Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Mẹo đơn giản chữa khó thở tại nhà

Khó thở là triệu chứng điển hình mà hầu hết người bệnh tim mạch nào cũng sẽ gặp phải. Cùng với những biện pháp điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng ngay 10 mẹo chữa khó thở cực đơn giản trong bài viết sau. 

Áp dụng các mẹo chữa khó thở sẽ giúp bạn giảm triệu chứng này hiệu quả

Áp dụng các mẹo chữa khó thở sẽ giúp bạn giảm triệu chứng này hiệu quả

1- Tập hít thở sâu

Hít thở sâu và dài sẽ giúp bạn lấy được nhiều Oxy vào phổi hơn. Đây là cách đơn giản giúp cải thiện nhanh tình trạng khó thở. Sau đây là cách hít thở sâu đúng:

  • Hãy nằm ở tư thế thoải mái (tốt nhất là không gian thoáng mát, thoáng gió), đặt 2 tay lên bụng.
  • Hít một hơi sâu bằng mũi đến khi không khí đầy khoang phổi của bạn.
  • Giữ nguyên từ 2 - 3 giây rồi từ từ thở ra bằng miệng.
  • Lặp lại động tác hít thở sâu trong 7 - 10 phút

Lưu ý với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính nếu tập hít thở sâu thì cần hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp. Bởi thực hiện không đúng có thể gây ra tình trạng tăng thể tích phổi quá mức.

2- Ưỡn ngực về phía trước

Đây là tư thế giúp cơ thể thư giãn và chức năng phổi làm việc tốt hơn. Cách thực hiện mẹo chữa khó thở này như sau:

  • Ngồi trên ghế, thẳng lưng
  • Hơi ưỡn ngực về phía trước, lòng bàn chân chạm đất.
  • Chống khủy tay lên đầu gối hoặc dùng hai tay giữ cằm.
  • Thả lỏng phần vai và cổ.

3-Dùng cơ hoành để thở 

Để thực hiện kỹ thuật dùng cơ hoành để thở, có 2 điều bạn cần nhớ là hít thở sâu và thời gian khi hít vào phải ngắn hơn thời gian để thở ra. Các chuyên gia cho rằng, việc thở ra lâu hơn sẽ truyền thông tin đến não bộ là cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi.

4 bước thực hiện mẹo chữa khó thở bằng cơ hoành là:

  • Ngồi thẳng lưng và phình bụng để thả lỏng, sau đó đặt tay lên ngực và bụng để cảm nhận chuyển động.
  • Hít vào từ từ bằng mũi, cảm nhận hơi thở làm đầy dạ dày. Lúc này, dạ dày căng lên đẩy bàn tay đặt trên bụng cao hơn còn bàn tay đặt ở ngực vẫn giữ nguyên vị trí.
  • Khi thở ra, siết cơ bụng để đẩy không khí khỏi dạ dày nhưng vẫn giữ nguyên vùng ngực.
  • Bạn có thể tập từ 5 - 10 phút mỗi ngày, khi đã quen có thể tập thở bằng cơ hoành ngay cả khi đang đứng hoặc nằm.

Tập thở bằng cơ hoành cũng là cách chữa bệnh khó thở tại nhà rất tốt

Tập thở bằng cơ hoành cũng là cách chữa bệnh khó thở tại nhà rất tốt

4-Xông mũi bằng hơi nước

Nhiệt độ và hơi ẩm từ nước giúp phá vỡ chất nhầy trong phổi để việc hít thở dễ dàng hơn. Để xông mũi bằng hơi nước đúng cách, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đun nóng nước và đổ vào một cái bát lớn (có thể cho thêm những loại tinh dầu có tác dụng thư giãn như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp).
  • Trùm một chiếc khăn qua đầu, sau đó cúi mặt cách bát nước khoảng 7 - 10cm để xông hơi.
  • Thực hiện xông mũi từ 7 - 10 phút một lần.

Lưu ý: bạn giữ khoảng cách từ mặt đến bát nước vừa đủ để tránh bị bỏng mà vẫn cảm nhận được luồng hơi nước ấm.

5- Thở mím môi

Cách chữa bệnh khó thở này sẽ giúp làm chậm nhịp thở, tăng lượng oxy đến phổi và giải phóng không khí bị kẹt trong phổi. Cách thực hiện như sau:

  • Ngồi trong tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai của bạn.
  • Hít thở bằng mũi từ từ trong hai nhịp (đến khi bạn cảm thấy không khí tràn đầy lồng ngực).
  • Sau đó mím môi (giống như bạn huýt sáo) và thở ra từ từ và chậm rãi.

Bạn có thể thực hiện thở mím môi bất cứ khi nào cảm thấy khó thở (khi nằm ngủ, mang vác vật nặng, leo cầu thang…).

6- Đứng thẳng lưng

Đứng thẳng lưng (nên dựa vào tường) là tư thế giúp cơ thể thư giãn và mở rộng đường hô hấp. Để thực hiện tư thế này, bạn hãy làm như sau:

  • Đứng dựa lưng và hông vào tường.
  • Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng bàn tay trên đùi.
  • Hơi nghiêng người về phía trước, vai và tay buông lỏng trước mặt.
  • Thực hiện từ 5 - 10 phút cho đến khi bạn cảm thấy hít thở dễ hơn.

7-Nằm ở tư thế thoải mái

Đây là phương pháp chữa khó thở khi ngủ rất hiệu quả, giúp bạn không phải thức giấc liên tục và làm tăng chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy tham khảo ngay 2 tư thế dưới đây:

  • Tư thế 1: Nằm ngửa và kê cao gối ở đầu sao cho phần lưng được giữ thẳng. Bạn có thể kê thêm 1 chiếc gối ở dưới đầu gối.
  • Tư thế 2: Nằm nghiêng và để gối giữa hai chân. Đồng thời, kê cao đầu bằng gối sao cho lưng thẳng.

Bạn có thể thử cả hai tư thế, sau đó chọn tư thế nào khiến bạn cảm giác thoải mái nhất.

Nằm đúng tư thế sẽ giúp giảm tình trạng khó thở khi ngủ

Nằm đúng tư thế sẽ giúp giảm tình trạng khó thở khi ngủ

8- Uống trà gừng

Uống trà gừng nóng giúp giảm khó thở do nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, uống một ly trà gừng nóng sẽ giúp bạn bình tĩnh và cải thiện chức năng thở tốt hơn. Nếu không thể pha trà gừng thì bạn có thể ăn trực tiếp gừng tươi.

Cách pha trà gừng đơn giản:

  • Đun sôi 150ml nước với 2 - 3 lát gừng tươi trong 5 phút. Bạn có thể cho thêm một chút mật ong và chanh để vị trà ngon hơn.
  • Gừng có tính nóng, vì vậy chỉ nên dùng từ 2 - 3 ly trà gừng mỗi ngày.

9- Chống tay lên bàn

Tư thế này cũng giúp cơ thể thư giãn và giúp phổi có thể lấy được nhiều oxy hơn. Bạn cần một một chiếc bàn (hoặc bất kỳ vật gì bằng phẳng, thấp hơn vai của bạn) và thực hiện như sau:

  • Đứng chống tay hoặc khuỷu tay của bạn lên bàn, cố gắng giữ cho cổ bạn thoải mái nhất.
  • Tựa đầu vào cánh tay và thư giãn vai. 
  • Tập trung hít thở sâu.

 (theo suytim.co)