Trong phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng :
– Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.
Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy :
– Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.
Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy :
– Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.
Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 – 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp : “Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại”.
Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm !
Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau : “Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu : “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu đàn ông của mình thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau : “ Woman, without her, man is nothing” (phụ nữ, thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở Châu Âu gửi điện về cho chồng :
“Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?”. Anh chồng lập tức trả lời “No, price too high” (không, giá quá cao), nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành : “No price too high” (không
giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc
xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng.
Người chồng đem vụ “bỏ lại dấu
phẩy” này ra toà và thắng kiện. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân
viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu nghĩa
là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).
Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô. Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái
cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại
trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát
hiện ra sai lầm chết người này thì đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!
Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy
Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule - tiếng
Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu
phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô
hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu
thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm, cô quyết định ra bưu
điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.
– Tôi muốn gửi một bức điện – cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule – tên của nhân viên bưu điện.
– Cô vui lòng đọc nội dung – Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.
– “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)
Anh chàng Virgule không nghĩ virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình : “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…”. Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo : “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…”. Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.
Còn đây là giai thoại (qua tiếng Anh) về Hoàng Đế Nga Alexandre Đệ Tam, từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không
thể ân xá, đày đi Siberia). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch
Christian IX) là một người vô tâm nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia). Thế là người tù này thoát tội !
Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra ở Việt Nam, thay vì :
“Gia đình nên có 2 con, vợ chồng hạnh phúc” đã trở thành : “Gia đình nên có 2 con vợ, chồng hạnh phúc”.
Dấu chấm phẩy thật quan trọng !
Sưu tầm/quinhon11