Albert Einstein từng nói “Đừng đếm những gì bạn đã mất, hãy quý trọng những gì bạn đang có và lên kế hoạch cho những gì sẽ đạt được bởi quá khứ không bao giờ trở lại, nhưng tương lai có thể bù đắp cho mất mát.
Nếu một người quá mê đắm vào quá khứ một cách mù quáng sẽ chỉ bị quá khứ trói buộc, bỏ lại nỗi đau của ngày hôm qua, quên đi bất hạnh của quá khứ, dốc hết sức để nắm bắt hiện tại, chỉ khi bạn đi về phía trước, thì đau khổ cũng sẽ lùi về phía sau.
Lâm Ngữ Đường, một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc từng nói rằng “điều đáng sợ nhất là đắm chìm vào quá khứ và quay lưng lại với tương lai”. Một trong những điều quan trọng nhất của cuộc đời con người là phải biết từ bỏ những thứ không cần thiết, buông bỏ những hoang tưởng vô nghĩa và những điều phiền nhiễu là cách sống của người thông minh.
Người ta thường khuyên rằng “đừng sợ tương lai, đừng nghĩ về quá khứ”. Lưu giữ ký ức càng nhiều, tương lai càng có thể làm tổn thương bạn. Ký ức càng chi tiết thì bạn càng dễ tạo ra một cái lồng suy nghĩ, bị mắc kẹt trong đó và càng ngày càng bị mắc kẹt sâu hơn.
Nhà tâm lý học Basel van der Cock từng kể câu chuyện của một du khách, David. Năm 23 tuổi, David làm nhân viên cứu hộ ở một bể bơi. Một ngày nọ, một nhóm thanh thiếu niên uống rượu, xảy ra xô xát và đánh nhau trong hồ bơi.
Cho rằng bể bơi là nơi cấm khách uống rượu đến, David đã bước tới can ngăn. Kết quả là, thay vì chú ý đến những lời can ngăn của anh, một trong số những người trong nhóm bắt đầu tấn công anh ta.
Trong lúc gây gỗ, một trong số những người trong nhóm đã đâm vào mắt trái David bằng một chai rượu bị vỡ trong cuộc hỗn loạn, và mắt trái của cậu ấy từ đó đã mất đi ánh sáng.
Sau đó, trong 30 năm, David nghĩ về sự cố đáng tiếc đó hầu như mỗi ngày. Anh ta thậm chí có thể nhớ lại chi tiết các sự kiện đó một cách rõ ràng, bao gồm cả hình ảnh và âm thanh, cũng như những suy nghĩ trong đầu anh ta tại thời điểm đó.
Tệ hơn nữa, anh ta trở thành một người không thể kiểm soát được dưới sự dày vò của quá khứ khó chịu đó. Anh thường xuyên trút giận trong lòng với những người xung quanh, luôn thô bạo với con cái và thỉnh thoảng lại cáu gắt với vợ.
Van der Cock nói: “Thực ra, không phải vết đâm vào mắt trái thực sự khiến cuộc sống của David sau này mất cân bằng, mà là sự việc xảy ra trong quá khứ mà anh ấy không bao giờ muốn bỏ qua”.
Đúng vậy, trong cuộc đời, ai cũng sẽ không tránh khỏi những lần vấp ngã, gian nan lớn nhỏ. Nhắc lại quá khứ nhiều lần sẽ chỉ khiến quá khứ đọng lại trong tâm trí bạn và khiến tương lai bạn trở nên lộn xộn.
Có một câu ngạn ngữ phương Tây nói rằng: “đừng bao giờ khóc vì một ly sữa bị đổ”. Quá khứ đã qua, dù tốt hay xấu thì việc níu kéo cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Trong nửa sau của cuộc đời, đừng đắm chìm vào những điều không vui trong quá khứ và những hối tiếc trong quá khứ.
Đừng cạnh tranh với quá khứ và hành hạ bản thân bằng những ký ức đau buồn. Hãy buông bỏ những gì đã xảy ra và nhất tâm hướng về phía trước, để bạn có thể sống tốt hơn cho hiện tại và tương lai.
