.
Nghe có gì đó như ngán ngẩm ngậm ngùi ngơ ngác. Đã già rồi sao ? Thế nào là già ? Đến đâu thì gọi là già ? Và già thì sao chứ ? Ôi già…già…Chung quanh khái niệm già này có rất nhiều lập luận. Nào là già không đều theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nào là già không phải ở tuổi tác, thân xác có lão hóa đôi chút nhưng tâm hồn vẫn còn đang rất trẻ. Nào là già không có nghĩa dừng lại hay thụt lùi. Nào là già hay không là ở tư tưởng sống chứ không phải là hiện trạng. Rất nhiều quan niệm về cái sự già tùy theo từng tính cách và tâm thế sống.
Vậy chúng ta đang bàn đến cái gì đây ?
“Đang bước về phía…”
Vâng ! “Đang Bước”, có nghĩa có thể khu trú khái niệm vào một đoạn thời gian cụ thể. Vậy đoạn tuổi nào là thích hợp nhất ?
Xin thưa “đó là cái ngưỡng của tuổi 50”. Hầu hết mọi người kể cả nam lẫn nữ, khi ngấp nghé cái tuổi 50 đều xuất hiện đôi lần hoặc nhiều hơn cái cảm giác của sự chùng xuống chững lại, một cảm trạng đã bắt đầu thấy mệt mỏi thấy ngập ngừng trước một điều gì mang tính sự kiện.
Một tâm lý Bất an nếu có một biến cố gì đó bất chừng ập đến. Người ta bỗng ngại bỗng sợ những gì phải thay đổi về hoàn cảnh sống, là bởi suốt cả một chặng trình dài tất bật hối hả đã đánh đổi gần hết sức lực tâm huyết ý chí. Cái thân xác cơ học ấy nó đã bắt đầu là một cỗ xe mòn cỗi hỏng hóc đôi ba chỗ, sự cùn mòn trì trệ đã có lúc cảm nhận được rất rõ cho dù một phần tâm thế đang ra sức phản kháng. Nhưng dù có cố gắng lướt qua, cố gắng níu giữ chút gì của tư tưởng thì cũng vẫn phải vài ba cái gục gặc “ừ thì…”
Đã xuất hiện những nỗi lo toan có thể mơ hồ có thể hiển hiện về nhiều mặt.
Đầu tiên là Sức Khỏe, người được ăn nhờ cơ địa tốt lắm thì cũng đôi ba lần hỏi han bác sĩ, hay để ý các thông tin về sức khỏe, hay tự hỏi mình có thấy thế này thế nọ thế kia không ? Người vất vả ốm yếu về mưu sinh - về con cái thì cũng bắt đầu thườn thượt ngắn dài với những cái toa thuốc. Ngồi với nhau thì dăm câu kia chuyện nọ không quên nhắc “Này có tuổi rồi đấy nhá, cẩn thận ăn uống đi lại, kiểm tra xem có gì không để còn liệu…..ông nọ ông kia mới thế mà đã thế rồi đấy…”
Rồi có khi ngao ngán với cái thực đơn ngày càng rút ngắn, nhất là mất đi ít nhiều các món hợp khẩu vị mà mới hôm nào còn thỏa thích. Thôi thì chịu vậy nếu còn muốn hít vô thở ra dài dài nữa.
Thấy đám đông bu bu bên đường định ghé xem vì cái trí tò mò nhưng chợt tự nhắc “thôi, đầu không phải phải tai, đi đi cho yên thân”.
Đến những đám tiệc vì những lý do không thể không đến cũng ngắm nghía xem có ai cùng trang lứa ngồi chung cho tiện, hỏi han dăm ba câu, nhấm nháp đôi ba thức, quá nửa tiệc đã nhấp nhổm muốn về......
Về đến cái chốn thong dong của mình, rộng hẹp chưa biết, chỉ cần không phải mũ áo, không phải à uôm, không phải đối phó - là đã thoải mái thảnh thơi lắm rồi.
