Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Hầu hết người lớn không nên dùng aspirin để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

Dịch tử “Most adults shouldn't take daily aspirin to prevent heart attack,                         panel says-Kaitlin Sullivan-October 21, 2021


Từ lâu chúng ta đã được khuyến cáo uống aspirin liều lượng thấp hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch, nhưng vào ngày 19 thang 10 vừa qua một Tổ chức có ảnh hưởng đã thay đổi hướng dẫn nói trên.

Tổ chức trên là một Hội đồng Chuyên gia Độc lập có tên là  US Preventive Serice Task Force đã đưa ra một bản dự thảo hướng dẫn cập nhật nói rằng hầu hết người lớn không nên dùng aspirin để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên (first heart attack or stroke)

Hường dẫn  trước đây đã đưa ra khuyến cáo về việc dùng hàng ngày aspirin liều lượng thấp  cho những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim (heart attack) hoặc đột quỵ (stroke) trong vòng một thập kỷ tới và không có nguy cơ chảy máu (bleeding) cao

Hướng dẫn cập nhật  khuyến cáo rằng chỉ những người lớn ở độ tuổi 40 và 50 mới nên dùng aspirin như một biện pháp phòng ngừa nếu bác sĩ xác định họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao  và aspirin có thể làm giảm nguy cơ này mà không gây rủi ro chảy máu đáng kể. (Hướng dẫn trước đây không đề cập đến những người  dưới 50 tuổi.) Đối với những người từ 60 tuổi trở lên thì hướng dẫn cập nhật khuyên họ không nên khởi sự dùng aspirin để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên. Dự thảo hướng dẫn cập nhật  không áp dụng cho những người đã từng lên cơn đau tim hoặc đột quỵ và Hội đổng Chuyên gia Độc lập vẫn khuyên họ nên tiếp tục dùng aspirin để phòng ngừa.

Bác sĩ Erin Michos-- phó giám đốc khoa tim mạch dự phòng tại bệnh viện Johns Hopkins Ciccarone và  không thuộc Hội đồng Chuyên gia Độc lập nói trên -- cho biết: “Đối với bất kỳ ai đang sử dụng aspirin vì đã lên cơn đau tim hoặc đột quỵ, thì aspirin là loại thuốc rất quan trọng”. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và theo dữ liệu gần đây nhất thì hiên naycó 29 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đang sử dụng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tim mặc dù họ không có tiền sử về bệnh này. Aspirin hoạt động như một chất chống đông máu, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Cục máu đông cắt đứt lưu lượng máu đến tim dẫn đến nhồi máu cơ tim còn cục đông máu  cắt đứt lưu lượng máu lên não sẽ gây ra đột quỵ. Mục đích  của  việc dùng aspirin liều lượng thấp hàng ngày là giảm nguy cơ hình thành cục máu đông tức giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nhưng  cơ chế  cho phép aspirin ngăn ngừa hình thành cục máu đông này cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu (bleeding) của một người  vì nó ngăn không cho máu đông lại ở các vết thương.


Theo các nghiên cứu gần đây đươc thông báo cho Hội đồng Chuyên gia Độc lập nói trên thì đối với hầu hết những người khỏe mạnh, nguy cơ chảy máu do aspirin cao hơn lợi ích của việc ngăn ngừa cục máu đông. Vì vì lý do này hội American Heart Associationthe American College of Cardiology đã cùng  đưa ra một khuyến cáo tương tự vào năm 2019, nói rằng những người từ 70 tuổi trở lên không nên dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ vì nguy cơ xuất huyết tiêu hóa (gastrointestinal bleeding) rất cao so với lợi ích của aspirin

Bác sĩ Chien-Wen Tseng-  giáo sư y học gia đình tại Trường Y John H. Burns thuộc Đại học Hawaii và là thành viên của Hội Đồng Chuyên gia Độc lập nói trên —cho biết “Aspirine chỉ có lợi cho những ai có nguy cơ gia tăng mắc bệnh tim. Không nên khởi sự uống aspirin chỉ vì đat tới một tuổi nhất định nào đó”

