Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Bệnh nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là một triệu chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ. Hai hàm răng trên, dưới cắn rất chặt nghiến đay sát lại với nhau tạo áp lớn lên răng rồi nghiến qua nghiến lại sang trái và phải. Phát ra những âm thanh ken két, nhức nhối và sợ hãi cho người nằm cạnh. 

See the source image

Bệnh lý này không hề hiếm gặp, do đó nó là lý do khiến người người ta chủ quan khi nghĩ rằng đó là một thói quen khó sửa. Nhưng thực chất nghiến răng biểu hiện của một một số bệnh lý đang âm ỉ, phát triển và gặp phải trong cơ thể.

Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng khi ngủ là trạng thái hai hàm răng nghiến chặt, ghì siết tạo áp lực rất mạnh lên nhau, chuyển động nhanh sang trái và phải gây tiếng động khó chịu cho người nằm cạnh. Chứng nghiến răng diễn ra trong vô thức mà bản thân người bệnh do ngủ say nên không biết. Bệnh lý này không hiếm gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi và chỉ xảy ra khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Do đó rất nhiều người chủ quan không tìm cách chữa trị. Nếu tình trạng nghiến răng ở dạng nhẹ thì không cần điều trị cũng tự hết. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên không kiểm soát vào mỗi đêm thì bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó tiềm ẩn trong cơ thể.

See the source image

Ảnh hưởng của việc nghiến răng khi ngủ

Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:

  • Tổn thương răng hoặc hàm
  • Căng đầu, đau, nhức đầu
  • Đau mặt hoặc hàm nặng
  • Biến dạng khuôn mặt
  • Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương-hàm (TMJs). Chứng ngiến răng ngủ có thể làm bệnh này nặng hơn.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của người khác
  • Dễ gây phát sinh bệnh lý về răng miệng

Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ

Các dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Răng xiết hoặc nghiến vào nhau, có thể phát ra âm thanh đủ to để khiến người ngủ bên cạnh thức giấc.
  • Răng bị mòn, nứt, sứt mẻ hoặc lung lay Mất men răng, để lộ các lớp răng nằm sâu bên trong
  • Răng đau và nhạy cảm hơn
  • Mỏi hàm, cơ hàm kém linh hoạt hoặc hàm bị chặt khiến khó mở ra và đóng lại hoàn toàn
  • Đau hoặc đau nhức hàm, cổ hoặc mặt
  • Có cảm giác đau tai mặc dù tai vẫn bình thường
  • Đau đầu ê ẩm
  • Bị tổn thương trong má do nhai
  • Giấc ngủ bị gián đoạn

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Chứng cắn chặt răng khi ngủ có thể tạo nên bởi sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, vật lý và di truyền. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như:

  • Quá tập trung vào việc gì đó;
  • Bị nhai kích động khi ngủ;
  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng, thất vọng, tức giận;
  • Do tuổi tác: Trẻ nhỏ thường dễ mắc hiện tượng nghiến răng khi ngủ hơn;
  • Do tính cách: Những người có tính cách cạnh tranh, mạnh mẽ, dễ kích động thường dễ mắc phải chứng nghiến răng cao hơn;
  •  Do sử dụng các chất kích thích và thuốc;
  • Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, động kinh, trào ngược dạ dày thực quản, khủng hoảng ban đêm…

Các cách chữa trị nghiến răng khi đi ngủ

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân:

  • Stress: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.
  • Các vấn đề về răng: Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.
  • Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ: Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiếtbị bảo vệ miệng
  •  
  •   . See the source image

  • Thuốc: Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ do điều trị thuốc chống trầm cảm.

Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp: Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.
  • Khám răng thường xuyên: Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm của bạn. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.
  •  Giảm stress: Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu để có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.
  • Thông báo cho bạn ngủ cùng: Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.

Nghiến răng khi ngủ đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bạn cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Chỉ cần để ý tình trạng răng miệng là bạn có thể kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn

(theo kiến thức cần biết)