Vòng tròn bè bạn cũng dần khu gọn trong một nhóm thi thoảng gặp nhau cà phê, hay dăm ba món khề khà trong nhà nhau, thích kể những chuyện khi xưa, không thích nói lớn, không thích cãi nhau, không muốn tranh hơn thua nữa.
Thích nghe nhạc êm dịu với âm lượng vừa vừa nho nhỏ.
Thích ngắm hoa ngắm trái, nghe chim hót nhìn cá bơi.
Người có điều kiện tương đối thì mon men ra vùng ven kiếm nơi kiếm chỗ thoáng đãng trồng cái cây nuôi con thú.
Người không mấy điều kiện thì cũng dành thời gian đi về miền xanh ngát để hưởng cái không gian điền viên thơi thả.
Người đã có sẵn cái khuôn viên xanh xanh dịu dịu thì cảm thấy yêu nơi chốn của mình hơn hơn trước, thích rủ ít bạn bè đến câu con cá, nướng con gà vặt lá giang nấu nồi canh chua thơm nức. Dăm cái ly con con nâng lên đặt xuống, dăm câu chuyện mơ màng nhắc nhớ những xa xưa. Thấy sao mà yên bình sao mà nhẹ nhõm.
Vâng. “Đang Bước”, nhưng không có nghĩa ta nhìn cái đoạn đường sắp tới bằng con mắt u tối mờ đục, nhưng cũng không thể sáng láng sắc sảo - mà ta nhìn nó một cách Tĩnh Tại Yên Nhiên.
Ta biết đó là Điều Phải Đến, ta tạo cho ta một Tâm Thế Thích ứng và Vận hành theo một chiều hướng Thuận hợp. - Không Bi quan. Không Quá Lạc quan. Nhưng ta Cần Phải Nhận Chân Hiện trạng để chuẩn bị cho mình những thứ hành trang đi tiếp với chặng trình.
Đông con hay ít con không phải là vấn đề nghiêm trọng lắm trong chuyện này. Phần lớn mọi người đều bảo “sinh con ra nuôi con lớn gây dựng cho con xong là khỏe. Không nhất thiết phải trông chờ con cái lo liệu cho mình.”
Đúng là như thế. Theo hoạch trình của tạo luật, mỗi người khi lớn lên tự có xu hướng tách dần cha mẹ và tìm kiếm những điều mà bản thân mong cầu, sau đó lại chăm chút cho gia đình nhỏ của mình.
Đó là một hình thức của cá nhân hóa lộ trình. Chính ta cũng vậy thôi, hãy tự hỏi mình, đã làm được gì cho cha mẹ ? Có đặt cha mẹ là mối quan tâm hàng đầu và lớn nhất không ? Đoan chắc là không ai dám trả lời câu hỏi này. Vậy thì nay khi ta đang bước về phía tuổi già, cũng đừng có tư tưởng trông mong hay oán thán nếu con cái không chu đáo với mình. Mà tốt nhất, hay nhất phù hợp nhất là sắp xếp cho mình một phương án một điều kiện cả về kinh tế lẫn không gian, để mà an tâm bước vào một cảnh trạng khác cho nhẹ nhàng cho uyển chuyển cho dung hòa.
Tất nhiên là không phải ai cũng có thể đủ mọi điều kiện khả năng để tự thiết lập cho mình, cũng rất nhiều người dù không muốn vẫn phải phụ thuộc con cái. Cho dù thế thì ít nhất cũng nên tạo cho mình một tâm lý thanh thản bằng lòng với một số hạn chế nhất định. Và trong bất kỳ một bối cảnh nào, mỗi người cũng có thể tự tìm được cho mình cách để đi tiếp dễ chịu nhất.
