Người xưa có câu: “Khỏe hay không, nhìn sắc mặt là biết”. Khuôn mặt của một người vẫn là thước đo chính xác cho sức khỏe, nhất là khi mắc một số bệnh về tim mạch thì đó luôn là nơi thể hiện ra triệu chứng đầu tiên.
Do đó, nếu chú ý hơn, bạn có thể kịp thời phát hiện ra vấn đề, thậm chí có thể kịp thời chữa trị.
10 dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt liên quan đến tim
Má ửng đỏ – Bệnh tim
Hẹp van hai lá cản trở lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái tới tâm thất trái, có thể dẫn đến giảm nồng độ oxy trong cơ thể và trong máu. Lúc này, trên khuôn mặt thường có biểu hiện đỏ bất thường.
Trán có nhiều nếp nhăn sâu – Xơ vữa động mạch
Những người có nếp nhăn trên trán nhiều và sâu có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn một chút so với những người không có hiện tượng này.
Các mạch máu ở trán rất mỏng và có thể nhạy cảm hơn với mảng bám. Sự xuất hiện của các nếp nhăn sâu tại vị trí này có thể liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch, hoặc cứng mạch máu do tích tụ mảng bám.
Sống mũi có rãnh ngang – Bệnh tim mạch vành
Nếu trên sống mũi có một rãnh ngang giữa hai mắt, trường hợp nặng sẽ xuất hiện tĩnh mạch màu xanh.
Nếu “nếp nhăn” này xuất hiện trên khuôn mặt, người đó có thể mắc các bệnh liên quan đến tim và phổi như bệnh tim mạch vành.
Dái tai xếp nếp – Bệnh tim mạch vành
Dái tai của người khỏe mạnh bình thường nhẵn và đầy đặn, nhưng ở một số bệnh nhân, trên dái tai có thể thấy một rãnh gấp hoặc nếp nhăn, người ta thường gọi là “rãnh bệnh mạch vành” hoặc “nếp gấp tai xơ cứng động mạch não”.
Mí mắt có nốt phồng gần sống mũi (Xanthelasma) – Cholesterol cao
Người trung niên và người cao tuổi có những nốt phồng màu vàng nhạt, mềm giống như mụn nước ở phần trong (gần sống mũi) của cả hai mí mắt trên, thường có kích thước bằng hạt gạo hoặc hạt đậu nành.
Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng cholesterol “xấu” cao, dẫn đến tích tụ mỡ dưới da.
Vòng trắng xám quanh tròng mắt – Tăng lipid máu
Nếu vòng trắng xám xuất hiện xung quanh giác mạc, thì đó là biểu hiện của sự lắng đọng lipid như triglycerid và cholesterol trong máu. Đồng thời, dấu hiệu này cũng cho thấy khả năng mắc bệnh tim.
Phù nề mí mắt – Suy tim
Bệnh tim có thể dẫn đến suy tim khiến tim tăng co bóp, làm bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ bị phù nề do tắc nghẽn tĩnh mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng môi hơi xanh (tím) hoặc tím xanh quanh môi cũng có thể là do bệnh tim bởi máu lưu thông. Nếu kèm theo tức ngực rõ ràng và các cảm giác khó chịu khác, bạn nên đi khám kịp thời.
Môi tím – Các vấn đề về tim hoặc phổi
Tím môi là do độ bão hòa oxy trong máu giảm xuống. Dấu hiệu này có thể xuất hiện khi một người bị suy tim, thiểu năng tim hoặc bệnh tim bẩm sinh.
Các vấn đề về phổi cũng sẽ khiến độ bão hòa oxy giảm xuống, khiến môi tím tái và có thể mắc các bệnh về phổi.
Một số trường hợp hiện tượng tím tái ở môi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu môi tím quanh năm thì bạn cần cảnh giác xem có bệnh trong nội tạng hay không.
Đau răng bất thường – Nhồi máu cơ tim
Trên lâm sàng thường có hiện tượng đau răng bất thường, tức là răng luôn đau dữ dội không rõ nguyên nhân, không cố định. Ngoài ra, triệu chứng có thể kèm theo tê hoặc đau nhức cánh tay, lưng.
Tình trạng này có thể là do bệnh tim (còn được gọi là “đau răng do tim”) và nhồi máu cơ tim.
Tăng chu vi cổ – Thiếu máu cục bộ ở tim
Trong trường hợp thông thường, chu vi vòng cổ của nam dưới 38cm và của nữ dưới 35cm. Chu vi vòng cổ vượt quá khoảng này cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Chu vi cổ tăng đột ngột có thể do tổn thương thiếu máu cục bộ ở tim.
Các bài tập đơn giản giúp tăng cường chức năng tim
Thực hiện một số bài tập thư giãn vào buổi sáng hoặc buổi tối có thể thúc đẩy lưu thông máu khắp cơ thể và giảm tải cho tim. Các động tác sau đây rất tốt cho tim và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
1. Nhón gót
Nhón chân có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, có lợi cho sự lưu thông của khí huyết. Động tác này đặc biệt phù hợp với những người bị lạnh tay chân.
Cách luyện tập:
Khép hai bàn chân lại với nhau và giữ thẳng đứng. Giữ hai gót chân gần nhau, từ từ nhấc gót lên, dồn trọng lượng cơ thể vào đầu ngón chân và giữ thăng bằng; giữ nguyên 3 – 5 giây mỗi lần và thực hiện trong 15 phút mỗi ngày.
2. Nằm thẳng kiễng bàn chân
Đôi bàn chân cũng là nơi cung cấp máu cho tim, nơi máu lưu thông và dẫn truyền khó khăn hơn. Nếu quá trình lưu thông máu ở đây không được thông suốt sẽ dễ dẫn đến việc giảm tốc độ lưu thông máu của toàn bộ cơ thể.
Cách luyện tập:
Nằm thẳng trên giường và thả lỏng cơ thể; từ từ gập mu bàn chân về phía bạn cho đến hết cỡ; giữ động tác này trong 10 giây rồi trở lại trạng thái thư giãn, thực hiện 6 lần mỗi ngày.
3. Bước đi nhanh
Trong giới y học, đùi được mệnh danh là “trái tim thứ hai”, giúp giảm bớt gánh nặng cho tim. Khi chúng ta đi bộ, các mạch máu ở bắp chân không ngừng giãn nở và co lại để thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
Cách luyện tập:
Khi đi bộ nên ngẩng cao đầu, cố gắng đi trên đường thẳng, đồng thời vung hai tay, mỗi ngày đi bộ trên 30 phút, kiên trì lâu dài, rất có lợi cho tim mạch.
4. Ngồi xổm
Động tác này có thể rèn luyện cơ bắp của chi dưới, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu của chi dưới, có ích cho tim mạch.
Cách luyện tập:
Đứng rộng hai chân bằng vai; sử dụng đồng thời lưng, eo, hông và chân, ngồi xổm xuống và đầu gối không được vượt quá mũi chân; một lần bạn squat 5 lượt và thực hiện 3 đến 5 lần một ngày.
5. Vỗ tay
Màng tim và các kinh mạch của tim đi qua lòng bàn tay, cũng như bốn huyệt Thiếu Xung, Thiếu Phủ, Trung Xung và Lao Cung. Thường xuyên vỗ nhẹ vào lòng bàn tay có thể giúp kinh mạch không bị tắc nghẽn, khí huyết tràn đầy.
Cách luyện tập:
Mở rộng hai bàn tay, úp hai lòng bàn tay vào nhau và vỗ vào nhau cho đến khi lòng bàn tay hơi đỏ và ấm.
Hoàng Tuấn – ntdvn-vandieuhay