Những người có trí tuệ cảm xúc cao đều có khả năng ‘làm chủ thiên hạ’. Họ đều áp dụng định luật 8-2
1.TRONG GIAO TIẾP, HÃY NGHE 8 PHẦN VÀ NÓI 2 PHẦN
Trong giao tiếp, lắng nghe có sức mạnh và quan trọng hơn là trò chuyện rất nhiều lần.
Carnegie từng nói: “Chỉ cần bạn là một người biết lắng nghe, thì số bạn mà bạn quen được trong hai tuần sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần so với số bạn mà bạn quen trong hai năm bằng cách thu hút sự chú ý.”
Một lần Carnegie đến New York tham gia một bữa tiệc quan trọng. Ở đây ông gặp một nhà thực vật học nổi tiếng thế giới.
Suốt bữa tiệc, Carnegie chỉ giao tiếp vỏn vẹn vài câu với nhà thực vật học. Nhưng đến cuối bữa tiệc, nhà thực vật học lại hết lời khen ngợi Carnegie với người chủ trì bữa tiệc. Ông nói rằng Carnegie là một người “truyền lửa” cho bữa tiệc ngày hôm nay và là một “bậc thầy giao tiếp.”
Carnegie không hề trò chuyện nhiều với nhà thực vật học. Ông đơn thuần chỉ yên lặng lắng nghe, nhưng lại giành được sự tôn trọng của nhà thực vật học.
Thực ra, ý nghĩa thực sự của giao tiếp không phải là cố tìm cách giao lưu trò chuyện tương tác không ngừng, mà là dùng cả con tim để lắng nghe một cách chân thành.
Nếu bạn muốn đến gần với mọi người hơn, hãy lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện của họ và hạn chế nói về bản thân mình.
Nghe tám phần nói hai phần, là một loại trí tuệ trong giao tiếp.
2. KHI GẶP MẶT, 8 PHẦN GẬT ĐẦU 2 PHẦN LẮC
Khi gặp gỡ trò chuyện với ai, thay vì cật lực phủ nhận điều mà họ nói, bạn hãy gật đầu nhiều hơn.
Khi phải đối mặt với những lời phủ nhận chế giễu liên tiếp, nhiều người cười không có nghĩa là không để tâm, mà đơn giản chỉ vì họ không muốn trở mặt.
Có một câu nói rất hay: “Người ta chửi bạn một câu, bạn chửi lại người ta một câu đó gọi là cãi nhau. Khi có người khen bạn một câu, bạn khen lại người ta một câu, đây gọi là xã giao.”
Nếu bạn hắt nước lạnh vào người khác quá nhiều, khi cái lạnh chạm đến trái tim họ, họ sẽ không bao giờ đến gần bạn nữa.
Bất kể bạn kết giao với ai, nếu bạn trân trọng mối quan hệ đó, bạn cần phải khen ngợi, khẳng định tán đồng và động viên đối phương nhiều hơn.
Tám điểm gật đầu tán thưởng, hai điểm lắc đầu phê bình, biết đối nhân xử thế thì dẫu quen bao lâu cũng sẽ không nhàm chán.
3.TRONG CUỘC SỐNG, BAO DUNG 8 PHẦN, TỰ TRÁCH 2 PHẦN
Trong quá trình trưởng thành, chúng ta thường sống trong sự kỳ vọng của người khác, đồng thời cũng đánh giá quá cao bản thân mình.
Nhưng một khi những kỳ vọng sụp đổ, chúng ta sẽ vô thức rơi vào muộn phiền và tự trách bản thân. Và hầu hết những phiền não trong cuộc sống đều bắt nguồn từ điều này.
Chắc chắn không sai khi muốn nỗ lực làm tốt một việc gì đó, nhưng nếu vì không đạt được kết quả như mong đợi mà khiến bản thân rơi vào trạng thái tiêu cực thì bạn thực sự đang quá hà khắc với chính mình.
Trên đời này chẳng có thứ gì là trọn vẹn cả. Thất vọng và sai lầm đều luôn tồn tại song song nhau, hà tất cứ phải cố chấp níu giữ những muộn phiền. Thay vì cứ cố chấp giữ những đớn đau mệt mỏi trong lòng để dày vò bản thân, chi bằng hãy buông bỏ nó, cho bản thân thêm một cơ hội làm lại.
Cuộc sống cần có sự bao dung, hãy cứ thử dung hòa những lỗi lầm với chính mình. Đừng quá cưỡng cầu, bởi thứ gì gượng ép đều không hạnh phúc. Hãy cho mình tám phần khoan dung, biết đâu bạn lại có thể sống đơn giản và hạnh phúc hơn nhiều.
Hãy đối với bản thân, tám phần khoan dung và hai phần tự trách bạn
4. ĐỐI NHÂN, 8 PHẦN THIỆN LƯƠNG, ĐỪNG QUÊN 2 PHẦN SẮC SẢO
Hồi đi học, Phương luôn nhớ đến chữ “lương thiện” mà cha mẹ đã dạy cho, nên cô giúp các bạn cùng phòng quét nhà, giặt quần áo và trải ga giường.
Phương đã trở thành người được chào đón nhất trong ký túc xá, nhưng đồng thời cũng trở thành bao cát cho mọi người trút giận.
Cho đến sau này, khi sự biết ơn biến thành phẫn nộ, bản thân Phương không khỏi thở dài: “Giờ tôi thực sự đã trở thành một kẻ rẻ tiền rồi”.
Điều mà Phương gặp phải, chúng ta ít nhiều cũng đã trải qua. Đối xử lương thiện với người khác là đúng. Nhưng tốt quá mức, không sắc sảo thì chỉ có thể tự mình chịu khổ.
Nếu một mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự kiên nhẫn, thì chỉ cần một chút bất cẩn cũng đủ để tan vỡ.
Muốn mở rộng các mối quan hệ, hãy cố gắng thân thiện nhất có thể. Nhưng không được hạ thấp mình, chúng ta cần phải có lập trường. Nỗ lực hòa hợp không đồng nghĩa với việc đánh mất cái tôi nhẫn nhịn ấm ức chịu đựng một mình.
Tốt vừa phải, nhiệt tình vừa phải, trao cho người khác tám phần thiện lương, giữ lại hai phần sắc sảo để bảo vệ giới hạn của mình bạn nhé.
5. KẾT BẠN THÂN MẬT 8 PHẦN, GIỮ KHOẢNG CÁCH 2 PHẦN
Tình bạn giữa các quý ông nhạt như nước. Vì nhạt nên không chóng chán, bởi vậy mới có thể bền lâu.
Tôi luôn cảm thấy là bạn bè thân thiết thì không nên giữ khoảng cách, tốt nhất là không giấu giếm nhau điều gì
Nhưng sau này tôi mới thấy, dù là một người bạn tốt đến đâu, cũng nên giữ một khoảng cách thích hợp. Thân thiết quá dễ vô tình xâm phạm không gian riêng tư của người khác, dẫn đến xung đột.
Gần gũi thân mật tám phần thôi, chừa hai phần làm ranh giới. Thân mật gần gũi vừa đủ mới là cách dung hòa tốt nhất giữa những người bạn.
Đình Trọng / Trí thức trẻ