Vấn đề là không nên hoài vọng cái “ngày xưa tôi…”, vì nếu cứ đặt tâm trạng trong sự dùng dằng níu kéo tiếc nuối ấm ức những gì mà nay mình không còn có thể, thì chính ta đã tự buộc cho ta một cái dây dài ngoằng dai nhách. Để rồi chỉ biết than thở trách oán và tự gồng gánh cái “phong độ” thì mệt mỏi lắm, mệt mỏi lắm lắm luôn á. Cuộc đời ngoài phong độ còn có phong cách phong thái phong lưu phong hóa…..
Ta nên tùy chọn cái phong nào phù hợp nhất với hiện trạng bản thân, để hưởng được những phong vị sống một cách thực chất nhất có thể.
Bài viết này không thể tham vọng là giải quyết được phần lớn những nhu cầu thiết yếu của đoạn tuổi già cho mọi người, mà chỉ đưa ra những gợi ý những tâm cảm và một chút gì đó cân bằng tư tưởng. Mong mỗi người có thể đủ thời gian và khả năng để nhìn về phía trước với ánh mắt điềm nhiên nhẹ nhõm. Không cần phải chối tránh những khái niệm hiển nhiên mà cuộc đời ai rồi cũng phải trải qua. Khác Nhau chăng là Tâm Thế đón nhận và Thích ứng mà thôi.
Một khi ta mặc nhiên đó là tất yêu, thì ta đã đem lại cho chính mình một cảm trạng thư thái an hòa, không những thế ta còn gián tiếp lan tỏa tâm tưởng khí chất tương ái bình nhiên đến những người chung quanh. Và rất cụ thể một điều cuộc sống của ta rõ ràng là vui vẻ mạnh khỏe yêu đời an lạc hơn hẳn. Mỗi thời đoạn của con người từ thơ bé đến trường thành đến trung niên đến lão trượng, đều có những thi vị đáng yêu, đều có những cung bậc giá trị mục đích sống nhất định, nếu chúng ta biết vận dụng nó một cách lý tưởng hóa.
Vậy đó. Quỹ thời gian thì có thể chia đều. Nhưng Giá trị Sống thì chỉ có thể hình thành từ mỗi Cảm Niệm.
ĐÀM LAN/quinhon11
Nghe có gì đó như ngán ngẩm ngậm ngùi ngơ ngác. Đã già rồi sao ? Thế nào là già ? Đến đâu thì gọi là già ? Và già thì sao chứ ? Ôi già…già…Chung quanh khái niệm già này có rất nhiều lập luận. Nào là già không đều theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nào là già không phải ở tuổi tác, thân xác có lão hóa đôi chút nhưng tâm hồn vẫn còn đang rất trẻ. Nào là già không có nghĩa dừng lại hay thụt lùi. Nào là già hay không là ở tư tưởng sống chứ không phải là hiện trạng. Rất nhiều quan niệm về cái sự già tùy theo từng tính cách và tâm thế sống.
Vậy chúng ta đang bàn đến cái gì đây ?
“Đang bước về phía…”
Vâng ! “Đang Bước”, có nghĩa có thể khu trú khái niệm vào một đoạn thời gian cụ thể. Vậy đoạn tuổi nào là thích hợp nhất ?
Xin thưa “đó là cái ngưỡng của tuổi 50”. Hầu hết mọi người kể cả nam lẫn nữ, khi ngấp nghé cái tuổi 50 đều xuất hiện đôi lần hoặc nhiều hơn cái cảm giác của sự chùng xuống chững lại, một cảm trạng đã bắt đầu thấy mệt mỏi thấy ngập ngừng trước một điều gì mang tính sự kiện.
Một tâm lý Bất an nếu có một biến cố gì đó bất chừng ập đến. Người ta bỗng ngại bỗng sợ những gì phải thay đổi về hoàn cảnh sống, là bởi suốt cả một chặng trình dài tất bật hối hả đã đánh đổi gần hết sức lực tâm huyết ý chí. Cái thân xác cơ học ấy nó đã bắt đầu là một cỗ xe mòn cỗi hỏng hóc đôi ba chỗ, sự cùn mòn trì trệ đã có lúc cảm nhận được rất rõ cho dù một phần tâm thế đang ra sức phản kháng. Nhưng dù có cố gắng lướt qua, cố gắng níu giữ chút gì của tư tưởng thì cũng vẫn phải vài ba cái gục gặc “ừ thì…”
Đã xuất hiện những nỗi lo toan có thể mơ hồ có thể hiển hiện về nhiều mặt.
