Ngải cứu là một loài cây phổ biến thường được trồng rất nhiều vì có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ trị bệnh nhưng cần đươc sử dụng sử dụng đúng cách trong nấu ăn và trị bệnh mới đạt đươc hiệu quả tốt nhất.
Cây Ngải Cứu là cây gì?
Ngải cứu là một loài thực vật thuộc họ cúc (Asteraceae) có tên khoa học là Artemisia vulgaris mọc nhiều ở các nước Châu Á, Châu Âu… Ngải cứu là tên gọi thông thường được nhiều người sử dụng tuy nhiên nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vùng miền như thuốc cứu, ngải diệp, bùa ngải, nhả ngải, quá sú, cỏ linh ly. Ngải cứu là cây thân thảo có nhiều cành non, vị trí thân cây có màu hơi nâu sậm, sống lâu năm, lá mọc xen kẽ, hình dạng như lông chim, phía trên có lông màu xanh lục đậm, phía dưới có lông mịn màu trắng, hình thái lá mọc ở ngọn có hoa màu lục nhạt thành chùm, lá mọc ở thân lại xẻ nhọn ở đỉnh có các đường gân trải dài dọc lá đến thân. Cây rất dễ trồng, có thể dâm bằng cành hoặc cây con. Thích sống ở những nơi đất ẩm ướt.
Công dụng của Ngải Cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi hơi hắc, có thành phần hoạt chất giúp làm giảm đau rất tốt. ngoài ra Ngải cứu còn có tính kháng khuẩn cao nên dược sử dụng khá thông dụng trong dân gian và trong các phương thuốc của y học cổ truyền. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của Ngải cứu.
- Cầm máu: chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, động thai ra máu, thổ huyết, đi tiểu ra máu
- Điều hòa kinh nguyệt, an thai, rong kinh, đau bụng kinh
- Giảm đau nhức, sát trùng kháng khuẩn
- Đau bụng do nhiễm lạnh, ói mửa, tiêu hóa
- Lợi tiểu, bổ máu
- Diệt và đuổi côn trùng
- Đau khớp
- Giải cảm
- Trị suy nhược cơ thể
Một số bài thuốc sử dụng cây Ngải Cứu
- Cầm máu: Khi bị vết thương chảy máu, giã lá ngải cứu tươi hoặc lá ngải cứu khô ( phơi khô hoặc sao vàng ) nhỏ ra, thêm vào 1 nửa muỗng cafe muối rồi đắp vào vết thương, máu sẽ cầm nhanh.
- Đau bụng kinh, tống sản dịch sau khi sinh cho phụ nữ: Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi giã nát vắt lấy nước uống sẽ giúp triệu chứng đau bụng kinh thuyên giảm. ngoài ra uống nước ngải cứu sẽ làm sản dịch tống ra ngoài nhanh hơn giúp mẹ khỏe, còn có hiệu quả tránh tắc tia sữa.
- Giúp lưu thông máu huyết, bổ máu: + Ngải cứu tươi thái nhỏ sau đó cho trứng vào đánh đều rồi chiên lên ăn giúp lưu thông máu huyết+ ngải cứu tươi để cả lá hoặc thái nhỏ hầm với ga giúp bổ máu
- Trị mụn và làm trắng da: Ngải cứu giã nát đắp lên mặt để 20 phút rồi rửa sạch với nước. Kiên trì sử dụng 1 thời gian sẽ tháy da trắng hồng lên, làn da có sự thay đổi rõ rệt.
- Trị rôm xảy mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: dùng ngải cứu đun sôi lấy nước đẻ nguội rồi tắm cho trẻ sẽ làm dịu da, mát. kiên trì 2-3 lần sẽ tháy vết rôm xẩy thuyên giảm và hết.
- Trị xương khớp, thần kinh: dùng ngải tươi giã nát lấy nước kết hợp với 1 muỗng mật ong khuấy đều uống vào giờ cố định 2 lần tỏng ngày, kiên trì sử dụng thời gian 2-3 tuần sẽ có kết quả.
- Trị cảm cúm: lấy ngải cứu kết hợp với hương nhu, tía tô, gừng, lá bưởi, lá mít, lá xả đun xôi sau đó xông sẽ giải cảm nhanh
- Giảm mỡ bụng: lấy ngải cứu với muối hạt sao đến khi lá ngải cứu khô bốc lên mùi thơm cho vào khăn để lên bụng trườm 30 phút hàng ngày sẽ làm mỡ bụng thuyên giảm, eo thon gọn.
Một số món ăn với cây Ngải Cứu
- Óc heo hấp ngải cứu: cho ngải cứu, óc heo 2-3 bộ, táo đỏ 7-10 hạt vào bát hầm cách thủy đến khi óc heo chín, táo đỏ và ngải cứu mềm là ăn được.
- Gà hầm ngải cứu thuốc bắc: ngải cứu 1 nắm, gà ác hoặc gà ta 1 con, 1 gói thuốc bắc. cho ngải cứu, thuốc bắc vào bụng gà sau đó hầm đến khi gà, thuốc bắc và ngải cứu mềm là ăn được. nếu thích vị gà nguyên có thể hầm gà và ngải cứu không cần cho thuốc bắc vào.
- Ngải cứu hấp trứng vịt lộn: ngải cứu cắt nhỏ cho vào tô, đập trứng vào tô, thêm chút dầu ăn, gia vị hạt nêm cho vừa miệng, trộn đều rồi cho lên hấp cách thủy đến khi chín là ăn được
Lưu ý khi sử dụng cây Ngải Cứu
Ngải cứu có nhiều công dụng tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng:
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên sử dụng ngải cứu vì ngải cứu có thể làm co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc xảy thai.
- Ngải cứu có tác dụng giảm đau tuy nhiên không nên lạm dụng dùng quá nhiều, dùng sai cách sẽ dẫn đến tổn thương, rối loạn thần kinh , gây hưng phấn quá mức…Nên chú ý dùng có liều lượng, tham khảo thầy thuốc đông y hoặc người có chuyên môn trước khi dùng ngải cứu trị bệnh.
- Những người dị ứng với họ nhà cúc nên thận trọng hoặc không nên sử dụng ngải cứu
- Những bệnh nhân suy gan, thận không nên sử dụng ngải cứu vì tinh dầu của ngải cứu có thể gây độc với gan và thận, ảnh hưởng xấu đến bệnh cũng như sức khỏe.
(sưu tầm)