Theo hướng dẫn cập nhật, lợi ích của việc uống aspirin liều lượngthấp hàng ngày  là nhỏ đối với hầu hết mọi người từ 40 đến 59 tuổi, trong khi nguy cơ mắc các vấn đề về chảy máu cao hơn. Tuy nhiên, aspirin vẫn có thể được sử dụng cho một số người trong độ tuổi này:đó là những người vừa có nguy cơ bị lên cơn đau tim hoặc đột quỵ cao trong vòng một thập kỷ tới vừa không có nguy cơ cao bị rối loạn chảy máu. (Từng bị loét dạ dày, dùng thuốc chống đông máu  và bị rối loạn đông máu đều tăng nguy cơ xuất huyết.) Những người trên 60 tuổi không nên dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên, vì những người lớn tuổi đã có sẵn nguy cơ chảy máu cao  . Thay vào đó, họ nên nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược phòng ngừa khác.

Bác sĩ  Michos cho biết  hướng dẫn trước đây về  việc sử dụng aspirin hàng ngày trong nhiều thập kỷ qua đã dựa vào nghiên cứu được thực hiện trước khi có những phương pháp phòng ngừa khác. Bà nói: “Hiện nay chúng ta đã đat được rất nhiều tiến bộ về các liệu pháp y tế khác và các hướng dẫn trước đây về aspirin đã được triển khai trong quá trình thử nghiệm trước khi statin được sử dụng rộng rãi và việc hút thuốc lá phổ biến hơn. Trong y học hiện đại aspirin không còn có lợi ích mạnh mẽ cho việc phòng ngừa ban đầu như trước đây nữa ”. Tầm soát các bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và tăng huyết áp, cũng như sử dụng statin để kiểm soát cholesterol, có thể là những lựa chọn gây ít rủi ro hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch ở một số người.

Liệu thay đổi lối sống có hết sức quan trọng không?

Theo bác sĩ Tseng “Lối sống là cách lớn nhất để ngăn ngừa bệnh tim. Ngay cả đối với những người có lợi ích lớn hơn nguy cơ , việc dùng aspirin vẩn là đứng hàng đầu trước tất cà mọi thứ như dinh dưỡng tốt, tập thể dục, tránh căng thẳng và ngừng hút thuốc

Tuy nhiên, lợi ích chống đông máu của aspirin vẩn vượt xa nguy cơ chảy máu đối với nhiều người. Các bác sĩ Michos và Tseng nhấn mạnh rằng những người này nên nói chuyện với bác sĩ của họ về việc liệu một liều lượng nhỏ aspirin hàng ngày vẫn còn có thể có lợi cho họ hay không.

 Đây chỉ là biện pháp phòng ngừa ban đầu (primary prevention), nghĩa là cho những người chưa trải qua giải phẫu bắc cầu, đặt stent hoặc những biến cố về tim. Bác sĩ Michos nhấn mạnh “ Đối với những người đã trải qua biến cố và đang đươc chúng tôi cố gắng ngăn chặn một biến cố khác xẩy ra cho họ thì họ vẩn nên tiếp tục dùng aspirin ”

Dự thảo hướng dẩn cập nhật  trên đây được mở rộng để lấy ý kiến từ công chúng, các chuyên gia và các tổ chức nghề nghiệp, mặc dù hướng dân mới này được cho là sẽ không gây thay đổi đáng kể.  Bác sĩ Tseng cho biết “Trong hầu hết mọi trường hơp  các bản dự thảo đươc đưa ra là khá hoàn chỉnh, vì chúng tôi đã cố gắng tận dụng tất cả các thông tin có được và xem xét những gì chúng tôi thấy cần thay đổi để làm cho thông điệp đươc rõ ràng hơn

NBNtintuccanien