Đầu tiên là Sức Khỏe, người được ăn nhờ cơ địa tốt lắm thì cũng đôi ba lần hỏi han bác sĩ, hay để ý các thông tin về sức khỏe, hay tự hỏi mình có thấy thế này thế nọ thế kia không ? Người vất vả ốm yếu về mưu sinh - về con cái thì cũng bắt đầu thườn thượt ngắn dài với những cái toa thuốc. Ngồi với nhau thì dăm câu kia chuyện nọ không quên nhắc “Này có tuổi rồi đấy nhá, cẩn thận ăn uống đi lại, kiểm tra xem có gì không để còn liệu…..ông nọ ông kia mới thế mà đã thế rồi đấy…”
Rồi có khi ngao ngán với cái thực đơn ngày càng rút ngắn, nhất là mất đi ít nhiều các món hợp khẩu vị mà mới hôm nào còn thỏa thích. Thôi thì chịu vậy nếu còn muốn hít vô thở ra dài dài nữa.
Thấy đám đông bu bu bên đường định ghé xem vì cái trí tò mò nhưng chợt tự nhắc “thôi, đầu không phải phải tai, đi đi cho yên thân”.
Đến những đám tiệc vì những lý do không thể không đến cũng ngắm nghía xem có ai cùng trang lứa ngồi chung cho tiện, hỏi han dăm ba câu, nhấm nháp đôi ba thức, quá nửa tiệc đã nhấp nhổm muốn về......
Về đến cái chốn thong dong của mình, rộng hẹp chưa biết, chỉ cần không phải mũ áo, không phải à uôm, không phải đối phó - là đã thoải mái thảnh thơi lắm rồi.
Vòng tròn bè bạn cũng dần khu gọn trong một nhóm thi thoảng gặp nhau cà phê, hay dăm ba món khề khà trong nhà nhau, thích kể những chuyện khi xưa, không thích nói lớn, không thích cãi nhau, không muốn tranh hơn thua nữa.
Thích nghe nhạc êm dịu với âm lượng vừa vừa nho nhỏ.
Thích ngắm hoa ngắm trái, nghe chim hót nhìn cá bơi.
Người có điều kiện tương đối thì mon men ra vùng ven kiếm nơi kiếm chỗ thoáng đãng trồng cái cây nuôi con thú.
Người không mấy điều kiện thì cũng dành thời gian đi về miền xanh ngát để hưởng cái không gian điền viên thơi thả.
Người đã có sẵn cái khuôn viên xanh xanh dịu dịu thì cảm thấy yêu nơi chốn của mình hơn hơn trước, thích rủ ít bạn bè đến câu con cá, nướng con gà vặt lá giang nấu nồi canh chua thơm nức. Dăm cái ly con con nâng lên đặt xuống, dăm câu chuyện mơ màng nhắc nhớ những xa xưa. Thấy sao mà yên bình sao mà nhẹ nhõm.
Vâng. “Đang Bước”, nhưng không có nghĩa ta nhìn cái đoạn đường sắp tới bằng con mắt u tối mờ đục, nhưng cũng không thể sáng láng sắc sảo - mà ta nhìn nó một cách Tĩnh Tại Yên Nhiên.
Ta biết đó là Điều Phải Đến, ta tạo cho ta một Tâm Thế Thích ứng và Vận hành theo một chiều hướng Thuận hợp. - Không Bi quan. Không Quá Lạc quan. Nhưng ta Cần Phải Nhận Chân Hiện trạng để chuẩn bị cho mình những thứ hành trang đi tiếp với chặng trình.