Nhiều khi, lý do khiến người ta yếu lòng là vì họ không muốn buông tay. Không thể chịu đựng được một mối quan hệ không phù hợp, không thể buông bỏ một người cũ đã ra đi. Những người đã chia tay trong cuộc đời bạn, dù bạn có nghĩ mãi cũng không thể quay lại lần nữa. Ngay cả khi bạn có thể quay trở lại, nó cũng sẽ không còn như trước đây nữa.
Kỉ niệm là con đường không có đường quay lại, tất cả những gì trong quá khứ đều không thể lấy lại được. Quá khứ dù đẹp đến đâu cũng chỉ là quá khứ, khi người từng sống trong trái tim bạn thuở ban đầu ra đi, cũng đừng quá buồn. Điều thực sự đáng để bạn quan tâm và trân trọng luôn là những gì hiện tại và những con người trước mặt bạn.
Có một người sinh ra trong một gia đình giàu có, nửa đời đầu không lo nghĩ. Sau đó, gia đình của ông tan vỡ trong một cuộc chính biến, và anh phải chạy trốn khắp nơi và sống một cuộc sống nghèo khó và vất vả.
Qua một đêm, từ người giàu có quyền thế trở thành người nghèo không có gì, cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong một thời gian dài, anh ta bị trầm cảm và suy sụp về tinh thần, luôn chìm trong những bất hạnh trong quá khứ và không còn chút hy vọng vào cuộc sống hiện tại.
Rồi một hôm, khi anh ta đi dạo một mình, đi ngang qua cánh đồng lúa mì vừa bị ngập nước, và thấy một người nông dân đang cày ruộng.
Anh tò mò hỏi người nông dân: “Hoa màu chết rồi, sao anh còn cày ruộng?”.
Người nông dân ngước nhìn anh ta và nói: “Hoa màu đã tàn, nhưng ruộng vẫn còn đó”.
Anh ta hỏi lại: “Vậy thì anh không chán nản và cảm thấy buồn vì hoa màu chết sao?”.
Người nông dân trả lời: “Lúc đầu tôi cũng buồn, nhưng nỗi buồn không thể làm cho cây trồng hồi sinh, sau này không thể cho tôi cơm ăn áo mặc”.
Nghe lời bác nông dân nói vậy, anh đứng trên bờ ruộng chợt nhận ra: Mải mê quá khứ chỉ có thể khiến người ta càng ngày càng không hài lòng với hiện tại, và khó có thể nhìn thấy tương lai.
Kể từ ngày đó, anh chăm chỉ đọc sách, sau này dốc hết tâm sức cho ngành nghiên cứu dược phẩm, và toàn tâm toàn ý phát triển sữa bột dành cho trẻ sơ sinh.
Cuối cùng, anh ấy đã thành lập công ty thực phẩm của riêng mình, anh ấy chính là Henry Nestle, và nhãn hiệu sữa bột của anh ấy có tên là Nestle đang bán chạy trên thị trường.
Người càng dễ buông bỏ càng nhanh thành công. Cuộc sống luôn chuẩn bị cho chúng ta nhiều vấn đề, bài kiểm tra không chỉ là khả năng giải quyết vấn đề mà còn là thái độ đối mặt với chúng.
Có câu nói “một cuốn sách không nên được đọc ngược, và một người không nên sống vì quá khứ”. Đời người thực chất là một quá trình buông bỏ quá khứ và hướng về phía trước.
Mê đắm quá khứ một cách mù quáng sẽ chỉ bị quá khứ trói buộc, bỏ lại nỗi đau của ngày hôm qua, quên đi bất hạnh của quá khứ, dốc hết sức để nắm bắt hiện tại, cuộc sống sẽ bất ngờ mở ra và bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn.
Ý nghĩa thực sự của hạnh phúc nằm ở chỗ nỗ lực hết mình để tiến về phía trước, và sự khôn ngoan của cuộc sống nằm ở chỗ nhìn về phía trước mà không bị phân tâm.
Trong nửa sau của cuộc đời, dù cuộc sống ra sao cũng đừng mù quáng vùi đầu vào quá khứ, hãy vứt bỏ những sự kiện đã qua và tiến về phía trước với những bước tiến dài. Suy cho cùng, khi con người ta đi về phía trước, thì đau khổ cũng sẽ lùi về phía sau.
Nguồn: aboluowang-Khải Minh biên tập/vandieuhay