương cốt, kinh mạch, điều hòa nội tạng.
Theo lý luận của Y học cổ truyền Trung Quốc, từ ngón chân, gót chân đến cẳng chân và đùi trong đều là kinh mạch lá lách, gan và thận, được gọi là ba kinh mạch âm của bàn chân. Nhón gót chân thường xuyên có thể kích thích ba kinh mạch này, làm cho khí và huyết lưu thông, từ đó làm ấm các cơ quan nội tạng. Nhón gót hay kiễng chân sẽ thúc đẩy cơ bắp chân khỏe mạnh, từ đó cải thiện tình trạng lưu thông máu. Cho phép máu cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, đây cũng là phương pháp tập luyện tốt cho nhiều người cao tuổi có khớp gối hoạt động kém.
Cần lưu ý rằng, việc nhón gót nên thực hiện từng bước một, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ dẫn đến đau gót chân. Nếu nó gây đau, bạn đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi vài ngày, ngâm chân bằng nước ấm.
(theo soha)