Đông con hay ít con không phải là vấn đề nghiêm trọng lắm trong chuyện này. Phần lớn mọi người đều bảo “sinh con ra nuôi con lớn gây dựng cho con xong là khỏe. Không nhất thiết phải trông chờ con cái lo liệu cho mình.”
Đúng là như thế. Theo hoạch trình của tạo luật, mỗi người khi lớn lên tự có xu hướng tách dần cha mẹ và tìm kiếm những điều mà bản thân mong cầu, sau đó lại chăm chút cho gia đình nhỏ của mình.
Đó là một hình thức của cá nhân hóa lộ trình. Chính ta cũng vậy thôi, hãy tự hỏi mình, đã làm được gì cho cha mẹ ? Có đặt cha mẹ là mối quan tâm hàng đầu và lớn nhất không ? Đoan chắc là không ai dám trả lời câu hỏi này. Vậy thì nay khi ta đang bước về phía tuổi già, cũng đừng có tư tưởng trông mong hay oán thán nếu con cái không chu đáo với mình. Mà tốt nhất, hay nhất phù hợp nhất là sắp xếp cho mình một phương án một điều kiện cả về kinh tế lẫn không gian, để mà an tâm bước vào một cảnh trạng khác cho nhẹ nhàng cho uyển chuyển cho dung hòa.
Tất nhiên là không phải ai cũng có thể đủ mọi điều kiện khả năng để tự thiết lập cho mình, cũng rất nhiều người dù không muốn vẫn phải phụ thuộc con cái. Cho dù thế thì ít nhất cũng nên tạo cho mình một tâm lý thanh thản bằng lòng với một số hạn chế nhất định. Và trong bất kỳ một bối cảnh nào, mỗi người cũng có thể tự tìm được cho mình cách để đi tiếp dễ chịu nhất.
Vấn đề là không nên hoài vọng cái “ngày xưa tôi…”, vì nếu cứ đặt tâm trạng trong sự dùng dằng níu kéo tiếc nuối ấm ức những gì mà nay mình không còn có thể, thì chính ta đã tự buộc cho ta một cái dây dài ngoằng dai nhách. Để rồi chỉ biết than thở trách oán và tự gồng gánh cái “phong độ” thì mệt mỏi lắm, mệt mỏi lắm lắm luôn á. Cuộc đời ngoài phong độ còn có phong cách phong thái phong lưu phong hóa…..
Ta nên tùy chọn cái phong nào phù hợp nhất với hiện trạng bản thân, để hưởng được những phong vị sống một cách thực chất nhất có thể.
Bài viết này không thể tham vọng là giải quyết được phần lớn những nhu cầu thiết yếu của đoạn tuổi già cho mọi người, mà chỉ đưa ra những gợi ý những tâm cảm và một chút gì đó cân bằng tư tưởng. Mong mỗi người có thể đủ thời gian và khả năng để nhìn về phía trước với ánh mắt điềm nhiên nhẹ nhõm. Không cần phải chối tránh những khái niệm hiển nhiên mà cuộc đời ai rồi cũng phải trải qua. Khác Nhau chăng là Tâm Thế đón nhận và Thích ứng mà thôi.
Một khi ta mặc nhiên đó là tất yêu, thì ta đã đem lại cho chính mình một cảm trạng thư thái an hòa, không những thế ta còn gián tiếp lan tỏa tâm tưởng khí chất tương ái bình nhiên đến những người chung quanh. Và rất cụ thể một điều cuộc sống của ta rõ ràng là vui vẻ mạnh khỏe yêu đời an lạc hơn hẳn. Mỗi thời đoạn của con người từ thơ bé đến trường thành đến trung niên đến lão trượng, đều có những thi vị đáng yêu, đều có những cung bậc giá trị mục đích sống nhất định, nếu chúng ta biết vận dụng nó một cách lý tưởng hóa.
Vậy đó. Quỹ thời gian thì có thể chia đều. Nhưng Giá trị Sống thì chỉ có thể hình thành từ mỗi Cảm Niệm.
ĐÀM LAN/quinhon11